Tục nhập họ để bình quyền
Theo truyền thống, trai gái Pà Thẻn tìm hiểu nhau, khi gặp mặt, không phân biệt trai đến nhà gái trước hay gái đến nhà trai trước. Nếu bên trai đến trước thì họ phải xin phép hộ gia đình nào đó trong làng cho phép được tìm hiểu tại gia đình đó.
Sau một thời gian tìm hiểu, nếu hợp nhau, họ sẽ thông báo cho gia đình tổ chức lễ cưới.
Khi ăn hỏi hai gia đình phải trải qua ba hoặc bốn lần gặp mặt rồi mới đến kết hôn. Trước khi nhà trai tới rước dâu đêm hôm trước, nhà gái cúng một đêm để cắt họ. Hôm sau, khi nhà trai rước dâu thì nhà trai cũng phải cúng nhập dâu để hợp nhất thành chủ.
Người Pà Thẻn có truyền thống chung thủy một vợ một chồng từ xa xưa. Họ đã có một lời nguyện thề, nếu đã làm vợ chồng thì làm mãi mãi. Chính vì vậy lịch sử người Pà Thẻn từ xưa đến nay không được phép ly hôn, kể cả khi lấy vợ sinh con mà không có người nối dõi (con trai) vẫn không được phép đi lấy vợ khác.
Theo truyền thống, trai gái Pà Thẻn tìm hiểu nhau, khi gặp mặt, không phân biệt trai đến nhà gái trước hay gái đến nhà trai trước. Nếu bên trai đến trước thì họ phải xin phép hộ gia đình nào đó trong làng cho phép được tìm hiểu tại gia đình đó.
Sau một thời gian tìm hiểu, nếu hợp nhau, họ sẽ thông báo cho gia đình tổ chức lễ cưới.
Khi ăn hỏi hai gia đình phải trải qua ba hoặc bốn lần gặp mặt rồi mới đến kết hôn. Trước khi nhà trai tới rước dâu đêm hôm trước, nhà gái cúng một đêm để cắt họ. Hôm sau, khi nhà trai rước dâu thì nhà trai cũng phải cúng nhập dâu để hợp nhất thành chủ.
Người Pà Thẻn có truyền thống chung thủy một vợ một chồng từ xa xưa. Họ đã có một lời nguyện thề, nếu đã làm vợ chồng thì làm mãi mãi. Chính vì vậy lịch sử người Pà Thẻn từ xưa đến nay không được phép ly hôn, kể cả khi lấy vợ sinh con mà không có người nối dõi (con trai) vẫn không được phép đi lấy vợ khác.
Phụ nữ Pà Thẻn. |
Người Pà Thẻn khi kết hôn, con gái đi lấy chồng bao giờ cũng được cúng cắt họ và nhập họ nhà chồng. Nhờ tập tục và có sự trao đổi họ này mà người phụ nữ đi lấy chồng đã được nhà chồng đưa vào vị trí tôn vinh, như người của dòng họ và được bàn mọi chuyện lớn lao trong gia đình. Cũng nhờ tục cắt và nhập họ này mà họ của nhà trai cũng như nhà gái luôn được bảo tồn vĩnh viễn.
Chính tập tục riêng có cắt nhập và chuyển họ theo quy định này mà người phụ nữ Pà Thẻn bất kì từ đâu đến, làm dâu một gia đình và sống trong một cộng đồng nào đó nhờ tập tục này mà họ trở thành người của miền đất đấy.
Và cũng nhờ tập tục này nên người Pà Thẻn đã không có khái niệm sinh con trai hay con gái mới là quan trọng. Vì trai gái sau này lớn lên, trưởng thành, xây dựng gia đình sẽ không sợ bị mất họ.
Lễ hội nhảy lửa
Lễ “tắm lửa” bắt đầu từ giữa tháng 10 âm lịch đến hết tháng Giêng.
Ngày trước, trong đêm nhảy lửa, người Pà Thẻn không lấy lửa từ nguồn dẫn bên ngoài (bật lửa, diêm, cọ sát tinh cây nứa, ghè đá…), mà người Pà Thẻn lấy lửa bằng một dụng cụ đặc biệt và cách lấy lửa cũng rất đặc biệt.
Dụng cụ lấy lửa là một ống tròn, làm bằng sừng trâu, dài khoảng 5cm. Trong đoạn sừng trâu đó, người Pà Thẻn dùng sáp ong miết vào xung quanh phía trong ống, sau đó nhồi bông vào. Khi chuẩn bị lấy lửa, thầy Mo đọc các bài cúng, rồi lấy tay gõ vào miệng ống lửa liên hồi, sau một thời gian lửa sẽ bén cháy và lấy lửa đó để nhóm vào đống củi trong đêm nhảy lửa.
Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn |
Trong lễ nhảy lửa, thầy Mo sắm lễ, thắp hương tế cáo trời đất, tổ tiên rồi bắt đầu đọc các bài cúng như những câu thần chú. Nội dung các bài cúng là mở đường lên trời, báo cáo với Thần Lửa, tế cáo linh hồn của tổ tiên để mời về nhập vào các nghệ nhân nhảy lửa trong đêm hội.
Các nghệ nhân khi được nhập đồng, trong người như bị thôi miên, múa may uyển chuyển, rồi nhảy vào đống lửa đang cháy đỏ rực để biểu diễn mà không hề bị bỏng cho đến khi đống lửa lụi tàn. Điều này, cho đến nay khoa học vẫn chưa có sự giải thích nào thoả đáng.
Khi các nghệ nhân biểu diễn xong, thầy Mo lại làm thủ tục để tiễn Thần Lửa và linh hồn tổ tiên về chốn cũ, tất cả lại trở về trạng thái bình thường và lễ hội kết thúc với niềm tin những điều tốt đẹp nhất sẽ dần đến với họ.
Trước kia, phụ nữ người Pà Thẻn cũng nhảy lửa như nam giới. Nhưng do trong quá trình nhảy, trang phục của một số người phụ nữ Pà Thẻn đã bị xô lệch khi đang nhảy say xưa, sinh ra nhiều điều phức tạp. Các cụ già khi xem lễ nhảy lửa đã không chấp nhận được nên đề nghị thầy Mo xin với Thần Lửa và tổ tiên khoá cửa nhập đồng đối với người phụ nữ.
Từ đó người phụ nữ Pà Thẻn đã không nhập được đồng, nên không thể nhảy được vào đống than lửa như nam giới.
Khi những nghệ nhân nhảy lửa mà không có độ dừng, thì thầy Mo phải lấy một bát nước, làm phép rồi phun vào đống lửa thì mới dừng lại được.
Lễ hội Kéo chày
Lễ hội Kéo chày của dân tộc Pà Thẻn là một trong các lễ hội mang tính chất cộng đồng cao, đây là dịp để tất cả mọi người dân trong bản vui đùa, thư giãn sau mỗi vụ mùa bội thu, cầu mong thần linh ban cho dân làng ấm no, mùa sau mưa thuận gió hòa.
Trước khi vào lễ "kéo chày", người thầy dùng một chiếc chày được làm bằng một đoạn gỗ hoặc vầu, có đường kính khoảng 10 cm, dài từ 2,5-3m. Sau đó, thầy cầm tay vào chiếc chày, xoay đi xoay lại mấy vòng và niệm thần chú.
Lễ hội kéo chày của người Pà Thẻn |
Cùng đó, hai thanh niên người Pà Thẻn trai tráng, khỏe mạnh ôm chặt chày ở tư thế đối ngược nhau. Vừa xoay chày, người thầy vừa đọc thần chú, sau đó như có một phép thuật, chiếc chày tự xoay và nâng lên khỏi mặt đất, mặc dù hai thanh niên ra sức kéo xuống cũng không thể kéo được.
Lúc này hàng chục thanh niên trai tráng trong bản cùng nhau kéo chày xuống nhưng cũng không kéo nổi, chỉ khi nào có người bịt tay vào đầu trên hoặc dưới của chiếc chày thì chiếc chày mới chạm đất, khi đó lễ kéo chày kết thúc.
Mỗi dân tộc đều có những bản sắc văn hóa riêng, với những nét văn hóa truyền thống đặc sắc và ấn tượng có từ lâu đời, người Pà Thẻn đã góp phần làm cho vườn hoa các dân tộc nơi địa đầu cực Bắc Tổ quốc thêm phong phú, đa dạng và đậm đà hương sắc Hà Giang.
Theo nongthonviet.com.vn