Đắk Lắk là một trong những tỉnh có dân số trẻ đang đối diện với những thách thức không nhỏ trong công tác giải quyết việc làm cho thanh niên, đặc biệt là thanh niên dân tộc thiểu số. Với các giải pháp đồng bộ, địa phương đang từng bước biến thách thức thành cơ hội, tạo đà phát triển bền vững.
Các ngành, địa phương tập trung thực hiện hiệu quả 3 đột phá chiến lược; chủ động nghiên cứu đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho các sở, ngành, địa phương theo đúng tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, “quản lý theo kết quả”, chuyển từ “tiền kiểm” sang “hậu kiểm”- Đây là chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Yên Bái Trần Huy Tuấn tại Hội nghị triển khai công tác năm 2025 do UBND tỉnh Yên Bái tổ chức chiều 14/1.
Ở Đắk Lắk, việc hướng nghiệp sau trung học cơ sở cho học sinh là nội dung cấp thiết. Việc này giúp các em học sinh có định hướng đúng đắn, chọn lựa con đường học tập phù hợp, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo động lực thúc đẩy phát triển bền vững cho địa phương.
Tỉnh Trà Vinh có dân số trên 1,1 triệu người; trong đó, dân tộc Khmer chiếm 31,5%, dân tộc Hoa chiếm 0,6%, các dân tộc khác như Chăm, Ấn… chiếm 0,05%. Cùng với việc thực hiện các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số, hỗ trợ nâng cao mức sống, tỉnh Trà Vinh còn chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao người dân tộc thiểu số.
Sáng 20/9, tại thành phố Cần Thơ diễn ra Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao thực thi pháp luật về du lịch tại Đồng bằng sông Cửu Long” do Hiệp hội Du lịch Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) phối hợp với Báo Công lý (Cơ quan ngôn luận của Tòa án nhân dân tối cao) tổ chức.
Thực hiện Dự án 5 - Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025), đến nay, tại tỉnh Thái Nguyên đã có 12/14 công trình hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng, 2 công trình đang tổ chức thi công.
Tại Đồng bằng sông Cửu Long, các chủ trương, chính sách chăm lo, đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc, đặc biệt là công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực là người dân tộc thiểu số của Đảng, Nhà nước ngày càng tốt hơn. Qua đó, khoảng cách phát triển giữa các dân tộc, vùng miền, giữa đô thị và nông thôn từng bước được rút ngắn.
Tỉnh Vĩnh Phúc đang ưu tiên nguồn lực đầu tư, đáp ứng nhu cầu cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu tại các cơ sở giáo dục để thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới, xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia.
Dù đã bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau dịch COVID-19 nhưng thực trạng nguồn nhân lực luôn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng vẫn là vấn đề gây nên "điểm nghẽn" đối với du lịch Lào Cai. Bài toán nhân sự càng trở nên "nóng" hơn bao giờ hết trong bối cảnh Lào Cai đang tổ chức loạt sự kiện chào mừng 120 năm du lịch Sa Pa với mục tiêu đón 6 triệu lượt khách trong năm 2023.
Xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những khâu đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Đắk Lắk đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm phục vụ nhu cầu phát triển trong tình hình mới...
Xác định phát triển nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá chiến lược, tỉnh Yên Bái đặc biệt quan tâm tới công tác này, trọng tâm là nâng cao chất lượng nhân lực khu vực nông nghiệp, nông thôn; nhân lực đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 23/12, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cùng đoàn công tác đã làm việc với tỉnh Sơn La về công tác phát triển giáo dục - đào tạo trên địa bàn.
Với tiềm năng và lợi thế lớn, sở hữu lực lượng lao động dồi dào, Đồng bằng sông Cửu Long được kỳ vọng trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của khu vực và cả nước. Trong đó, việc xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý trung, cao cấp chất lượng cao là vấn đề nòng cốt trong hoạch định và thực thi đường lối, chủ trương, quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước để đưa Đồng bằng sông Cửu Long phát triển vượt bậc đến năm 2030, tầm nhìn 2045.
Ngày 29/7, Hội Khuyến học tỉnh Thái Nguyên tổ chức phát động chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập” giai đoạn 2021-2030 với sự tham gia của đại diện lãnh đạo Hội Khuyến học Việt Nam cùng các sở, ban, ngành và các đơn vị liên quan trên địa bàn.
Nhiều kỹ thuật mới được triển khai, nhiều ca bệnh khó không phải chuyển tuyến, dự án “Thí điểm đưa bác sĩ trẻ tình nguyện về công tác tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn" theo Quyết định số 585/QĐ-BYT ngày 20/2/2013 của Bộ Y tế (Dự án 585) được đánh giá là có chất lượng tốt nhất trong các chương trình đào tạo hiện nay, phù hợp với tình hình khám chữa bệnh tại các địa bàn vùng khó khăn của Lào Cai sau 8 năm thực hiện (2013-2021). Từ đây, chất lượng nguồn nhân lực y tế cơ sở của địa phương ngày càng khởi sắc, góp phần từng bước tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bền vững ở các địa bàn vùng cao.
Nhằm nâng cao phát triển toàn diện nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số về thể lực, trí lực và tác phong, kỹ năng nghề nghiệp, trong đó ưu tiên dân tộc Khmer (dân tộc còn gặp nhiều khó khăn), Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang triển khai kế hoạch đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến 2030. Qua đó, từng bước thu hẹp khoảng cách về trình độ chung của tỉnh và cả nước, xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh của tỉnh và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Sáng 21/11, tại Nhà Quốc hội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo Giáo dục Việt Nam năm 2021 với chủ đề “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”.
Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong đó chú trọng đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực có trình độ, chất lượng cao, đưa Tuyên Quang phát triển toàn diện, bền vững trong khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện nhiều giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
“Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực trong hệ thống chính trị, nguồn nhân lực khoa học – công nghệ và nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu đổi mới và hội nhập quốc tế” là một trong 6 nhiệm vụ trọng tâm được tỉnh Trà Vinh ưu tiên thực hiện trong giai đoạn 2020-2025.
“Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững” là chủ đề Hội thảo do Ủy ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội, Ủy ban Dân tộc, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam phối hợp với tỉnh Sơn La tổ chức ngày 13/9, tại huyện Mộc Châu (Sơn La).
Để góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh Ninh Thuận đang tích cực triển khai các giải pháp nhằm ngăn chặn, kéo giảm tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nhu cầu thị trường nhân lực không đơn thuần chỉ là nguồn lao động đã qua đào tạo, có bằng cấp, chứng chỉ mà còn là nguồn nhân lực trình độ quốc tế. Tức là nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động quốc tế về kiến thức, kỹ năng, thái độ.
Nâng cao chất lượng giáo dục đại học, cao đẳng là một trong những trọng tâm trong Chương trình đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh. Với lợi thế của một đô thị lớn, tập trung nhiều trường, viện, đội ngũ nhân lực chất lượng cao nhưng chất lượng, sản phẩm giáo dục đại học, cao đẳng của thành phố chưa tương xứng với tiềm lực của các trường cũng như tốc độ phát triển của nền kinh tế.
Xu thế của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, quá trình hội nhập và phát triển sâu rộng của đất nước tiếp tục đặt ra những thách thức mới cho giáo dục nghề nghiệp cả nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Bên cạnh mô hình “đào tạo kép” mang tính chiến lược lâu dài, nhiều trường học, cơ sở dạy nghề tiếp tục chọn giải pháp đào tạo mở, linh hoạt nhằm đáp ứng thị trường lao động năng động, nhu cầu nguồn nhân lực đa dạng ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề đã và đang có sự thay đổi...
Trong quá trình phát triển, nhất là trước bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, nguồn nhân lực được xem là một trong những yếu tố quan trọng, ưu tiên hàng đầu cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực được Thành phố Hồ Chí Minh xác định là chương trình hàng đầu trong 7 chương trình đột phá của thành phố nhiệm kỳ 2015-2020, nhằm đưa thành phố phát triển nhanh và bền vững.
Đào tạo nghề nông thôn, giải quyết việc làm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm mà Thành phố Hồ Chí Minh đặt ra nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xây dựng nông thôn mới ở các huyện ngoại thành. Đây cũng là nhiệm vụ chiến lược của địa phương nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội, đặc biệt là khi diện tích đất nông nghiệp thành phố ngày càng bị thu hẹp.
Để có thể cung ứng nguồn nhân lực ngành Logistics đạt chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, nhiều cơ sở đào tạo ở các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), Bà Rịa- Vũng Tàu… đã đổi mới chương trình đào tạo ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng theo hướng trang bị cho sinh viên đầy đủ các kỹ năng thao tác nghiệp vụ chuyên môn từ cơ bản đến nâng cao trong dịch vụ Logistics và quản lý chuỗi cung ứng; đồng thời tăng cường kết nối, hợp tác với doanh nghiệp để có những điều chỉnh phù hợp trong nội dung đào tạo; tạo điều kiện để sinh viên - nhà tuyển dụng gặp gỡ, trao đổi, tạo thuận lợi cho việc tuyển dụng của doanh nghiệp.
Dịch vụ Logistics là một trong những ngành dịch vụ hậu cần, dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng. Chức năng của ngành Logistics không chỉ đơn thuần là giao nhận, vận tải hàng hóa mà còn có nhiều hoạt động liên quan như quản lý kho bãi, lưu trữ, đóng gói, phân loại hàng hóa…