Nghệ nhân người Bahnar Kriêm ở thôn Hà Ri giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc mình. Ảnh: Lê Phước Ngọc - TTXVN

Cơ hội mới cho nghề dệt thổ cẩm Hà Ri ở Bình Định

Dệt thổ cẩm Hà Ri, thôn Hà Ri, xã Vĩnh Hiệp, huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) vừa được UBND tỉnh Bình Định công nhận đạt chuẩn làng nghề theo quy định tại khoản 3, Điều 5 Nghị định số 52/2018-NĐ/CP của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn. Đây là tín hiệu vui và là “luồng sinh khí” mới giúp nghề dệt thổ cẩm tại địa phương vượt qua khó khăn, thách thức, nắm bắt cơ hội để duy trì bền vững, phát huy tối đa giá trị, bản sắc vốn có.

Hòa Bình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Hòa Bình bảo tồn nghề dệt thổ cẩm độc đáo gắn với phát triển du lịch vùng cao

Nhiều năm qua, tỉnh Hòa Bình đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm phát triển làng nghề thổ cẩm truyền thống của các dân tộc Mường, Thái, Dao…, tạo nhiều cơ hội việc làm, giúp người dân tăng thêm thu nhập, từng bước nâng cao đời sống. Việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống đã được các cấp, ngành quan tâm và triển khai hiệu quả, gắn với giá trị văn hóa địa phương, phát triển du lịch.

Chị Neáng Chanh Ty tỷ mẫn bên khung cửi để cho ra đời những tấm lụa thổ cẩm mang thương hiệu “Silk Khmer” nức tiếng gần xa. Ảnh: Công Mạo - TTXVN

Hướng đi mới cho nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Khmer An Giang

Liên kết cùng nhau sản xuất, hỗ trợ nâng cao tay nghề, phát triển các sản phẩm dệt truyền thống đạt chuẩn OCOP là cách mà các nghệ nhân làng dệt thổ cẩm Khmer ở xã Văn Giáo, thị xã Tịnh Biên (An Giang) đang thực hiện nhằm bảo tồn và mang lại sức sống mới cho nghề dệt truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở vùng Bảy Núi An Giang.

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bảo tồn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An

Bản Hoa Tiến, xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An từ lâu được biết đến là một trong những làng nghề dệt thổ cẩm nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái. Trong quá trình phát triển, sự cạnh tranh từ các sản phẩm công nghiệp giá rẻ và sự thờ ơ của thế hệ trẻ khiến nghề dệt truyền thống này đứng trước nguy cơ mai một. Nhận thức rõ ràng về nguy cơ này, người dân và chính quyền địa phương cùng nhau thực hiện nhiều biện pháp cụ thể bảo tồn, phát triển nghề dệt thổ cẩm. Qua đó không chỉ giữ gìn văn hóa truyền thống mà còn tạo thêm nguồn thu nhập ổn định cho người dân trong vùng.

Lan tỏa giá trị thương hiệu truyền thống đặc trưng hàng hóa của Nghệ An

Lan tỏa giá trị thương hiệu truyền thống đặc trưng hàng hóa của Nghệ An

Một trong những nét nổi bật của Chương trình OCOP là bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa những giá trị văn hóa đặc trưng của từng địa phương. Hiện, tỉnh Nghệ An đang phát triển sản phẩm OCOP theo một số nhóm sản phẩm ưu tiên như nông nghiệp, phi nông nghiệp; dịch vụ đặc sắc, truyền thống và có lợi thế ở mỗi địa phương; trong đó, chú trọng phát huy nội lực, gia tăng giá trị, gắn với phát triển cộng đồng.

Gìn giữ văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào Bahnar

Gìn giữ văn hóa dệt thổ cẩm của đồng bào Bahnar

Đối với người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và đồng bào dân tộc Bahnar nói riêng, nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem như “linh hồn” của cả cộng đồng vì mang đậm những nét văn hóa rất riêng. Trước thực trạng thế hệ trẻ ngày càng xa rời những giá trị truyền thống, những nghệ nhân Bahnar lớn tuổi đang nỗ lực truyền đạt nghề dệt thổ cẩm nhằm bảo tồn, phát triển nét văn hóa đặc sắc này.

Gắn bó với khung cửi gần 50 năm, những khi rảnh rỗi, bà H'Blong Knul lại ngồi dệt để giữ nghề truyền thống. Ảnh: Ngọc Đức

Nghệ nhân H’Blong Kul - “giữ lửa” nghề dệt truyền thống của đồng bào Ê-đê

Từ bao đời nay, nghề dệt thổ cẩm đã ăn sâu vào tiềm thức của người phụ nữ và là nét đẹp trong văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ê đê. Tâm huyết với nghề dệt thổ cẩm truyền thống, bà H’Blong Knul ở buôn Ja, xã Ea Trul, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực giữ gìn, thổi "lửa" đam mê giữ nghề dệt cho bà con tại địa phương.
Lạng Sơn mở lớp truyền dạy thực hành nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Nùng Phàn SLình

Lạng Sơn mở lớp truyền dạy thực hành nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Nùng Phàn SLình

Từ đầu tháng 8 đến đầu tháng 9/2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn phối hợp với UBND xã Hải Yến và Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Cao Lộc mở Lớp truyền dạy thực hành nghề thêu, dệt thổ cẩm của người Nùng Phàn SLình (Nùng Cúm Cọt) tại xã cho 28 học viên nữ với những kỹ thuật dệt vải, dệt thổ cẩm, thực hành thêu các họa tiết trên trang phục truyền thống, khăn đội đầu, túi xách và một số sản phẩm lưu niệm. Lớp truyền dạy nhằm bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số gắn với việc liên kết, thúc đẩy hoạt động du lịch của tỉnh, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2023.
Dệt thổ cẩm của người M'nông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Dệt thổ cẩm của người M'nông Bình Phước được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 18/5, chào mừng kỷ niệm 133 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023) và kỷ niệm Ngày Quốc tế Bảo tàng, tỉnh Bình Phước tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận, đưa nghề thủ công truyền thống Dệt thổ cẩm của người M’nông vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia.
Phụ nữ S’tiêng phát huy nét đẹp dệt thổ cẩm

Phụ nữ S’tiêng phát huy nét đẹp dệt thổ cẩm

Hiện nay, tại nhiều thôn, ấp có đông đồng bào dân tộc S’tiêng sinh sống thuộc tỉnh Bình Phước vẫn còn những phụ nữ âm thầm “giữ lửa” nét đẹp truyền thống dệt thổ cẩm của dân tộc. Sản phẩm thổ cẩm được dệt từ đôi bàn tay khéo léo của phụ nữ S’tiêng được xem như "đứa con tinh thần", có nét tinh xảo từ hoa văn đến màu sắc.
Hoạt động dệt thổ cẩm huyện Bá Thước đang phát triển trên địa bàn nhiều xã. Ảnh: baothanhhoa.vn

Phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống gắn với du lịch cộng đồng ở huyện miền núi Bá Thước

Bá Thước là huyện miền núi ở xứ Thanh vẫn còn gìn giữ nhiều nét đặc trưng bản sắc văn hóa của dân tộc, trong đó có nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Thái, người Mường. Để bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm của dân tộc mình, một số hộ gia đình dân tộc Thái, Mường trên địa bàn huyện Bá Thước đã tìm tòi, sáng tạo nhiều sản phẩm phục vụ khách du lịch.
Những nét hoa văn tinh xảo của những tấm thổ cẩm của dân tộc Jrai tại Tây Nguyên. Ảnh: Hồng Điệp – TTXVN

Gìn giữ nét đẹp thổ cẩm của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên

Theo thời gian, nhiều nét văn hóa bản sắc các dân tộc thiểu số của Gia Lai nói riêng và của Tây Nguyên nói chung đang dần mai một vì không có lực lượng kế cận tiếp nối các nghề truyền thống. Tuy nhiên, tại một số buôn làng ở Gia Lai, những khung dệt kẽo kẹt đưa mỗi ngày của các bà, các mẹ vẫn còn với mong mỏi gìn giữ nét đẹp của người phụ nữ Tây Nguyên.
Các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Làng - Ngôi nhà chung của chúng ta” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Các hoạt động tháng 12 với chủ đề “Làng - Ngôi nhà chung của chúng ta” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam

Từ ngày 01/12/2021 – 02/01/2022, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ( Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa với chủ đề “ Làng – Ngôi nhà chung của chúng ta” nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, phong tục tập quán đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần tạo không khí tưng bừng đón chào năm mới 2022.
Người phụ nữ Mường gìn giữ nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống ở Ngọc Lặc

Người phụ nữ Mường gìn giữ nghề dệt vải thổ cẩm truyền thống ở Ngọc Lặc

Dệt vải thổ cẩm là nghề truyền thống lâu đời của phụ nữ các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mường nói riêng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp may mặc, nghề dệt vải thổ cẩm đang dần mai một, nhiều phụ nữ dân tộc Mường xứ Thanh không còn mặn mà với nghề truyền thống của dân tộc.
Bà Thuận Thị Trụ đưa thổ cẩm truyền thống vươn ra thế giới

Bà Thuận Thị Trụ đưa thổ cẩm truyền thống vươn ra thế giới

Sinh ra và lớn lên ở làng Chăm Mỹ Nghiệp, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận) – nơi có nghề dệt thổ cẩm truyền thống từ rất lâu đời, từ nhỏ bà Thuận Thị Trụ (sinh năm 1948) đã học hỏi được nghề dệt thổ cẩm từ người mẹ truyền dạy. Qua năm tháng, bà Trụ đã hiểu rõ từng đường tơ, kẻ chỉ và tự ngồi vào khung cửi dệt nên những sản phẩm thổ cẩm với nét hoa văn độc đáo, mang đậm hơi thở, nét truyền thống của đồng bào Chăm.
Giải "bài toán" bảo tồn văn hóa dệt thổ cẩm ở Gia Lai

Giải "bài toán" bảo tồn văn hóa dệt thổ cẩm ở Gia Lai

Bao đời nay, cùng với các lễ hội truyền thống, dệt thổ cẩm là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung, các dân tộc thiểu số tại tỉnh Gia Lai nói riêng bởi nó mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống của vùng đất, con người nơi đây. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại ngày nay đang khiến văn hóa dệt thổ cẩm đứng trước nguy cơ mai một. Các địa phương trong tỉnh dù đã có nhiều nỗ lực để bảo tồn nét văn hóa này, song đây vẫn là “bài toán” khó có lời giải.
Bà H’Yam (phải), Giám đốc Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông quan sát, hướng dẫn xã viên dệt thổ cẩm. Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Người "giữ lửa" nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Êđê

Trăn trở khi thấy nghề dệt thổ cẩm truyền thống có nguy cơ bị mai một, bà H’Yam Bkrông (sinh năm 1965), buôn Tơng Jú, xã Ea Kao, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, đã khởi xướng thành lập Hợp tác xã Dệt thổ cẩm Tơng Bông. Đến nay, sau 17 năm thành lập và phát triển, hợp tác xã có đầu ra ổn định, giữ gìn được nghề truyền thống của dân tộc Êđê, giúp nâng cao đời sống hội viên phụ nữ dân tộc thiểu số tại chỗ.
Dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc thiểu số huyện Nam Đông. Ảnh: Mai Trang-TTXVN

Thay đổi nhận thức bảo vệ thiên nhiên từ những sản phẩm bền vững

Ngày 30/5, tại khu vực Đại Nội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên- Huế, Viện Nghiên cứu và Phát triển ngành nghề nông thôn Việt Nam phối hợp với Công ty Liên Minh Xanh và Dự án Trường Sơn Xanh của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tổ chức hoạt động “Giới thiệu sản phẩm bền vững”. Những sản phẩm thủ công mỹ nghệ được giới thiệu tới khách du lịch tại đây là kết quả của những khóa đào tạo kỹ thuật nhằm tạo sinh kế bền vững cho người dân, bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên- Huế.
Nghề dệt thổ cẩm của người H’rê là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề dệt thổ cẩm của người H’rê là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Ngày 25/9, tại Khu Bảo tồn văn hóa làng Teng, xã Ba Thành, UBND huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi, đã công bố quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công nhận nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người H’rê xã Ba Thành là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, dưới sự chứng kiến của hàng trăm người H’rê đang sinh sống tại Quảng Ngãi.
Nghề dệt thổ cẩm của người Pa Kô – Vân Kiều

Nghề dệt thổ cẩm của người Pa Kô – Vân Kiều

Người Pa Kô - Vân Kiều sinh sống trên địa bàn huyện miền núi Đakrông (Quảng Trị) từ lâu đã gắn bó với nghề dệt thổ cẩm truyền thống.Đã có thời điểm, nghề dệt thổ cẩm bị mai một, sản phẩm làm ra không có người mua. Tuy nhiên, thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Pa Kô - Vân Kiều đã được khôi phục và phát triển.
Người dệt thổ cẩm ở Bình Phước chưa thể sống được từ nghề

Người dệt thổ cẩm ở Bình Phước chưa thể sống được từ nghề

Đề án “Bảo tồn và phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào S’tiêng” được Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phê duyệt năm 2015 đang góp phần bảo tồn, gìn giữ bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào S’tiêng. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khá nhiều nghệ nhân, người dệt thổ cẩm chưa thể sống được từ nghề vì đầu ra của sản phẩm gặp không ít khó khăn.
Thổ cẩm Hàm Yên

Thổ cẩm Hàm Yên

Những năm vừa qua, nghề dệt thổ cẩm truyền thống đã được nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở các xã như: Minh Hương, Hùng Đức, Tân Thành, Yên Phú, thị trấn Tân Yên thuộc huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) duy trì và phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống.