Thói quen uống rượu làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú

Thói quen uống rượu thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ gây bệnh ung thư vú đối với phụ nữ, nhất là giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Trung tâm Ung thư Aichi, Nhật Bản, thực hiện và công bố mới đây.

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả trên dựa trên việc phân tích dữ liệu theo dõi trong khoảng thời gian 14 năm đối với gần 160.000 phụ nữ, trong đó có 2.200 trường hợp ở độ tuổi tiền mãn kinh.

Cụ thể, số người uống rượu thường xuyên (hằng ngày) có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn 1,37 lần so với người không có thói quen này và số người tiếp nhận 23 gram rượu trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc ung thư vú lên tới 1,74 lần.

Đây được xem là công trình nghiên cứu quy mô lớn đầu tiên tại Nhật Bản trong việc làm rõ tác động của việc uống rượu đối với nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.

Theo ông Keitaro Matsuo, phụ trách Bộ phận nghiên cứu phòng chống ung thư tại Trung tâm Ung thư Aichi, béo phì vốn được xem là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú khoảng 1,5 lần, song ảnh hưởng của việc uống rượu là lớn hơn xét về cả tần suất và mức độ sử dụng. Do đó, những phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh nên giảm việc uống rượu và duy trì khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm dấu hiệu của bệnh ung thư vú.

Phạm Tuân

Tin liên quan

Nguy kịch vì uống rượu ngâm với nấm lạ không rõ nguồn gốc ở Gia Lai

Sáng 11/7, Đại tá, bác sĩ Lê Quyết Thắng, Chủ nhiệm Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Quân y 211, Quân đoàn 3 (đóng trên địa bàn tỉnh Gia Lai) cho biết, các y, bác sĩ của Khoa vừa cấp cứu thành công một bệnh nhân nguy kịch do uống rượu ngâm nấm độc. Đến sáng 11/7, bệnh nhân đã tỉnh táo, ăn uống nhẹ, các chỉ số sinh tồn đều ổn định.


Cảnh báo ngộ độc rượu ngâm củ ấu tẩu

Bác sỹ Đào Ngọc Việt, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa tỉnh Tuyên Quang cho biết: Đơn vị vừa tiếp nhận 2 bệnh nhân bị ngộ độc rượu ngâm củ ấu tẩu là Đoàn Đình Luận và Trần Ngọc Tiềm (cùng trú tại xã Tràng Đà, thành phố Tuyên Quang) trong tình trạng lơ mơ, vã mồ hôi, chân tay lạnh, mạch nhanh, nhỏ khó bắt, huyết áp tụt, da tái nhợt, tê lưỡi, nôn, có cơn ngừng thở kéo dài ở dạng nguy hiểm.


Khuyến cáo người dân không tự ý sử dụng thuốc nam và “rượu thuốc” không rõ nguồn gốc

Bác sĩ Phan Thanh Huy, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lạng Sơn cho biết, ngày 17/4, Khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Đa khoa tỉnh tiếp nhận bệnh nhân Lộc Văn T (43 tuổi, ở Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn) vào viện trong tình trạng hôn mê, thở yếu. Trước khi vào viện 5 giờ, anh T và một người thân cùng uống rượu ngâm quả và cây thuốc phiện. Sau khi uống rượu, anh T thấy mệt mỏi, đau đầu nên đi ngủ.


Uống rượu chừng mực và đều đặn không có tác dụng chống đột quỵ

Cao huyết áp và đột quỵ có nguy cơ tăng dần theo lượng đồ uống có cồn được thu nạp vào cơ thể, và những thông tin trước đó nói rằng việc uống 1-2 hớp rượu mỗi ngày có thể giúp chống lại nguy cơ đột quỵ là không đúng sự thật. Đây là kết quả nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí y khoa The Lancet.


Không bao giờ uống rượu vẫn có thể bị mất trí

Dù uống hơn 14 đơn vị rượu mỗi tuần hay hoàn toàn không đụng đến một giọt rượu nào trong giai đoạn trung niên, thì khi mới "lên lão", bạn vẫn hoàn toàn có thể mắc bệnh mất trí nhớ. Đây là kết luận được các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu y tế và sức khỏe quốc gia Pháp (INSERM) và Đại học London (UCL) công bố trên tạp chí chuyên ngành BMJ, số ra ngày 2/8.



Đề xuất