Ngày 9/1, đại diện lãnh đạo Thành phố Đông Triều, Quảng Ninh xác nhận trên địa bàn xảy ra vụ ngộ độc nghi do uống rượu ngâm rễ cây rừng khiến 5 người nhập viện, trong đó có một người tử vong trên đường đưa đi cấp cứu.
Một nghiên cứu do các nhà khoa học thuộc trường Đại học Tel Aviv (TAU) của Israel thực hiện đã tiết lộ rằng ong vò vẽ phương Đông có khả năng tiêu thụ rượu liên tục và ở nồng độ cao một cách vô hạn mà không hề gặp phải những tác động tiêu cực đến sức khỏe hay tuổi thọ.
Một nghiên cứu mới đây của New Zealand cho thấy dù chỉ uống một lượng vừa phải, song rượu vẫn có thể gây ra một số loại ung thư. Do đó, cần tăng cường hành động nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của rượu.
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 31, sáng 15/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Một nghiên cứu gần đây của Canada cho thấy việc hằng ngày uống một lượng đồ uống có cồn theo mức tiêu chuẩn, ngay cả khi đó là rượu vang đỏ hữu cơ, dù không rút ngắn tuổi thọ của người uống, song cũng không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe nào mà các nghiên cứu trước đây đã đề cập.
Thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An, các y bác sĩ đang tích cực cấp cứu, điều trị cho 5 nạn nhân nghi ngộ độc rượu; trong đó ba người đã tỉnh, hai người đã được lọc máu cấp cứu và theo dõi tích cực.
Hợp chất trong các loại nấm có chứa chất tạo ảo giác giúp những người nghiên rượu nặng giảm bớt hoặc bỏ rượu hoàn toàn trong cuộc thử nghiệm về hợp chất psilocybin đối với chứng nghiện rượu.
Thói quen uống rượu thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ gây bệnh ung thư vú đối với phụ nữ, nhất là giai đoạn tiền mãn kinh. Đây là kết luận được đưa ra trong một nghiên cứu do Trung tâm Ung thư Aichi, Nhật Bản, thực hiện và công bố mới đây.
Ngày 16/3, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết: Trung tâm đang điều trị cho một bệnh nhân bị ngộ độc methanol nặng do uống phải cồn sát trùng “rởm” thay rượu. Bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch nhưng não vẫn bị tổn thương. Từ vụ việc này, bác sỹ Nguyên cánh báo người dùng về tình trạng dung dịch cồn sát khuẩn bị làm giả, không đảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng, công dụng xuất hiện trên thị trường.
Thỉnh thoảng uống một cốc rượu hay bia cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và tử vong. Đó là kết quả của công trình nghiên cứu quy mô về uống rượu tại 195 nước trên thế giới được đăng tải trên tạp chí y học The Lancet số ra ngày 24/8.
Dù uống hơn 14 đơn vị rượu mỗi tuần hay hoàn toàn không đụng đến một giọt rượu nào trong giai đoạn trung niên, thì khi mới "lên lão", bạn vẫn hoàn toàn có thể mắc bệnh mất trí nhớ. Đây là kết luận được các nhà khoa học đến từ Viện nghiên cứu y tế và sức khỏe quốc gia Pháp (INSERM) và Đại học London (UCL) công bố trên tạp chí chuyên ngành BMJ, số ra ngày 2/8.
Liên tiếp đã có những bệnh nhân ngộ độc rượu tử vong trong những ngày giáp Tết Nguyên đán. Vậy làm thế nào để phòng tránh ngộ độc rượu bia trong những ngày Tết đến xuân về?
Ngày 17/4, UBND tỉnh Ninh Thuận tổ chức phát động "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2017, với chủ đề "Sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng thực phẩm tươi sống an toàn; kiểm soát rượu, phòng tránh ngộ độc rượu".
Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm rượu, đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện 371/CĐ-TTg về việc khắc phục hậu quả vụ ngộ độc rượu và tăng cường quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm đối với sản phẩm rượu sau hàng loạt vụ ngộ độc rượu xảy ra thời gian qua.