Với nhiều giải pháp được triển khai, chương trình đã mang lại những kết quả tích cực, tạo động lực quan trọng thúc đẩy phát triển thành phố. Tuy vậy, kết quả đạt được chưa tương xứng với tốc độ và yêu cầu phát triển của thành phố, đòi hỏi thời gian tới cần có giải pháp để “đột phá” này thực sự phát huy hiệu quả.
Bài 1: Đào tạo đội ngũ công nhân đáp ứng yêu cầu xã hội
Những năm gần đây, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp Thành phố Hồ Chi Minh đã có những bước phát triển cả về quy mô, chất lượng đào tạo; tỉ lệ học sinh - sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm ổn định ngày cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Giáo dục nghề nghiệp Thành phố từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thị trường sôi động nhất nước, đặc biệt là trong quá trình phát triển và hội nhập của Thành phố.
Giáo dục nghề nghiệp trước xu hướng mới
Một trong những mô hình đào tạo nghề hiện nay được nhiều trường học, cơ sở dạy nghề chọn lựa là kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, còn gọi là “liên kết đào tạo” hay “đào tạo kép”, với thời lượng học lý thuyết tại nhà trường 30% và thời lượng thực hành tại doanh nghiệp 70%.
Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lợi ích đầu tiên của việc kết hợp này là học sinh - sinh viên được thực tập, rèn luyện tay nghề, tiếp cận nhiều máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại cùng nhiều việc làm sau khi tốt nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, lợi ích được tham gia dạy nghề, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; tiết giảm được chi phí đào tạo lại, đồng thời tham gia cung ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Cũng từ việc liên kết này, nhà trường tiết giảm đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc mới mà vẫn cho đầu ra hiệu quả về chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm; đồng thời, thu hút học sinh đến với trường nghề.
Một trong những đơn vị đi đầu theo mô hình này là trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC). Để việc liên kết đạt hiệu quả cao bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng TDC cho biết, nhà trường và các đối tác doanh nghiệp thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin; tổ chức các hoạt động tham quan, kiến tập, thực tập; tích cực truyền cảm hứng cho sinh viên trong học lý thuyết, thực hành, kỹ năng nghề nghiệp và cả học tập nâng cao, liên thông và giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp...
Theo bà Nguyễn Thị Lý, trọng tâm nội dung hợp tác hướng đến các hoạt động tiếp nhận giảng viên và sinh viên tham quan, thực tập; tài trợ học bổng, trang thiết bị đào tạo, tuyển chọn sinh viên sau khi tốt nghiệp; tư vấn hướng nghiệp xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo, tổ chức hội thảo khoa học có doanh nghiệp tham gia.
Đón đầu xu thế phát triển các ngành nghề công nghiệp trọng yếu theo hướng phát triển của Thành phố, TDC đã ký kết hợp tác gần 100 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực mà nhà trường đào tạo; các đơn vị, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ô tô, cơ khí, điện-điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin, xuất khẩu lao động, tài chính - kế toán, bất động sản, du lịch…
Mới đây, TDC cũng đã ký kết đào tạo ngành Logistics với Công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển nguồn nhân lực Tân Cảng (STC), đưa 25 sinh viên đầu tiên tham gia học tập trên hệ thống dây chuyền hiện đại; mở rộng quan hệ với 1.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Tân Cảng, đánh giá cao mô hình đào tạo kép này, đồng thời tin tưởng mô hình này sẽ giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp thích ứng nhanh với công việc. Riêng đối với ngành Logistics, lực lượng lao động trẻ này chỉ cần hướng dẫn thêm khoảng 2 tuần thay vì đào tạo lại từ 6 - 8 tháng như trước đây là có thể bắt tay vào làm việc.
“Tuy nhiên, dù chuyên môn tốt nhưng khả năng ngoại ngữ, thái độ, tác phong của từng người lao động vẫn là yêu cầu cần thiết khi muốn làm việc tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đã và đang đầu tư phát triển hướng đến nền công nghiệp 4.0”, bà Trang nhấn mạnh.
Cùng với TDC, trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng thực hành FPT, Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cũng mạnh dạn chuyển đổi mô hình liên kết, hợp tác đào tạo với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc ký kết với các trường nghề, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm… hướng đến đào tạo thế hệ công nhân có kỹ năng, tay nghề vững chắc.
Thống kê từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố, tính đến cuối năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh có 13 trường thực hiện thí điểm chương trình đào tạo kép với sự tham gia trực tiếp của gần 50 doanh nghiệp cùng xây dựng và hiệu chỉnh chương trình đào tạo..
Còn thiếu kết nối nhà trường - doanh nghiệp
Theo Thạc sĩ Trần Quang Bình, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, liên kết đào tạo là xu hướng tất yếu của các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước và của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc làm này giúp người học có góc nhìn gần về công việc thực tiễn; có cơ hội tiếp xúc, áp dụng những kiến thức từ lý thuyết đến thực hành cùng các chuyên gia giỏi tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn mô hình này có những bất cập, khó khăn nhất định, trong đó nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài bị ràng buộc khiến cả hai phía đều khó giải quyết.
Cụ thể, Thông tư số 29/2017/TT-BLÐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nêu rõ: Thông tư này không áp dụng với đối tượng liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, lại không nêu rõ “yếu tố nước ngoài” cụ thể là con người, công nghệ hay tổ chức, doanh nghiệp cho nên các trường học, cơ sở dạy nghề dù đang có mối quan hệ rất tốt với các doanh nghiệp có điều kiện về vật chất, con người, cách thức tổ chức, quản lý nhưng rất khó thực hiện liên kết đào tạo.
Tương tự, ông Ðặng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố chỉ ra, ở điểm d, điểm e, khoản 3, điều 12 Nghị định số 79/2015/NÐ-CP ngày 14-5-2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi: Liên kết đào tạo mà không bảo đảm điều kiện về đội ngũ giáo viên, giảng viên; liên kết đào tạo với tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp lý để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, hành vi vi phạm nêu trên còn có hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp từ 1 -3 tháng.
“Vấn đề này khiến nhiều doanh nghiệp đang sở hữu đội ngũ cán bộ, kỹ sư có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, có đủ kiến thức để giảng dạy, hướng dẫn cho sinh viên các trường nghề những kiến thức, xu hướng và công nghệ mới nhất đã phải chậm lại. Mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm tăng cơ hội cọ xát thực tế cho sinh viên chỉ được thực hiện nếu doanh nghiệp có đủ tư cách pháp lý, người thợ cả phải có bằng sư phạm…”, ông Ðặng Minh Sự nhận định.
Về việc liên kết đào tạo, Thạc sĩ Trần Quang Bình, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm, nhiều trường và doanh nghiệp hiện chỉ mới dừng lại ở biên bản ghi nhớ mà chưa có ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên; một số doanh nghiệp tham gia ký kết nhưng chưa thật sự quan tâm đúng mức, thiếu người dẫn dắt hướng dẫn, đào tạo; có trường hợp ký kết chỉ nhằm mục đích công bố, quảng bá thương hiệu…
Nhiều học sinh – sinh viên đến thực tập, kiến tập thì vào lao động luôn mà không được hướng dẫn để có cái nhìn tổng quan về ngành nghề mình đang học; nhiều doanh nghiệp chưa chủ động đặt hàng nhà trường đào tạo học sinh – sinh viên theo từng tiêu chuẩn cụ thể; một số trường không đủ điều kiện, trang thiết bị hiện đại để phục vụ giảng dạy…
Cùng quan điểm, bà Phạm Quang Trang Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương cho biết, khó khăn hiện nay của nhiều trường học, cơ sở dạy nghề là không đủ kinh phí để trả cho doanh nghiệp, trong khi trường không thể tăng học phí ở sinh viên.
“Việc tìm đối tác tốt để hợp tác không dễ bởi các trường phải tự bơi trong khi cơ chế, quyền lợi cho họ chưa rõ ràng, kinh phí hạn hẹp trong khi chi phí cho thợ cả là không nhỏ, điều này khiến nhiều doanh nghiệp chưa chủ động tham gia”, bà Phạm Quang Trang Thủy chia sẻ.
Giải quyết bài toán trên, trường Trung cấp Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương đã vận động doanh nghiệp tham gia hỗ trợ một phần kinh phí cho người hướng dẫn, cùng chia sẻ khó khăn vì người học để có nguồn tuyển lao động chất lượng. Một số trường khác, thông qua đơn vị chủ quản cũng đã vượt khó, tìm giải pháp thông qua ký kết biên bản hợp tác với các đối tác vì người học, môi trường thực tập, kiến tập của học sinh – sinh viên.
Theo Tiến sĩ Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cần phân định rõ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp có sự tham gia của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường; làm rõ hơn các chính sách đối với giáo viên, cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp; tăng cường công tác dự báo thị trường lao động, thí điểm thành lập các hội đồng kỹ năng và xây dựng các mô hình hợp tác công - tư trong giáo dục nghề nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội khuyến nghị, trước mắt nhà trường phải nỗ lực mời doanh nghiệp tham gia chứ không kêu khó. “Hợp tác này phải thực chất, có đánh giá khách quan giữa các bên chứ không làm cho có; phải lựa chọn doanh nghiệp có uy tín, gắn kết lâu dài, cử chuyên gia có tâm… để cùng nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo”, ông Nguyễn Văn Lâm nhấn mạnh.
Năm 2020, Thành phố tập trung, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt và hoạt động theo hướng tự chủ tài chính. Mô hình “đào tạo kép” tiếp tục triển khai ở các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động, nhất là khi Thành phố và cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0./.
Thực tập sinh trong giời thực hành tại Công ty Cơ khí Đại Dũng. Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN |
Bài 1: Đào tạo đội ngũ công nhân đáp ứng yêu cầu xã hội
Những năm gần đây, hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp Thành phố Hồ Chi Minh đã có những bước phát triển cả về quy mô, chất lượng đào tạo; tỉ lệ học sinh - sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm ổn định ngày cao, đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động trong và ngoài nước. Giáo dục nghề nghiệp Thành phố từng bước khẳng định được vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhân lực trực tiếp cho hoạt động dịch vụ, sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế thị trường sôi động nhất nước, đặc biệt là trong quá trình phát triển và hội nhập của Thành phố.
Giáo dục nghề nghiệp trước xu hướng mới
Một trong những mô hình đào tạo nghề hiện nay được nhiều trường học, cơ sở dạy nghề chọn lựa là kết hợp giữa nhà trường và doanh nghiệp, còn gọi là “liên kết đào tạo” hay “đào tạo kép”, với thời lượng học lý thuyết tại nhà trường 30% và thời lượng thực hành tại doanh nghiệp 70%.
Đại diện Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, lợi ích đầu tiên của việc kết hợp này là học sinh - sinh viên được thực tập, rèn luyện tay nghề, tiếp cận nhiều máy móc, thiết bị công nghệ hiện đại cùng nhiều việc làm sau khi tốt nghiệp.
Về phía doanh nghiệp, lợi ích được tham gia dạy nghề, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực phục vụ cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp; tiết giảm được chi phí đào tạo lại, đồng thời tham gia cung ứng nguồn nhân lực theo nhu cầu của xã hội. Cũng từ việc liên kết này, nhà trường tiết giảm đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị máy móc mới mà vẫn cho đầu ra hiệu quả về chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm; đồng thời, thu hút học sinh đến với trường nghề.
Một trong những đơn vị đi đầu theo mô hình này là trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức (TDC). Để việc liên kết đạt hiệu quả cao bà Nguyễn Thị Lý, Hiệu trưởng TDC cho biết, nhà trường và các đối tác doanh nghiệp thường xuyên trao đổi, chia sẻ thông tin; tổ chức các hoạt động tham quan, kiến tập, thực tập; tích cực truyền cảm hứng cho sinh viên trong học lý thuyết, thực hành, kỹ năng nghề nghiệp và cả học tập nâng cao, liên thông và giới thiệu việc làm sau khi tốt nghiệp...
Theo bà Nguyễn Thị Lý, trọng tâm nội dung hợp tác hướng đến các hoạt động tiếp nhận giảng viên và sinh viên tham quan, thực tập; tài trợ học bổng, trang thiết bị đào tạo, tuyển chọn sinh viên sau khi tốt nghiệp; tư vấn hướng nghiệp xây dựng và thẩm định chương trình đào tạo, tổ chức hội thảo khoa học có doanh nghiệp tham gia.
Đón đầu xu thế phát triển các ngành nghề công nghiệp trọng yếu theo hướng phát triển của Thành phố, TDC đã ký kết hợp tác gần 100 doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực mà nhà trường đào tạo; các đơn vị, doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực ô tô, cơ khí, điện-điện tử, tự động hóa, công nghệ thông tin, xuất khẩu lao động, tài chính - kế toán, bất động sản, du lịch…
Mới đây, TDC cũng đã ký kết đào tạo ngành Logistics với Công ty Trách nhiệm hữu hạn phát triển nguồn nhân lực Tân Cảng (STC), đưa 25 sinh viên đầu tiên tham gia học tập trên hệ thống dây chuyền hiện đại; mở rộng quan hệ với 1.000 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Nguyễn Thị Thu Trang, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty Tân Cảng, đánh giá cao mô hình đào tạo kép này, đồng thời tin tưởng mô hình này sẽ giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp thích ứng nhanh với công việc. Riêng đối với ngành Logistics, lực lượng lao động trẻ này chỉ cần hướng dẫn thêm khoảng 2 tuần thay vì đào tạo lại từ 6 - 8 tháng như trước đây là có thể bắt tay vào làm việc.
“Tuy nhiên, dù chuyên môn tốt nhưng khả năng ngoại ngữ, thái độ, tác phong của từng người lao động vẫn là yêu cầu cần thiết khi muốn làm việc tại các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đã và đang đầu tư phát triển hướng đến nền công nghiệp 4.0”, bà Trang nhấn mạnh.
Cùng với TDC, trường Cao đẳng Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Cao đẳng thực hành FPT, Cao đẳng Đại Việt Sài Gòn cũng mạnh dạn chuyển đổi mô hình liên kết, hợp tác đào tạo với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước hoặc ký kết với các trường nghề, tổ chức quốc tế trong lĩnh vực đào tạo nghề và giải quyết việc làm… hướng đến đào tạo thế hệ công nhân có kỹ năng, tay nghề vững chắc.
Thống kê từ Sở Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố, tính đến cuối năm 2018, Thành phố Hồ Chí Minh có 13 trường thực hiện thí điểm chương trình đào tạo kép với sự tham gia trực tiếp của gần 50 doanh nghiệp cùng xây dựng và hiệu chỉnh chương trình đào tạo..
Còn thiếu kết nối nhà trường - doanh nghiệp
Theo Thạc sĩ Trần Quang Bình, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, liên kết đào tạo là xu hướng tất yếu của các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong nước và của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc làm này giúp người học có góc nhìn gần về công việc thực tiễn; có cơ hội tiếp xúc, áp dụng những kiến thức từ lý thuyết đến thực hành cùng các chuyên gia giỏi tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tiễn mô hình này có những bất cập, khó khăn nhất định, trong đó nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện liên kết giữa nhà trường với doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài bị ràng buộc khiến cả hai phía đều khó giải quyết.
Cụ thể, Thông tư số 29/2017/TT-BLÐTBXH ngày 15/12/2017 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội quy định về liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nêu rõ: Thông tư này không áp dụng với đối tượng liên kết tổ chức thực hiện chương trình đào tạo có yếu tố nước ngoài. Tuy nhiên, lại không nêu rõ “yếu tố nước ngoài” cụ thể là con người, công nghệ hay tổ chức, doanh nghiệp cho nên các trường học, cơ sở dạy nghề dù đang có mối quan hệ rất tốt với các doanh nghiệp có điều kiện về vật chất, con người, cách thức tổ chức, quản lý nhưng rất khó thực hiện liên kết đào tạo.
Tương tự, ông Ðặng Minh Sự, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố chỉ ra, ở điểm d, điểm e, khoản 3, điều 12 Nghị định số 79/2015/NÐ-CP ngày 14-5-2015 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp đối với hành vi: Liên kết đào tạo mà không bảo đảm điều kiện về đội ngũ giáo viên, giảng viên; liên kết đào tạo với tổ chức, cá nhân không có tư cách pháp lý để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Ngoài ra, hành vi vi phạm nêu trên còn có hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động liên kết đào tạo giáo dục nghề nghiệp từ 1 -3 tháng.
“Vấn đề này khiến nhiều doanh nghiệp đang sở hữu đội ngũ cán bộ, kỹ sư có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm, có đủ kiến thức để giảng dạy, hướng dẫn cho sinh viên các trường nghề những kiến thức, xu hướng và công nghệ mới nhất đã phải chậm lại. Mối liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp nhằm tăng cơ hội cọ xát thực tế cho sinh viên chỉ được thực hiện nếu doanh nghiệp có đủ tư cách pháp lý, người thợ cả phải có bằng sư phạm…”, ông Ðặng Minh Sự nhận định.
Về việc liên kết đào tạo, Thạc sĩ Trần Quang Bình, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết thêm, nhiều trường và doanh nghiệp hiện chỉ mới dừng lại ở biên bản ghi nhớ mà chưa có ràng buộc trách nhiệm giữa hai bên; một số doanh nghiệp tham gia ký kết nhưng chưa thật sự quan tâm đúng mức, thiếu người dẫn dắt hướng dẫn, đào tạo; có trường hợp ký kết chỉ nhằm mục đích công bố, quảng bá thương hiệu…
Nhiều học sinh – sinh viên đến thực tập, kiến tập thì vào lao động luôn mà không được hướng dẫn để có cái nhìn tổng quan về ngành nghề mình đang học; nhiều doanh nghiệp chưa chủ động đặt hàng nhà trường đào tạo học sinh – sinh viên theo từng tiêu chuẩn cụ thể; một số trường không đủ điều kiện, trang thiết bị hiện đại để phục vụ giảng dạy…
Cùng quan điểm, bà Phạm Quang Trang Thủy, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương cho biết, khó khăn hiện nay của nhiều trường học, cơ sở dạy nghề là không đủ kinh phí để trả cho doanh nghiệp, trong khi trường không thể tăng học phí ở sinh viên.
“Việc tìm đối tác tốt để hợp tác không dễ bởi các trường phải tự bơi trong khi cơ chế, quyền lợi cho họ chưa rõ ràng, kinh phí hạn hẹp trong khi chi phí cho thợ cả là không nhỏ, điều này khiến nhiều doanh nghiệp chưa chủ động tham gia”, bà Phạm Quang Trang Thủy chia sẻ.
Giải quyết bài toán trên, trường Trung cấp Nghề Kỹ thuật - Công nghệ Hùng Vương đã vận động doanh nghiệp tham gia hỗ trợ một phần kinh phí cho người hướng dẫn, cùng chia sẻ khó khăn vì người học để có nguồn tuyển lao động chất lượng. Một số trường khác, thông qua đơn vị chủ quản cũng đã vượt khó, tìm giải pháp thông qua ký kết biên bản hợp tác với các đối tác vì người học, môi trường thực tập, kiến tập của học sinh – sinh viên.
Theo Tiến sĩ Vũ Xuân Hùng, Vụ trưởng Vụ đào tạo chính quy, Tổng cục giáo dục nghề nghiệp Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, cần phân định rõ quyền và trách nhiệm của các bên liên quan trong hoạt động giáo dục nghề nghiệp có sự tham gia của doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, cần xây dựng cơ chế phối hợp hiệu quả hơn giữa Nhà nước, doanh nghiệp và nhà trường; làm rõ hơn các chính sách đối với giáo viên, cán bộ đào tạo tại doanh nghiệp; tăng cường công tác dự báo thị trường lao động, thí điểm thành lập các hội đồng kỹ năng và xây dựng các mô hình hợp tác công - tư trong giáo dục nghề nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội khuyến nghị, trước mắt nhà trường phải nỗ lực mời doanh nghiệp tham gia chứ không kêu khó. “Hợp tác này phải thực chất, có đánh giá khách quan giữa các bên chứ không làm cho có; phải lựa chọn doanh nghiệp có uy tín, gắn kết lâu dài, cử chuyên gia có tâm… để cùng nhà trường nâng cao chất lượng đào tạo”, ông Nguyễn Văn Lâm nhấn mạnh.
Năm 2020, Thành phố tập trung, sắp xếp, tổ chức lại hệ thống cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt và hoạt động theo hướng tự chủ tài chính. Mô hình “đào tạo kép” tiếp tục triển khai ở các cơ sở đào tạo nghề và doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của thị trường lao động, nhất là khi Thành phố và cả nước bước vào thời kỳ công nghiệp 4.0./.
Thanh Vũ
Bài 2: Đào tạo nghề hướng đến tiêu chuẩn quốc tế
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN