Lan tỏa giá trị thương hiệu truyền thống đặc trưng hàng hóa của Nghệ An

Một trong những nét nổi bật của Chương trình OCOP là bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của từng địa phương. Hiện, tỉnh Nghệ An đang phát triển sản phẩm OCOP theo một số nhóm sản phẩm ưu tiên như nông nghiệp, phi nông nghiệp; dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương; trong đó, chú trọng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng.

Nâng tầm giá trị sản phẩm

Phúc An Farm của Công ty cổ phần sản xuất thương mại dịch vụ và đầu tư Lộc Phát là thương hiệu đi đầu trong việc sản xuất các sản phẩm quà tặng nông sản truyền thống của tỉnh Nghệ An. Các sản phẩm của Phúc An Farm được làm từ nguyên liệu sen bản địa, tuyển chọn và chăm sóc kỹ lưỡng. Kết hợp bàn tay thủ công của người dân và khoa học công nghệ tiên tiến nhất cho ra đời sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao nhưng vẫn giữ nguyên hương vị, độ dinh dưỡng và giá trị của những nguyên liệu tươi ngon.

potal-nghe-an-phat-trien-thuong-mai-dien-tu-cho-san-pham-ocop-7563929.jpg
Các sản phẩm OCOP 4 sao từ sen của Phúc An Farm đã có mặt khắp nơi trên cả nước thông qua xúc tiến thương mại. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Với mục tiêu “tái sinh” nghề trồng sen truyền thống, tạo thêm việc làm cho bà con địa phương vừa có vùng nguyên liệu ổn định, Công ty đã liên kết với nhiều hộ nông dân ở thành phố Vinh, huyện Diễn Châu, Nam Đàn, Hưng Nguyên trồng 13 ha sen với rất nhiều giống sen.

Đến nay, Công ty đã cho ra mắt 15 dòng sản phẩm chế biến từ sen; trong đó có các sản phẩm đặc trưng chủ đạo như: tâm sen, hồng liên trà, mộc liên trà, trà ướp hoa sen, trà lá sen, củ sen sấy… và các loại mứt từ nông sản khác. Các sản phẩm của Phúc An Farm đạt chứng nhận OCCOP 3 sao cấp tỉnh, một số sản phẩm được xuất khẩu đi Mỹ, Úc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Lào.

Anh Nguyễn Xuân Huy, nhà sáng lập Phúc An Farm cho biết: “Phúc An Farm không chỉ mang lại hương vị đặc trưng của sen Nghệ An mà còn gửi tới khách hàng góc nhìn sâu sắc về văn hóa và truyền thống của quê hương xứ Nghệ. Doanh nghiệp cũng mong muốn được tỉnh Nghệ An hỗ trợ xây dựng thương hiệu để đưa các sản phẩm Sen trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng kết hợp xây dựng tour gắn với việc mua sắm các sản phẩm từ sen nhằm tăng trải nghiệm, chất lượng dịch vụ phục vụ du khách”.

Để nâng cao chất lượng cũng như quảng bá sản phẩm từ sen đến người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh, Công ty đã hoàn thiện đầy đủ các quy trình về đăng ký bao bì, nhãn mác, tem truy xuất nguồn gốc… Mục tiêu thời gian tới của Công ty ngoài mở rộng diện tích trồng sen lên 18ha, thay đổi mẫu mã hấp dẫn, bắt mắt còn nghiên cứu thêm các dòng sản phẩm mới như nhãn bọc sen, hạt sen sấy…. đáp ứng nguồn cung cho khách hàng.

Tại bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu (Nghệ An) đồng bào dân tộc Thái nơi đây luôn trân trọng nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc, của gia đình như một di sản văn hóa quý giá.

Nét độc đáo của thổ cẩm Hoa Tiến, là bảo tồn những giống tằm địa phương cùng quá trình canh tác dâu, trồng bông thủ công. Bà con nơi đây biết sử dụng một số nguyên liệu tự nhiên từ cây, củ, quả có sẵn trong vườn, trong rừng để chế thuốc nhuộm màu. Đến nay, Hoa Tiến đã chế được 52 màu để nhuộm cho nhiều chất liệu (vải tằm thô, lụa, vải bông, vải linen).

Bên cạnh đó, người Thái ở Hoa Tiến còn bảo lưu kỹ thuật dệt - nhuộm với độ tỉ mỉ và hoàn thiện cao điển hình kỹ thuật dệt ikat, tạo ra các hoa văn độc đáo trên các tấm vải, khăn. Các sản phẩm từ Hoa Tiến rất đặc trưng, với vải có độ thô nhất định từ chất liệu, đường thêu chắc chắn, màu nhuộm tự nhiên đa dạng, bền đẹp với thời gian.

Hiện nay, ngoài những sản phẩm truyền thống như: váy, áo, khăn piêu..., Hợp tác xã làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến đã thiết kế, gia công nhiều sản phẩm có giá trị như: khăn dệt tơ tằm, khăn lụa, túi ví, giày dép thổ cẩm, thú bông, các sản phẩm trang trí trong nhà như vỏ gối, khăn trải bàn...

Nghệ nhân dân gian Sầm Thị Bích, Giám đốc Hợp tác xã làng nghề thổ cẩm Hoa Tiến chia sẻ, hợp tác xã luôn tiếp thu, sáng tạo được những hoa văn mới, những mặt hàng thổ cẩm có tính ứng dụng cao để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, cho ra những sản phẩm phù hợp, đáp ứng từng phân khúc mà thị trường cần.

Để lan tỏa giá trị thương hiệu hàng hóa trên thị trường, hợp tác xã đã đưa sản phẩm lên nhiều kênh online, áp dụng marketing, giới thiệu, quảng bá sâu rộng sản phẩm đến với khách hàng trong và ngoài nước. Giờ đây thương hiệu “Hoa Tien Brocade” đã vươn xa hơn thông qua các hoạt động du lịch, thương mại, liên kết với các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống từ hợp tác xã và các dân tộc ở nhiều địa phương khác và xuất đi các nước Châu Âu.

Hỗ trợ sản phẩm lan tỏa

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại nhằm tăng cường quảng bá, giới thiệu, phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP của tỉnh Nghệ An được thực hiện với nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

potal-nghe-an-phan-dau-co-it-nhat-650-san-pham-ocop-7438520.jpg
Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Mom Beauty, phường Hưng Lộc, thành phố Vinh, chuyên sản xuất các sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng, Công ty tạo việc làm ổn định cho 20 lao động, thu nhập hơn 6 triệu đồng/người/tháng. Ảnh: Vũ Sinh - TTXVN

Trong năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư tỉnh Nghệ An đã tham mưu tổ chức nhiều Hội nghị kết nối, xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tại nhiều tỉnh, thành phố trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó, tổ chức nhiều hoạt động livestream bán nông đặc, sản phẩm OCOP trên nền tảng TikTok và các nền tảng mạng xã hội; tổ chức chương trình giới thiệu sản phẩm OCOP, đặc sản tỉnh Nghệ An vào hệ thống Siêu thị GO! Vinh, Siêu thị LOTTE Marth Vinh. Từ đó, các sản phẩm nông đặc sản của địa phương sẽ tạo được sự lan tỏa rộng khắp đến người tiêu dùng cả nước.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vietravel cho biết, “Tôi rất ấn tượng với các sản phẩm OCOP từ sen và một số sản phẩm đặc trưng của Nghệ An. Chất lượng sản phẩm OCOP cũng như mẫu mã, bao bì đã được nâng cao và cải thiện, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ hình thành nên những sản phẩm mới, không chỉ thuần túy dựa trên những giá trị bản địa mà thực sự đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng hiện đại”.

Ở góc độ hỗ trợ cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã, ông Nguyễn Mạnh Lợi – Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Nghệ An cho biết: “Trung tâm đã và đang tổ chức lồng ghép một số hoạt động xúc tiến du lịch với hoạt động xúc tiến thương mại và xúc tiến đầu tư. Nhờ kết hợp với du lịch, các địa phương đã thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua các đặc sản địa phương, sản phẩm làng nghề tại các phiên chợ vùng cao, các gian hàng tại các tỉnh, thành phố trên cả nước hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững. Qua đó, góp phần thúc đẩy các địa phương tích cực tham gia sản xuất các sản phẩm thế mạnh cũng như phát triển kinh tế”.

potal-nghe-an-da-dang-cac-san-pham-ocop-lam-qua-tet-7168813.jpg
Đa dạng sản phẩm OCOP làm quà Tết. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Bên cạnh đó, ông Lợi cũng khuyến nghị các chủ thể phải quan tâm hơn nữa trong vấn đề xây dựng thương hiệu, khẳng định rõ thương hiệu của mình gắn với truy xuất nguồn gốc cũng như các tiêu chuẩn, chứng chỉ đã được đáp ứng; mạnh dạn đầu tư dây chuyền thiết bị tiên tiến, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất, chế biến sản phẩm cũng như kinh phí để tham gia các hội chợ, hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm được tổ chức trên địa bàn tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước; tham gia chuỗi thương mại điện tử sản phẩm OCOP, giới thiệu sản phẩm trên trang thương mại điện tử website: ketnoiocop.vn, postmart.vn, voso.vn… nhằm tăng cường các hoạt động quảng bá, xúc tiến giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm.

potal-quang-ba-tieu-thu-san-pham-ocop-va-dac-san-nghe-an-7767812.jpg
Sản phẩm giò me Châu Hường đạt OCOP 3 sao được quảng bá, tiêu thụ tại Siêu thị LOTTE Mart Vinh. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục tăng cường các chương trình xúc tiến thương mại thị trường trong nước thông qua xây dựng, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại tập trung, quy mô lớn, mang tính liên kết vùng cho sản phẩm, ngành hàng có thế mạnh của vùng tại các thị trường mục tiêu, tăng cường sự phối kết hợp nguồn lực từ các hoạt động xúc tiến và từ các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, tổ chức quốc tế…; kết hợp có hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại với xúc tiến đầu tư, văn hóa, du lịch... Đây cũng là cách đi bền, chắc của hàng Việt nói chung và sản phẩm OCOP nói riêng.

Về phía các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đã tích cực giới thiệu, hỗ trợ các hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia các chương trình giao thương, kết nối cung cầu, quảng bá, tiêu thụ hàng hóa. Ngành Công thương cũng đã đẩy mạnh hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất tiếp cận nguồn vốn khuyến công của huyện, tỉnh để đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất tiên tiến, nâng cao năng suất, sản lượng, chất lượng hàng hóa.

Bích Huệ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

200 gian hàng sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt

200 gian hàng sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt

Tối 24/12, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức khai mạc chương trình Trưng bày giới thiệu và xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP Festival hoa Đà Lạt năm 2024 tại công viên Trần Quốc Toản, thành phố Đà Lạt.

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Độc đáo canh gà rượu Bâu bổ dưỡng của người Dao Thanh Y

Tại chân núi Yên Tử, cộng đồng người Dao Thanh Y tuy không quá đông nhưng bà con nơi đây vẫn duy trì sinh hoạt và phát huy được nét đẹp văn hóa đậm đà bản sắc, trở thành một phần không thể thiếu khi nói về những giá trị văn hóa phi vật thể của thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.

Kon Tum tăng cường thu hút, xúc tiến đầu tư

Kon Tum tăng cường thu hút, xúc tiến đầu tư

Từ đầu năm đến nay trên địa bàn Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y, các Khu công nghiệp, Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Kon Tum đã làm tốt công tác thu hút đầu tư, xúc tiến đầu tư. Cụ thể, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh Kon Tum trong năm cấp Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận đầu tư, chứng nhận đầu tư cho 07 dự án…..Hiện tại, các khu kinh tế, khu công nghiệp hiện có 98 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư hơn 2.487 tỷ đồng.

"Thủ phủ" nho Ninh Thuận chuẩn bị cho vụ Tết năm 2025

"Thủ phủ" nho Ninh Thuận chuẩn bị cho vụ Tết năm 2025

Thời điểm này, các nhà vườn, trang trại, hợp tác xã trồng nho tại “thủ phủ” nho Ninh Thuận đang tất bật chăm sóc các giống nho, ăn tươi mới chất lượng cao để kịp chín, sẵn sàng đón khách đến tham quan và thưởng thức nho ngay tại vườn nhân dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa

Chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa

Tỉnh Thái Nguyên với trên 22.300 ha chè, sản lượng mỗi năm đạt trên 272.000 tấn, dẫn đầu cả nước về sản xuất chè. Tuy nhiên, sản phẩm chè Thái Nguyên vẫn chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa, xuất khẩu chè của tỉnh có sản lượng và giá trị thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh.

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Hướng đi riêng cho dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp Minh Lãng

Nghề thêu ở xã Minh Lãng (huyện Vũ Thư, Thái Bình) có từ khá sớm, khoảng 200 năm về trước. Những năm gần đây do khó khăn về thị trường, nghề thêu truyền thống ở Minh Lãng bị mai một dần. Để giữ gìn nghề truyền thống của cha ông, nghệ nhân Nguyễn Cao Bính (thôn Bùi Xá, xã Minh Lãng) luôn tâm huyết và tìm hướng đi riêng bằng dòng tranh thêu nghệ thuật cao cấp.

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Làng miến Chi Lăng “sáng đèn” chạy đơn hàng Tết

Thời điểm giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, làng miến Chi Lăng tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk lại “sáng đèn” cả ngày lẫn đêm để “chạy” đơn hàng Tết. Sau hàng chục năm hình thành và phát triển, người làm miến ở Chi Lăng không chỉ giữ được nghề truyền thống mà còn hướng đến sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Cây quế Yên Bái được chế biến thành 50 loại sản phẩm, trong đó có 28 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên. Ảnh: TTXVN phát

Yên Bái xây dựng kênh quảng bá, xúc tiến xuất khẩu các sản phẩm quế

Có diện tích trồng quế lớn nhất miền Bắc, tỉnh Yên Bái đang nỗ lực gia tăng giá trị cây quế theo hướng đa dạng các sản phẩm chế biến sâu từ quế. Đồng thời không ngừng mở rộng diện tích trồng quế hữu cơ nhằm đáp ứng yêu cầu khắt khe về chất lượng quế xuất khẩu và nâng cao hiệu quả kinh tế cây quế ở Yên Bái.

Hải Dương bảo tồn và gìn giữ nghề rèn Kim Tân huyện Tứ Kỳ

Hải Dương bảo tồn và gìn giữ nghề rèn Kim Tân huyện Tứ Kỳ

Tỉnh Hải Dương với hàng chục nghề truyền thống tồn tại hàng trăm năm trở lại đây. Nghề truyền thống không những giải quyết cho nhiều lao động ở địa phương mà còn đem lại nhiều tác phẩm cũng như vật dụng thiết thực trong đời sống. Tuy nhiên, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước những thách thức, nguy cơ mai một nếu không có giải pháp thiết thực để bảo tồn và gìn giữ nghề truyền thống này.

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao

An Giang phấn đấu đến năm 2025, toàn tỉnh có 220 sản phẩm thuộc Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đạt chứng nhận “Sản phẩm OCOP” từ 3 sao trở lên; trong đó, có 11 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 5 sao cấp quốc gia. Tỉnh đang tập trung rà soát, hỗ trợ các sản phẩm đạt tiềm năng 5 sao để trình Trung ương công nhận nhằm bảo đảm mục tiêu kế hoạch đề ra.

Với hơn 72 km bờ biển, có các cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh, Sóc Trăng hiện là nơi hội tụ nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển kinh tế biển.

Khởi sắc kinh tế vùng ven biển Sóc Trăng

Nằm cuối lưu vực sông Hậu, Sóc Trăng là địa phương có vùng biển rộng khoảng 30.000 km2, chiều dài bờ biển trên 72 km với 3 cửa sông chính ra Biển Đông là Định An, Trần Đề và Mỹ Thanh. Đây là lợi thế không chỉ ở vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh mà còn là ở tiềm năng để phát triển kinh tế biển.

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc phục vụ tết ở Đồng Tháp

Nhộn nhịp làng nghề khô cá lóc phục vụ tết ở Đồng Tháp

Làng nghề khô cá lóc xã Phú Thọ, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Nhãn hiệu chứng nhận “khô Phú Thọ”, có gần 200 hộ sản xuất, chủ yếu là khô cá lóc, sản lượng bình quân đạt hơn 608 tấn cá khô/năm. Thị trường tiêu thụ chính của sản phẩm khô cá lóc là ở các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam bộ và Tp. Hồ Chí Minh. Thu nhập bình quân mỗi hộ làm nghề khô cá lóc là 200 triệu đồng/năm. Sau khi nước lũ rút, làng nghề làm khô cá lóc xã Phú Thọ nhộn nhịp, chuần bị số lượng lớn khô phục vụ tết 2025.

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Lần tiên đầu tổ chức Liên hoan ẩm thực các món ăn chế biến từ cây chè

Ngày 16/12, tại thành phố Thái Nguyên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Liên hoan ẩm thực mang chủ đề “Trải nghiệm xứ trà, đậm đà bản sắc” với sự tham gia của 120 người đến từ 36 đội thuộc các huyện, thành phố, đơn vị, nhà hàng…

Làng mộc truyền thống Thái Yên 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

Làng mộc truyền thống Thái Yên 400 năm tuổi vào mùa sản xuất hàng Tết

Làng mộc Thái Yên (xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) là làng nghề có truyền thống gần 400 năm tuổi, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ gỗ. Những ngày này, các cơ sở sản xuất ở làng mộc Thái Yên đang khẩn trương sản xuất các đơn hàng phục vụ dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

An Giang nghiên cứu 2 giống lúa lai có khả năng nhân rộng trong mùa nước nổi

Tận dụng mùa nước nổi kéo dài từ 5- 6 tháng, người dân trên cồn Phước sống dọc theo sông Mỹ Luông, xã Mỹ An, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang gieo trồng lúa mùa nổi. Đây là giống lúa độc đáo, trong suốt quá trình canh tác không cần bón phân, xịt thuốc, làm cỏ. Khi lúa chín, người dân chỉ cần ra đồng thu hoạch, giá bán cao gấp đôi so với lúa cao sản thông thường.

Nhiều hộ dân ở Thanh Hóa giảm nghèo nhờ trồng cây vầu

Nhiều hộ dân ở Thanh Hóa giảm nghèo nhờ trồng cây vầu

Người dân khu vực biên giới tỉnh Thanh Hóa luôn xem cây vầu là loại cây lâm nghiệp phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và cho thu nhập cao hơn so với các loại cây khác. Chính vì vậy ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã tập trung mở rộng diện tích và đầu tư phục tráng rừng vầu, vận động người dân trồng cây vầu gắn với phát triển mô hình sinh kế.

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Nâng tầm vị thế sâm Ngọc Linh

Ngày 10/12, tại làng Tu Thó (xã Tê Xăng), Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum) tổ chức Hội thảo “Sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam nhìn từ góc độ lịch sử, khoa học và thực tiễn”.

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Gia Lai xây dựng mã số vùng trồng cho nông sản chủ lực

Trước yêu cầu ngày càng cao của thị trường xuất khẩu, những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã và người dân ở tỉnh Gia Lai đã đẩy mạnh việc xây dựng mã số vùng trồng cho các nông sản chủ lực. Từ đó, nhiều nông sản của tỉnh Gia Lai đã được xuất khẩu chính ngạch tới các thị trường trên thế giới.

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Sẽ tổ chức nhiều chương trình nông sản, sản phẩm OCOP chào năm mới 2025

Dịp cuối năm 2024, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch Hà Nội sẽ tổ chức nhiều chương trình liên quan đến tiêu thụ nông sản, sản phẩm OCOP và văn hóa, du lịch. Đây là các hoạt động có ý nghĩa đón chào năm mới 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ, chào mừng Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ 2025-2030.

Các đội thi thể hiện phần thi tiểu phẩm với hình thức sân khấu hóa, qua đó giới thiệu, phản ánh đặc điểm, tình hình, thực trạng các nội dung có liên quan về chương trình OCOP của địa phương mình. Ảnh: Huỳnh Anh - TTXVN

Cà Mau trao đổi kinh nghiệm, kiến thức về sản phẩm OCOP

Sau một ngày diễn ra sôi nổi, chiều 7/12, Hội thi “Tuyên truyền về Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Cà Mau năm 2024” đã chính thức bế mạc. Hội thi thu hút 9 đội dự thi, với hơn 100 thí sinh tham gia. Mỗi đội tham gia 3 phần thi: tiểu phẩm, kiến thức và xử lý tình huống. Giải nhất hội thi đã thuộc về đội đến từ huyện Trần Văn Thời; giải nhì thuộc về 2 đội đến từ huyện Đầm Dơi, Thới Bình… Ngoài ra, Ban tổ chức còn trao giải diễn viên xuất sắc, đội có kịch bản hay nhất, đội xử lý tình huống hay nhất.

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Khai mạc Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch

Tối 5/12, tại Quảng trường Vạn Xuân, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, Trung tâm xúc tiến thương mại, Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên tổ chức khai mạc “Festival nông sản, OCOP, làng nghề gắn kết du lịch - Thái Nguyên năm 2024”.

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Đột phá phát triển nông sản chủ lực ở Yên Bái

Khai thác lợi thế để không ngừng nâng cao chất lượng, số lượng các sản phẩm nông nghiệp đặc sản trở thành hàng hóa, tỉnh Yên Bái kịp thời hỗ trợ mạnh mẽ những cơ sở chế biến nhằm nâng tầm giá trị sản phẩm và kết nối thị trường tiêu thụ, tạo bước đột phá phát triển bền vững nông sản chủ lực trên địa bàn tỉnh.

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Đắk Lắk gỡ khó để phát triển bền vững ngành hàng yến sào

Tỉnh Đắk Lắk là một trong 10 tỉnh, thành phố có số lượng nhà yến và sản lượng yến cao nhất cả nước. Tỉnh có nhiều dư địa phát triển ngành hàng yến sào, do đó, số nhà yến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tăng nhanh trong những năm gần đây. Tuy nhiên, để phát triển bền vững ngành hàng yến sào, tỉnh Đắk Lắk đối diện với nhiều khó khăn, vướng mắc, đòi hỏi sớm có các giải pháp gỡ khó cho ngành hàng này.

Thanh Hóa bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Thanh Hóa bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Bình Phước phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực

Bình Phước phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực

Tỉnh Bình Phước có tổng diện tích cây công nghiệp lâu năm chủ lực gồm có cây điều, cây cao su, cây tiêu và cây cà phê với hơn 419.000 ha, trong đó cây cao su chiếm 26%, cây điều chiếm 50,6% diện tích cả nước. Do vậy, Bình Phước triển khai đồng bộ các giải pháp để phát huy lợi thế phát triển cây công nghiệp chủ lực.