Môn thể thao này đã góp phần đẩy mạnh phong trào TDTT, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của đồng bào Nùng.
Đẩy gậy là môn thể thao dường như phù hợp với tố chất của đồng bào dân tộc, miền núi. Trò chơi được thế hệ đi trước truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật thi đấu cho các thế hệ sau, để từ đó phát huy môn thể thao truyền thống của dân tộc mình và đội ngũ kế thừa ở đây ngày càng đông đảo.
Không chỉ những thanh niên cường tráng, khỏe mạnh tìm đến môn thể thao này, mà những người lớn tuổi, người già cũng háo hức tham gia. Những ai không đủ khả năng thi đấu thì làm cổ động viên, cổ vũ hết mình để tăng thêm tinh thần cho những vận động viên khi có các trận đấu.
Đẩy gậy là môn thể thao dường như phù hợp với tố chất của đồng bào dân tộc, miền núi. Trò chơi được thế hệ đi trước truyền dạy kinh nghiệm và kỹ thuật thi đấu cho các thế hệ sau, để từ đó phát huy môn thể thao truyền thống của dân tộc mình và đội ngũ kế thừa ở đây ngày càng đông đảo.
Không chỉ những thanh niên cường tráng, khỏe mạnh tìm đến môn thể thao này, mà những người lớn tuổi, người già cũng háo hức tham gia. Những ai không đủ khả năng thi đấu thì làm cổ động viên, cổ vũ hết mình để tăng thêm tinh thần cho những vận động viên khi có các trận đấu.
Chỉ với một cây gậy thi đấu làm bằng loại gỗ tốt, thẳng hoặc tre già có chiều dài 2m, được sơn 2 màu khác biệt (thường sơn màu đỏ - vàng hoặc đỏ - trắng); thân gậy được làm nhẵn và có đường kính bằng nhau (khoảng 5cm) là đã đủ dụng cụ để bắt đầu trò chơi đẩy gậy.
Đẩy gậy là môn thể thao dân tộc cần đến sức khoẻ và sự khéo léo của mỗi VĐV khi tham gia thi đấu. Sức mạnh là yếu tố cơ bản quyết định sự thắng thua của môn đẩy gậy, nhưng bên cạnh đó những yếu tố quan trọng như: tâm lý, kỹ thuật, kinh nghiệm thi đấu, sự dẻo dai cũng là yếu tố không thể thiếu được của một vận động viên đẩy gậy chuyên nghiệp.
Có những cuộc đẩy gậy giữa những “cao thủ” ngang tài, ngang sức, giằng co không phân thắng bại kéo dài tới vài chục phút. Khi vào trận gặp đối thủ ngang sức, chúng ta sẽ bắt gặp gương mặt các vận động viên đỏ căng tía, trán vã mồ hôi, dồn toàn sức lực để gì tay gậy mặc sức cho bên ngoài vòng là tiến hò reo cổ vũ, tiếng trống dồn của các cổ động viên tạo một bầu không khí sôi động ở một vùng quê yên bình. Theo quy định luật chơi, bên nào chân chạm vào vạch hoặc bị đẩy ra khỏi vòng tròn trước là thua cuộc. Mỗi trận thi đấu đẩy gậy thường diễn ra trong 2 - 3 hiệp. Kết thúc trận đấu, trọng tài chính và 2 VĐV mặt hướng về Ban tổ chức trọng tài chính hai tay cầm tay 2 VĐV, giơ tay VĐV thắng cuộc lên cao, sau đó các VĐV rời sân.
Hiện nay, không chỉ dừng lại ở trò chơi, đẩy gậy đã được đưa vào thi đấu mang tính chuyên nghiệp trong các cuộc thi thể thao. Là một môn thể thao dân tộc được phát triển rộng rãi trong thời gian gần đây, đẩy gậy chính thức là một trong 40 môn thể thao nằm trong hệ thống thi đấu và tổ chức của Đại hội TDTT toàn quốc hàng năm.
Thể dục, thể thao là lĩnh vực đặc biệt được Đảng, Nhà nước khuyến khích hỗ trợ phát triển, nhằm phát triển đời sống tinh thần của đồng bào DTTS. Trong đó nhấn mạnh thể dục, thể thao được tập trung phát triển TDTT vùng dân tộc thiểu số bằng việc phát triển các môn thể thao truyền thống.
Thể dục, thể thao là lĩnh vực đặc biệt được Đảng, Nhà nước khuyến khích hỗ trợ phát triển, nhằm phát triển đời sống tinh thần của đồng bào DTTS. Trong đó nhấn mạnh thể dục, thể thao được tập trung phát triển TDTT vùng dân tộc thiểu số bằng việc phát triển các môn thể thao truyền thống.
Theo langvietonline.vn