Văn Yên là huyện miền núi của tỉnh Yên Bái, có 12 dân tộc anh em cùng chung sống, trong đó, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50%, chủ yếu là người Dao. Xác định xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm nghèo nhanh và bền vững, các cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Văn Yên luôn quan tâm, chú trọng công tác phát triển đảng viên, đặc biệt là đảng viên người dân tộc thiểu số.
Theo báo cáo của huyện Văn Yên, từ năm 2015 đến nay, toàn huyện có hơn 1.400 quần chúng được kết nạp Đảng, trong đó gần 550 đảng viên là người dân tộc thiểu số, chiếm gần 40%. Văn Yên hiện có 24 xã và một thị trấn với 172 chi bộ thôn, tổ dân phố. Toàn huyện có 156 trưởng thôn, bản, tổ dân phố là đảng viên, chiếm hơn 90%. Nhờ làm tốt công tác phát triển Đảng, nhiều năm qua, địa bàn huyện không còn thôn, bản không có đảng viên.
Ông Nguyễn Trọng Thủy, Thủ trưởng Cơ quan Tổ chức - Nội vụ huyện Văn Yên cho biết, công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số được huyện coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bởi đảng viên dân tộc thiểu số là cầu nối trong việc tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Họ hiểu tiếng nói, phong tục tập quán của đồng bào mình nên khi vận động nhân dân xóa bỏ thủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế rất thuận lợi.
Công tác phát triển Đảng được huyện Văn Yên tập trung vào hai nội dung đó là số lượng và chất lượng. Về số lượng, huyện quan tâm đến việc tạo nguồn đảng viên để đảm bảo chi bộ bền vững; thường xuyên chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo vận động học sinh đồng bào dân tộc thiểu số theo học hết bậc Trung học Phổ thông nhằm nâng cao trình độ học vấn, nhận thức và tạo nguồn phát triển Đảng. Về chất lượng, huyện quan tâm đào tạo đảng viên có trình độ văn hóa, học vấn tốt...
Để đảm bảo chất lượng của các tổ chức cơ sở Đảng, Huyện ủy Văn Yên đã phân công mỗi đồng chí trong Ban Thường vụ phụ trách một Đảng bộ cơ sở; phân công cấp ủy viên phụ trách Đảng ủy xã, thị trấn và đảng viên của các cơ quan, đơn vị phụ trách thôn, bản. Họ là những hạt nhân, sợi dây kết nối đảm bảo thông tin hai chiều kịp thời từ huyện tới thôn và từ thôn lên tới huyện.
Xã Viễn Sơn là một trong những địa phương điển hình của huyện Văn Yên về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. Địa bàn xã có 4 dân tộc chung sống, trong đó đồng bào Dao chiếm trên 75%, còn lại các dân tộc Tày, Nùng, Kinh. Với đặc thù là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của người dân còn hạn chế, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để tuyên truyền người dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, vai trò của mỗi đảng viên, đặc biệt đảng viên người dân tộc thiểu số rất quan trọng. Nhận thức điều đó, Đảng ủy, chính quyền xã Viễn Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm thu hút đồng bào dân tộc thiểu số ưu tú tham gia vào tổ chức cơ sở Đảng tại các chi bộ thôn.
Nhiệm kỳ 2015-2020, Viễn Sơn đã kết nạp được 52 đảng viên, đạt 104%, vượt chỉ tiêu so với mục tiêu đại hội đề ra; trong đó, tỷ lệ đảng viên người dân tộc thiểu số chiếm 61,5%. Trong năm 2019, toàn xã đã kết nạp được 10 đảng viên; trong đó, 4 đảng viên là đồng bào dân tộc thiểu số đều có trình độ học vấn 12/12 và một đảng viên có trình độ đại học. Toàn xã có 4/5 thôn có trưởng thôn là đảng viên người dân tộc, chiếm 80%. Đây là sự nỗ lực lớn trong công tác phát triển Đảng của một xã vùng cao đặc biệt khó khăn như Viễn Sơn.
Ông Trần Ngọc Trác, Bí thư Đảng ủy xã Viễn Sơn cho biết, công tác xây dựng Đảng được xã tập trung vào việc tạo nguồn. Bởi lẽ Viễn Sơn là xã đặc biệt khó khăn, việc làm cho thanh niên còn hạn chế, hầu hết thanh niên sau khi học xong phổ thông sẽ đi tìm việc làm mới tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, gây khó khăn về nguồn nhân lực ưu tú để giới thiệu vào Đảng. Xác định khó khăn trên, Đảng bộ xã đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể giao chỉ tiêu đến các chi bộ để tạo nguồn; yêu cầu các chi bộ thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, lý tưởng cách mạng cho quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Từ đó, tạo niềm tin cho nhân dân, thanh niên đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.
Để tạo việc làm, thu hút lao động tại địa phương, xã xác định quế là cây trồng cây xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của người dân. Theo đó, xã đã vận động người dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng quế. Đến nay, toàn xã có hơn 2.600 ha quế. Đặc biệt, xã đang hướng tới phát triển quế hữu cơ đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Xã tuyên truyền người dân phát triển chăn nuôi, trồng cây dược liệu… Hiện xã có 5 mô hình chăn nuôi gia trại, một hợp tác xã, 5 tổ hợp tác giống cây dược liệu, một công ty chiết xuất tinh dầu quế và một doanh nghiệp tư nhân thu mua bao tiêu sản phẩm quế vỏ… tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Qua đó, nhiều thanh niên ưu tú đã ở lại địa phương làm việc và được giới thiệu vào Đảng. Họ đã giúp đỡ nhiều gia đình trong thôn phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả, điển hình như đảng viên Nguyễn Tòn Lớ, thuộc Chi bộ thôn Khe Lợi. Anh Lớ được kết nạp Đảng năm 2010. Là đảng viên người Dao, anh thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về các mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt phát triển cây quế; vận động đồng bào chú trọng đầu tư phân bón để cây quế sinh trưởng, phát triển tốt.
Anh Lớ chia sẻ, điều vui nhất là anh đã tuyên truyền, vận động được gia đình ông Nguyễn Kim Hín đầu tư phân bón phát triển cây quế. Đến nay, nhà ông Hín có 20 ha quế, từ một gia đình khó khăn, năm 2020, gia đình ông Hín đứng trong tốp 10 gia đình có kinh tế ổn định nhất thôn Khe Lợi. Anh đang tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân noi gương ông Hín để phát triển kinh tế.
Anh Nguyễn Tòn Năm cũng là người con của dân tộc Dao. Anh được kết nạp Đảng năm 2019 tại Chi bộ thôn Khe Lợi. Trước đây, anh học Đại học Văn hóa Hà Nội. Sau khi học xong, nhận thấy xã của mình còn nghèo, anh muốn trở về quê hương để giúp đỡ người dân phát triển kinh tế. Theo anh Năm, người dân trong xã chủ yếu sống nhờ vào cây quế. Để cây quế sinh trưởng tốt, cây giống rất quan trọng nên anh đã tìm tòi thông tin trên mạng, áp dụng khoa học kỹ thuật chăm sóc giống và học hỏi kinh nghiệm từ các hộ làm giống khác nhằm tìm ra phương pháp tạo giống tốt nhất. Hiện nay, giống quế của anh chủ yếu cung cấp cho người dân trong xã và một số xã lân cận.
Có thể nói, công tác xây dựng và phát triển Đảng tại xã Viễn Sơn đã góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Hiện nay, xã Viễn Sơn đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; từng bước nâng cao đời sống của người dân, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 34 triệu đồng/năm và giảm gần 11% hộ nghèo mỗi năm.
Thời gian tới, Viễn Sơn xác định lấy chất lượng đảng viên làm trọng tâm, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển Đảng và giao chỉ tiêu cho các chi bộ thôn. Xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế để thu hút lao động, giữ chân thanh niên ở lại quê nhà khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm cấp ủy chi bộ trong công tác phát triển Đảng, gắn trách nhiệm của các Bí thư chi bộ đối với công tác này.
Ông Nguyễn Trọng Thủy, Thủ trưởng Cơ quan Tổ chức - Nội vụ huyện Văn Yên cho biết, công tác phát triển đảng viên vùng đồng bào dân tộc thiểu số được huyện coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm. Bởi đảng viên dân tộc thiểu số là cầu nối trong việc tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đến với người dân. Họ hiểu tiếng nói, phong tục tập quán của đồng bào mình nên khi vận động nhân dân xóa bỏ thủ tục lạc hậu, phát triển kinh tế rất thuận lợi.
Công tác phát triển Đảng được huyện Văn Yên tập trung vào hai nội dung đó là số lượng và chất lượng. Về số lượng, huyện quan tâm đến việc tạo nguồn đảng viên để đảm bảo chi bộ bền vững; thường xuyên chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo vận động học sinh đồng bào dân tộc thiểu số theo học hết bậc Trung học Phổ thông nhằm nâng cao trình độ học vấn, nhận thức và tạo nguồn phát triển Đảng. Về chất lượng, huyện quan tâm đào tạo đảng viên có trình độ văn hóa, học vấn tốt...
Để đảm bảo chất lượng của các tổ chức cơ sở Đảng, Huyện ủy Văn Yên đã phân công mỗi đồng chí trong Ban Thường vụ phụ trách một Đảng bộ cơ sở; phân công cấp ủy viên phụ trách Đảng ủy xã, thị trấn và đảng viên của các cơ quan, đơn vị phụ trách thôn, bản. Họ là những hạt nhân, sợi dây kết nối đảm bảo thông tin hai chiều kịp thời từ huyện tới thôn và từ thôn lên tới huyện.
Xã Viễn Sơn là một trong những địa phương điển hình của huyện Văn Yên về xây dựng tổ chức cơ sở Đảng. Địa bàn xã có 4 dân tộc chung sống, trong đó đồng bào Dao chiếm trên 75%, còn lại các dân tộc Tày, Nùng, Kinh. Với đặc thù là xã có đông đồng bào dân tộc thiểu số, nhận thức của người dân còn hạn chế, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn. Để tuyên truyền người dân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, phát triển kinh tế, vai trò của mỗi đảng viên, đặc biệt đảng viên người dân tộc thiểu số rất quan trọng. Nhận thức điều đó, Đảng ủy, chính quyền xã Viễn Sơn đã có nhiều giải pháp nhằm thu hút đồng bào dân tộc thiểu số ưu tú tham gia vào tổ chức cơ sở Đảng tại các chi bộ thôn.
Nhiệm kỳ 2015-2020, Viễn Sơn đã kết nạp được 52 đảng viên, đạt 104%, vượt chỉ tiêu so với mục tiêu đại hội đề ra; trong đó, tỷ lệ đảng viên người dân tộc thiểu số chiếm 61,5%. Trong năm 2019, toàn xã đã kết nạp được 10 đảng viên; trong đó, 4 đảng viên là đồng bào dân tộc thiểu số đều có trình độ học vấn 12/12 và một đảng viên có trình độ đại học. Toàn xã có 4/5 thôn có trưởng thôn là đảng viên người dân tộc, chiếm 80%. Đây là sự nỗ lực lớn trong công tác phát triển Đảng của một xã vùng cao đặc biệt khó khăn như Viễn Sơn.
Ông Trần Ngọc Trác, Bí thư Đảng ủy xã Viễn Sơn cho biết, công tác xây dựng Đảng được xã tập trung vào việc tạo nguồn. Bởi lẽ Viễn Sơn là xã đặc biệt khó khăn, việc làm cho thanh niên còn hạn chế, hầu hết thanh niên sau khi học xong phổ thông sẽ đi tìm việc làm mới tại các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, gây khó khăn về nguồn nhân lực ưu tú để giới thiệu vào Đảng. Xác định khó khăn trên, Đảng bộ xã đã xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể giao chỉ tiêu đến các chi bộ để tạo nguồn; yêu cầu các chi bộ thường xuyên giáo dục chính trị tư tưởng, lý tưởng cách mạng cho quần chúng nhân dân, nhất là thế hệ trẻ. Từ đó, tạo niềm tin cho nhân dân, thanh niên đối với vai trò lãnh đạo của Đảng.
Để tạo việc làm, thu hút lao động tại địa phương, xã xác định quế là cây trồng cây xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu của người dân. Theo đó, xã đã vận động người dân chuyển đổi diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng quế. Đến nay, toàn xã có hơn 2.600 ha quế. Đặc biệt, xã đang hướng tới phát triển quế hữu cơ đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế. Xã tuyên truyền người dân phát triển chăn nuôi, trồng cây dược liệu… Hiện xã có 5 mô hình chăn nuôi gia trại, một hợp tác xã, 5 tổ hợp tác giống cây dược liệu, một công ty chiết xuất tinh dầu quế và một doanh nghiệp tư nhân thu mua bao tiêu sản phẩm quế vỏ… tạo việc làm cho hàng trăm lao động tại địa phương.
Qua đó, nhiều thanh niên ưu tú đã ở lại địa phương làm việc và được giới thiệu vào Đảng. Họ đã giúp đỡ nhiều gia đình trong thôn phát triển kinh tế và mang lại hiệu quả, điển hình như đảng viên Nguyễn Tòn Lớ, thuộc Chi bộ thôn Khe Lợi. Anh Lớ được kết nạp Đảng năm 2010. Là đảng viên người Dao, anh thường xuyên tuyên truyền cho nhân dân về các mô hình phát triển kinh tế, đặc biệt phát triển cây quế; vận động đồng bào chú trọng đầu tư phân bón để cây quế sinh trưởng, phát triển tốt.
Anh Lớ chia sẻ, điều vui nhất là anh đã tuyên truyền, vận động được gia đình ông Nguyễn Kim Hín đầu tư phân bón phát triển cây quế. Đến nay, nhà ông Hín có 20 ha quế, từ một gia đình khó khăn, năm 2020, gia đình ông Hín đứng trong tốp 10 gia đình có kinh tế ổn định nhất thôn Khe Lợi. Anh đang tiếp tục tuyên truyền cho nhân dân noi gương ông Hín để phát triển kinh tế.
Anh Nguyễn Tòn Năm cũng là người con của dân tộc Dao. Anh được kết nạp Đảng năm 2019 tại Chi bộ thôn Khe Lợi. Trước đây, anh học Đại học Văn hóa Hà Nội. Sau khi học xong, nhận thấy xã của mình còn nghèo, anh muốn trở về quê hương để giúp đỡ người dân phát triển kinh tế. Theo anh Năm, người dân trong xã chủ yếu sống nhờ vào cây quế. Để cây quế sinh trưởng tốt, cây giống rất quan trọng nên anh đã tìm tòi thông tin trên mạng, áp dụng khoa học kỹ thuật chăm sóc giống và học hỏi kinh nghiệm từ các hộ làm giống khác nhằm tìm ra phương pháp tạo giống tốt nhất. Hiện nay, giống quế của anh chủ yếu cung cấp cho người dân trong xã và một số xã lân cận.
Có thể nói, công tác xây dựng và phát triển Đảng tại xã Viễn Sơn đã góp phần thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh quốc phòng trên địa bàn. Hiện nay, xã Viễn Sơn đạt 11/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới; từng bước nâng cao đời sống của người dân, thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 34 triệu đồng/năm và giảm gần 11% hộ nghèo mỗi năm.
Thời gian tới, Viễn Sơn xác định lấy chất lượng đảng viên làm trọng tâm, hàng năm xây dựng kế hoạch phát triển Đảng và giao chỉ tiêu cho các chi bộ thôn. Xã tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế để thu hút lao động, giữ chân thanh niên ở lại quê nhà khởi nghiệp. Bên cạnh đó, nâng cao trách nhiệm cấp ủy chi bộ trong công tác phát triển Đảng, gắn trách nhiệm của các Bí thư chi bộ đối với công tác này.
Việt Dũng - Đinh Thùy
TTXVN