Lịch sử đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước còn ghi nhớ địa danh liên quan đến vùng đất giàu truyền thống cách mạng như: Láng Le-Bàu Cò và “vành đai lửa” Vĩnh Lộc thuộc căn cứ Vườn Thơm. Chiến tranh đi qua, những vùng đất này đã từng bước hồi sinh, thực sự chuyển mình, hòa cùng nhịp bước phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại và nghĩa tình. Nội dung này được phản ánh qua chùm ba bài viết chủ đề: Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ phía Tây Nam Sài Gòn, nhân dịp kỷ niệm 45 năm thống nhất đất nước.
Bài 1: Những chiến công nơi bưng biền
Trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với vị trí chiến lược nằm ngay cửa ngõ vào nội đô Sài Gòn, vùng sông nước, đầm lầy, bưng biền Láng Le-Bàu Cò (thuộc xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) nói riêng, vùng căn cứ Vườn Thơm nói chung là nơi từng diễn ra nhiều chiến công vang dội, thể hiện tinh thần quả cảm của quân, dân ta quyết bảo vệ vùng đất mà kẻ địch luôn coi là “cái gai cần phải nhổ bỏ”.
Chiến thắng Láng Le-Bàu Cò
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhắc đến Nam Bộ thành đồng không thể không nhắc tới vùng căn cứ Vườn Thơm, trong đó có khu vực Láng Le-Bàu Cò. Căn cứ Vườn Thơm là tên gọi chung chỉ một vùng rộng lớn nằm cách trung tâm thành phố Sài Gòn khoảng 20 km về phía Tây. Toàn bộ căn cứ rộng khoảng gần 200 km2, gồm một số xã thuộc quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, một số xã thuộc các huyện Bến Lức, Đức Hòa, tỉnh Long An.
Theo người dân xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), tên gọi Vườn Thơm xuất phát từ lý do trước đây, người dân chủ yếu canh tác cây thơm (cây dứa) do vùng đất này vốn bị nhiễm phèn nặng. Muốn trồng thơm, người dân phải làm liếp (còn gọi là bờ, đất trên liếp phải cao để không bị ngập úng vào mùa mưa hoặc mùa nước nổi hằng năm). Nơi đây, xen kẽ với các liếp trồng thơm là sông hào để dẫn nước rửa phèn, tạo thành những luống thơm thẳng tắp, nối tiếp nhau chạy dài, đồng thời là nơi ẩn nấp thuận lợi cho du kích, bộ đội của ta trong kháng chiến.
Khu vực trung tâm của căn cứ Vườn Thơm có một số địa danh, trong đó nổi bật là khu vực sình lầy, bưng biền Láng Le-Bàu Cò ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Sở dĩ có tên gọi Láng Le-Bàu Cò là do ở đây, bên cạnh các con sông, kênh rạch chằng chịt thường có những cái láng, bàu nước, nhiều loài chim như le le, cò, diệc tìm về. Từ đó người dân gọi vùng này là Láng Le-Bàu Cò.
Dẫn chúng tôi đi thăm Khu Di tích lịch sử Láng Le-Bàu Cò, ông Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý các di tích lịch sử và dịch vụ văn hóa huyện Bình Chánh cho biết: Lịch sử còn ghi, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân địch xem bưng biền Láng Le-Bàu Cò là “cái gai phải nhổ” càng sớm càng tốt, nên thường xuyên tổ chức các trận càn có pháo binh, máy bay yểm trợ với quy mô đại đội hoặc tiểu đoàn. Ngày 15/4/1948, quân địch huy động trên 3.000 quân với mục tiêu là phá rã khu căn cứ này.
Tuy nhiên, nhờ lòng dũng cảm, tinh thần mưu trí và tài thao lược, dựa theo địa hình cùng sự hỗ trợ hết lòng của nhân dân, lực lượng vũ trang cách mạng tại Láng Le - Bàu Cò bấy giờ dù được trang bị thô sơ, lực lượng nhỏ, 4 đại đội thuộc Trung đoàn 308 (Chi đội 15), 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 306 - Phạm Hồng Thái, Trung đội nữ binh, Quốc vệ đội và dân quân du kích địa phương đã bẻ gãy trận càn của địch, phá tan âm mưu bao vây tiêu diệt lực lượng cách mạng của địch. Chiến thắng này đã mở đầu cho những thắng lợi tiếp theo trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giữ cho vùng căn cứ địa luôn sừng sững, hiên ngang ngay “sát nách” quân thù.
Đập tan cuộc hành quân tìm diệt
Bước sang giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Láng Le-Bàu Cò vẫn là nơi hiểm hóc đối với Mỹ-Ngụy, bởi quân địch biết rõ một điều: Láng Le còn Việt Cộng thì Sài Gòn không dễ an toàn. Năm 1965, giặc Mỹ đưa quân về Tân Nhựt kết hợp với ngụy quân đánh phá, ném bom, cho tàu chiến tuần tra ven sông hòng đè bẹp ý chí chiến đấu và tiêu diệt lực lượng của ta ở căn cứ Láng Le-Bàu Cò nói riêng và khu căn cứ Vườn Thơm nói chung.
Ngày 14/10/1966, chiến sĩ thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 6, Bình Tân cùng lực lượng du kích địa phương xã Tân Nhựt từ nhà dân ở ấp 1, xã Tân Nhựt “thọc sâu” xuống các ấp 3,4,5,6 của xã để tiêu diệt bộ máy kìm kẹp của địch. Địch đã cho pháo 105 ly ở chi khu Bình Chánh dọn bãi, huy động lực lượng càn vào Láng Le hòng tiêu diệt quân ta.
Ông Nguyễn Thế Hùng (sinh năm 1947, đảng viên 52 năm tuổi Đảng, một trong những người đã từng tham gia chiến đấu tại vùng đất Tân Nhựt giai đoạn 1965-1973 với biên chế thuộc lực lượng du kích và sau đó là ở lực lượng bộ đội địa phương thuộc Huyện đội Bình Chánh) kể lại: Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội và du kích, bám chặt công sự, chờ địch đến là nổ súng nên ngay trong đợt đầu tiên của trận càn, quân ta đã giành thắng lợi. Đợt đầu tiên diễn ra vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 14/10/1966, địch huy động 13 chiếc trực thăng đổ quân xuống cánh đồng lúa từ rạch Lươn Sâu, Lươn Cạn ở ấp 1 (xã Tân Nhựt).
Ngay lập tức quân ta đã nổ súng tiêu diệt gần như hoàn toàn số quân địch này. Chỉ 15 phút sau đó, địch đổ quân tiếp đợt thứ hai, lần này chúng đổ quân xa hơn, cách bờ đê của ấp 1 khoảng 100 mét. Quân ta vừa “đón đầu” địch, vừa tìm mọi cách làm rối đội hình của chúng, buộc chúng phải lùi về phía sau để một mũi quân của ta đánh chặn hậu. Trước tình hình đó, địch cho các cụm pháo bắn tới tấp vào rạch Chùa cũng nằm trên địa bàn xã Tân Nhựt và điều trực thăng bắn rốc két, máy bay F105 thả bom bi dọc theo ấp. Đợt thứ ba cũng trong chiều 14/10/1966, địch đổ quân xa hơn và lệch về phía Tây Nam (thuộc địa bàn ấp 2, xã Tân Nhựt) nhưng đã bị bộ đội cùng du kích ta đánh theo phương thức “tạt sườn” khiến quân địch rối loạn, rút chạy.
Sau hơn ba giờ chiến đấu ác liệt trong buổi chiều 14/10/1966, ta đã tiêu diệt hoàn toàn Tiểu đoàn 30 Biệt động quân của địch, tiêu diệt gần 160 tên địch, bắt sống hơn 60 tên và thu nhiều vũ khí của chúng. Trước thất bại thảm hại của trận tấn công tìm diệt theo Chiến lược Chiến tranh cục bộ, lực lượng địch từ Tiểu khu Ngụy đã điên cuồng ra lệnh cho các cụm pháo ở Bình Chánh, máy bay trực thăng phóng rốc-két, ném bom miểng, bom xăng xuống Tân Nhựt khiến 2 chiến sĩ ta hy sinh và 9 người dân thiệt mạng.
Sau trận đánh ngày 14/10/1966 một thời gian, anh du kích xã Tân Nhựt Nguyễn Thế Hùng vào bộ đội, tham gia lực lượng bộ đội địa phương thuộc Huyện đội Bình Chánh và tiếp tục chiến đấu bảo vệ căn cứ Vườn Thơm nói chung, Láng Le-Bàu Cò nói riêng.
Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý các di tích lịch sử và dịch vụ văn hóa huyện Bình Chánh, các tài liệu được lưu giữ, giới thiệu tại Khu Di tích lịch sử Láng Le-Bàu Cò đều đi đến kết luận: Thắng lợi của quân và dân ta trong trận đánh ngày 14/10/1966 đã góp phần bẻ gãy, đập tan cuộc hành quân tìm diệt, làm phá sản cuộc tiến công mùa khô của địch, củng cố vùng tranh chấp, bảo vệ căn cứ bàn đạp.
Sau chiến thắng này, cái tên Láng Le - Bàu Cò càng trở thành nỗi khiếp sợ đối với quân địch. Thắng lợi nhỏ góp vào thắng lợi lớn. Trong cuốn sách “Chiến công Láng Le- Bàu Cò” của Đảng bộ huyện Bình Chánh, nhà sử học Trần Văn Giàu từng nhận định: Tân Tạo-Tân Túc-Tân Kiên-Tân Nhựt trống trải lắm, không vườn, không rừng, chỉ có ruộng và cỏ, nhưng lòng dân là rừng núi, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước./. (Còn nữa).
Đài tưởng niệm trận Láng Le - Bàu Cò tại Khu di tích lịch sử Láng Le - Bàu Cò (xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh). Ảnh: internet |
Trong suốt giai đoạn kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với vị trí chiến lược nằm ngay cửa ngõ vào nội đô Sài Gòn, vùng sông nước, đầm lầy, bưng biền Láng Le-Bàu Cò (thuộc xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh) nói riêng, vùng căn cứ Vườn Thơm nói chung là nơi từng diễn ra nhiều chiến công vang dội, thể hiện tinh thần quả cảm của quân, dân ta quyết bảo vệ vùng đất mà kẻ địch luôn coi là “cái gai cần phải nhổ bỏ”.
Chiến thắng Láng Le-Bàu Cò
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, nhắc đến Nam Bộ thành đồng không thể không nhắc tới vùng căn cứ Vườn Thơm, trong đó có khu vực Láng Le-Bàu Cò. Căn cứ Vườn Thơm là tên gọi chung chỉ một vùng rộng lớn nằm cách trung tâm thành phố Sài Gòn khoảng 20 km về phía Tây. Toàn bộ căn cứ rộng khoảng gần 200 km2, gồm một số xã thuộc quận Bình Tân và huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, một số xã thuộc các huyện Bến Lức, Đức Hòa, tỉnh Long An.
Theo người dân xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh), tên gọi Vườn Thơm xuất phát từ lý do trước đây, người dân chủ yếu canh tác cây thơm (cây dứa) do vùng đất này vốn bị nhiễm phèn nặng. Muốn trồng thơm, người dân phải làm liếp (còn gọi là bờ, đất trên liếp phải cao để không bị ngập úng vào mùa mưa hoặc mùa nước nổi hằng năm). Nơi đây, xen kẽ với các liếp trồng thơm là sông hào để dẫn nước rửa phèn, tạo thành những luống thơm thẳng tắp, nối tiếp nhau chạy dài, đồng thời là nơi ẩn nấp thuận lợi cho du kích, bộ đội của ta trong kháng chiến.
Khu vực trung tâm của căn cứ Vườn Thơm có một số địa danh, trong đó nổi bật là khu vực sình lầy, bưng biền Láng Le-Bàu Cò ở xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Sở dĩ có tên gọi Láng Le-Bàu Cò là do ở đây, bên cạnh các con sông, kênh rạch chằng chịt thường có những cái láng, bàu nước, nhiều loài chim như le le, cò, diệc tìm về. Từ đó người dân gọi vùng này là Láng Le-Bàu Cò.
Dẫn chúng tôi đi thăm Khu Di tích lịch sử Láng Le-Bàu Cò, ông Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý các di tích lịch sử và dịch vụ văn hóa huyện Bình Chánh cho biết: Lịch sử còn ghi, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, quân địch xem bưng biền Láng Le-Bàu Cò là “cái gai phải nhổ” càng sớm càng tốt, nên thường xuyên tổ chức các trận càn có pháo binh, máy bay yểm trợ với quy mô đại đội hoặc tiểu đoàn. Ngày 15/4/1948, quân địch huy động trên 3.000 quân với mục tiêu là phá rã khu căn cứ này.
Tuy nhiên, nhờ lòng dũng cảm, tinh thần mưu trí và tài thao lược, dựa theo địa hình cùng sự hỗ trợ hết lòng của nhân dân, lực lượng vũ trang cách mạng tại Láng Le - Bàu Cò bấy giờ dù được trang bị thô sơ, lực lượng nhỏ, 4 đại đội thuộc Trung đoàn 308 (Chi đội 15), 2 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 306 - Phạm Hồng Thái, Trung đội nữ binh, Quốc vệ đội và dân quân du kích địa phương đã bẻ gãy trận càn của địch, phá tan âm mưu bao vây tiêu diệt lực lượng cách mạng của địch. Chiến thắng này đã mở đầu cho những thắng lợi tiếp theo trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, giữ cho vùng căn cứ địa luôn sừng sững, hiên ngang ngay “sát nách” quân thù.
Đập tan cuộc hành quân tìm diệt
Bước sang giai đoạn chống Mỹ cứu nước, Láng Le-Bàu Cò vẫn là nơi hiểm hóc đối với Mỹ-Ngụy, bởi quân địch biết rõ một điều: Láng Le còn Việt Cộng thì Sài Gòn không dễ an toàn. Năm 1965, giặc Mỹ đưa quân về Tân Nhựt kết hợp với ngụy quân đánh phá, ném bom, cho tàu chiến tuần tra ven sông hòng đè bẹp ý chí chiến đấu và tiêu diệt lực lượng của ta ở căn cứ Láng Le-Bàu Cò nói riêng và khu căn cứ Vườn Thơm nói chung.
Ngày 14/10/1966, chiến sĩ thuộc Đại đội 2, Tiểu đoàn 6, Bình Tân cùng lực lượng du kích địa phương xã Tân Nhựt từ nhà dân ở ấp 1, xã Tân Nhựt “thọc sâu” xuống các ấp 3,4,5,6 của xã để tiêu diệt bộ máy kìm kẹp của địch. Địch đã cho pháo 105 ly ở chi khu Bình Chánh dọn bãi, huy động lực lượng càn vào Láng Le hòng tiêu diệt quân ta.
Ông Nguyễn Thế Hùng (sinh năm 1947, đảng viên 52 năm tuổi Đảng, một trong những người đã từng tham gia chiến đấu tại vùng đất Tân Nhựt giai đoạn 1965-1973 với biên chế thuộc lực lượng du kích và sau đó là ở lực lượng bộ đội địa phương thuộc Huyện đội Bình Chánh) kể lại: Nhờ có sự kết hợp chặt chẽ giữa bộ đội và du kích, bám chặt công sự, chờ địch đến là nổ súng nên ngay trong đợt đầu tiên của trận càn, quân ta đã giành thắng lợi. Đợt đầu tiên diễn ra vào khoảng 13 giờ 30 phút ngày 14/10/1966, địch huy động 13 chiếc trực thăng đổ quân xuống cánh đồng lúa từ rạch Lươn Sâu, Lươn Cạn ở ấp 1 (xã Tân Nhựt).
Ngay lập tức quân ta đã nổ súng tiêu diệt gần như hoàn toàn số quân địch này. Chỉ 15 phút sau đó, địch đổ quân tiếp đợt thứ hai, lần này chúng đổ quân xa hơn, cách bờ đê của ấp 1 khoảng 100 mét. Quân ta vừa “đón đầu” địch, vừa tìm mọi cách làm rối đội hình của chúng, buộc chúng phải lùi về phía sau để một mũi quân của ta đánh chặn hậu. Trước tình hình đó, địch cho các cụm pháo bắn tới tấp vào rạch Chùa cũng nằm trên địa bàn xã Tân Nhựt và điều trực thăng bắn rốc két, máy bay F105 thả bom bi dọc theo ấp. Đợt thứ ba cũng trong chiều 14/10/1966, địch đổ quân xa hơn và lệch về phía Tây Nam (thuộc địa bàn ấp 2, xã Tân Nhựt) nhưng đã bị bộ đội cùng du kích ta đánh theo phương thức “tạt sườn” khiến quân địch rối loạn, rút chạy.
Sau hơn ba giờ chiến đấu ác liệt trong buổi chiều 14/10/1966, ta đã tiêu diệt hoàn toàn Tiểu đoàn 30 Biệt động quân của địch, tiêu diệt gần 160 tên địch, bắt sống hơn 60 tên và thu nhiều vũ khí của chúng. Trước thất bại thảm hại của trận tấn công tìm diệt theo Chiến lược Chiến tranh cục bộ, lực lượng địch từ Tiểu khu Ngụy đã điên cuồng ra lệnh cho các cụm pháo ở Bình Chánh, máy bay trực thăng phóng rốc-két, ném bom miểng, bom xăng xuống Tân Nhựt khiến 2 chiến sĩ ta hy sinh và 9 người dân thiệt mạng.
Sau trận đánh ngày 14/10/1966 một thời gian, anh du kích xã Tân Nhựt Nguyễn Thế Hùng vào bộ đội, tham gia lực lượng bộ đội địa phương thuộc Huyện đội Bình Chánh và tiếp tục chiến đấu bảo vệ căn cứ Vườn Thơm nói chung, Láng Le-Bàu Cò nói riêng.
Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý các di tích lịch sử và dịch vụ văn hóa huyện Bình Chánh, các tài liệu được lưu giữ, giới thiệu tại Khu Di tích lịch sử Láng Le-Bàu Cò đều đi đến kết luận: Thắng lợi của quân và dân ta trong trận đánh ngày 14/10/1966 đã góp phần bẻ gãy, đập tan cuộc hành quân tìm diệt, làm phá sản cuộc tiến công mùa khô của địch, củng cố vùng tranh chấp, bảo vệ căn cứ bàn đạp.
Sau chiến thắng này, cái tên Láng Le - Bàu Cò càng trở thành nỗi khiếp sợ đối với quân địch. Thắng lợi nhỏ góp vào thắng lợi lớn. Trong cuốn sách “Chiến công Láng Le- Bàu Cò” của Đảng bộ huyện Bình Chánh, nhà sử học Trần Văn Giàu từng nhận định: Tân Tạo-Tân Túc-Tân Kiên-Tân Nhựt trống trải lắm, không vườn, không rừng, chỉ có ruộng và cỏ, nhưng lòng dân là rừng núi, góp phần cùng quân dân cả nước làm nên cuộc Tổng tiến công và nổi dậy giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước./. (Còn nữa).
Thanh Trà-Minh Hưng-Hồng Nhung
Bài 2: Vành đai lửa Vĩnh Lộc
Bài 2: Vành đai lửa Vĩnh Lộc
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN