Liệu pháp laser mức độ thấp điều trị hội chứng bỏng rát miệng

Ngày 20/3, Đại học Do Thái Jerusalem (HU) của Israel cho biết các nhà nghiên cứu ở nước này đã phát hiện ra rằng liệu pháp laser mức độ thấp, còn được gọi là trị liệu quang sinh học (PBM), có thể giúp giảm tức thời hội chứng bỏng rát miệng (BMS).

Hội chứng BMS với đặc trưng là cảm giác nóng rát dai dẳng hoặc bất thường trong miệng. Hội chứng này ảnh hưởng đến hàng triệu người trên toàn thế giới. Cho đến nay, giới y học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân dẫn đến hội chứng này. Các nhà nghiên cứu của Israel đã áp dụng phương pháp điều trị bằng PBM cho 30 người mắc BMS tham gia thử nghiệm và kết quả là họ đã giảm đáng kể mức độ đau rát sau khi trải qua thời gian điều trị tối đa 10 tuần.

PBM là phương pháp điều trị không xâm lấn, sử dụng năng lượng ánh sáng để giúp làm lành các vết thương trên da, mô cơ và các bộ phận khác của cơ thể người. Mặc dù hiệu quả của phương pháp này giảm trong những tuần tiếp theo, nhưng tác động tích lũy đã được ghi nhận, đặc biệt là sau lần điều trị thứ 3. Ngoài ra, PBM còn cho thấy hiệu quả được cải thiện đối với bệnh nhân nam và những người chỉ bị đau ở một bên miệng.

Theo các nhà nghiên cứu, phát hiện của họ mở ra những khả năng mới để hiểu và giải quyết những vấn đề do BMS gây ra, mang lại hy vọng cải thiện các phương pháp điều trị trong tương lai.

Văn Khoa

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Các nhà nghiên cứu Australia tìm ra cách vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Các nhà nghiên cứu Australia tìm ra cách vô hiệu hoá các đột biến gene gây ung thư

Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà nghiên cứu của Trung tâm Ung thư Peter MacCallum ở thành phố Melbourne (Australia) đã chứng minh rằng có thể sử dụng công cụ chỉnh sửa gene mạnh mẽ CRISPR để vô hiệu hoá các đột biến gene KRAS G12, NRAS G12D và BRAF V600E gây ra ung thư tuyến tụy, đại trực tràng và ung thư phổi.

Hệ lụy sức khỏe từ thói quen nhai đá

Hệ lụy sức khỏe từ thói quen nhai đá

Các chuyên gia về sức khỏe răng miệng cảnh báo rằng thói quen này có thể gây ra nhiều tổn hại cho răng miệng và thậm chí phản ánh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Tế bào gốc hé lộ bí quyết sống thọ trăm tuổi

Tế bào gốc hé lộ bí quyết sống thọ trăm tuổi

Một nhóm các nhà khoa học tại Boston (Mỹ) vừa đạt được bước tiến quan trọng trong việc nghiên cứu về tuổi thọ con người khi thiết lập thành công một ngân hàng tế bào gốc từ máu của những người sống thọ trên 100 tuổi, mở ra cơ hội mới để tìm hiểu các yếu tố góp phần tạo nên cuộc sống khỏe mạnh và trường thọ.

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ so biển

Cảnh báo nguy cơ ngộ độc từ so biển

Sam biển quen thuộc và gắn liền với người dân các địa phương ven biển của tỉnh Nghệ An. Tại các huyện Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và các thị xã Hoàng Mai, Cửa Lò, các món ăn chế biến từ sam biển hiện diện khá đa dạng trong văn hóa ẩm thực của người dân và nằm trong thực đơn của nhiều nhà hàng, khách sạn. Điều đáng lo lắng, trong khi sam biển là loài hải sản không độc, có giá trị dinh dưỡng, thương phẩm thì loài so biển có họ hàng và ngoại hình, màu sắc rất giống con sam lại chứa độc tố tetrodotoxin cực mạnh, có thể gây tử vong khi con người ăn phải.

Nguy cơ đáng báo động từ thói quen ăn đường

Nguy cơ đáng báo động từ thói quen ăn đường

Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Science vừa đưa ra kết luận gây sốc: thói quen ăn ngọt trong hai năm đầu đời có thể làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao ở tuổi trưởng thành.

Những tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư vú

Những tiến bộ vượt bậc trong điều trị ung thư vú

Trong nhiều thập kỷ, ung thư vú luôn là nỗi ám ảnh của phụ nữ, từng bị xem như một “bản án tử hình”. Nhờ những đột phá trong nghiên cứu và ứng dụng y khoa, bức tranh về căn bệnh này đang dần thay đổi. Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, tại Bỉ, quốc gia có tỷ lệ mắc ung thư vú khá cao (với 1/8 phụ nữ mắc bệnh, 2.000 người tử vong vì ung thư vú trong năm 2021), các nhà khoa học và bác sĩ đã không ngừng nỗ lực để tìm ra những phương pháp điều trị hiệu quả hơn, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân.

Thuốc trị tiểu đường Metformin không gây dị tật bẩm sinh ở trẻ

Thuốc trị tiểu đường Metformin không gây dị tật bẩm sinh ở trẻ

Tin vui cho các cặp vợ chồng có kế hoạch sinh con khi người chồng đang điều trị tiểu đường bằng Metformin: một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí y khoa danh tiếng The BMJ đã khẳng định rằng việc sử dụng thuốc này không làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ. Kết quả nghiên cứu đã mang lại sự yên tâm cho hàng triệu người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 – dạng phổ biến nhất trong số các loại tiểu đường hiện nay.

Chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát bệnh do virus Marburg

Chủ động giám sát, phát hiện và kiểm soát bệnh do virus Marburg

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tính đến ngày 10/10, tại Rwanda (một quốc gia ở Đông Phi) đã có 58 ca mắc bệnh do virus Marburg, trong đó có 13 trường hợp tử vong, đáng nói có đến 70% số ca mắc là nhân viên y tế. Bệnh do virus Marburg gây ra được đánh giá là bệnh lý nguy hiểm với khả năng lây truyền cũng như tỷ lệ tử vong cao có thể lên tới 88%.

Nguy kịch vì chữa viêm gan B bằng thuốc nam​

Nguy kịch vì chữa viêm gan B bằng thuốc nam​

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, bệnh viện tiếp nhận nhiều trường hợp bệnh nhân nguy kịch vì chữa viêm gan B bằng thuốc nam.

Thiền hiệu quả, an toàn hơn thuốc chống trầm cảm

Thiền hiệu quả, an toàn hơn thuốc chống trầm cảm

Một nghiên cứu mới đã cho thấy phương pháp giảm stress dựa trên chánh niệm (MBSR) có hiệu quả tương đương với thuốc chống trầm cảm escitalopram trong việc giảm các triệu chứng của các rối loạn lo âu như sợ khoảng trống (agoraphobia), rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu lan tỏa, và rối loạn lo âu xã hội.

WHO: Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi vào cuối thế kỷ 21

WHO: Sáng kiến có thể ngăn 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi vào cuối thế kỷ 21

Cấm bán thuốc lá cho những người sinh trong thời gian từ 2006 đến 2010 có thể ngăn được khoảng 1,2 triệu ca tử vong do ung thư phổi vào cuối thế kỷ 21. Đây là kết quả của nghiên cứu mô hình hóa của Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 3/10 trên tạp chí The Lancet Public Health.

Bản đồ não bộ của ruồi giấm. Ảnh: nature

Bản đồ não bộ - cột mốc quan trọng trong nghiên cứu sinh học thần kinh

Ngày 3/10, giới khoa học ghi nhận cột mốc quan trọng trong nghiên cứu sinh học thần kinh khi bản đồ hoàn chỉnh não của ruồi giấm trưởng thành được công bố trên Tạp chí khoa học uy tín Nature. Đây được coi là một kỳ công cung cấp cái nhìn sâu sắc về bộ não của toàn bộ thế giới động vật, trong đó có cả con người.