Sáng 30/4, tại Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị, đã long trọng tổ chức Lễ Thượng cờ "Thống nhất non sông" năm 2020, nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 48 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Trị (1/5/1972 - 1/5/2020).
Để việc bảo tồn, phát huy giá trị của các di tích lịch sử đạt hiệu quả cao không thể tách rời các hoạt động quảng bá, giáo dục truyền thống gắn với phát triển du lịch, đưa du khách về thăm những địa danh lịch sử, tìm hiểu giá trị của từng di tích. Đây cũng chính là loại hình du lịch được nhiều địa phương coi trọng phát triển bằng nhiều biện pháp đồng bộ, hợp lý.
Trải qua các giai đoạn lịch sử hào hùng, vùng đất Nam Bộ hôm nay còn lưu giữ hệ thống các di tích khắc ghi tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông đã có công khai mở, gìn giữ, chống giặc ngoại xâm bảo vệ non sông. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Nam Bộ thành đồng là nơi diễn ra nhiều chiến công vang dội góp phần làm nên thắng lợi, thống nhất non sông.
Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
Xã Mỹ Trung, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, có vị trí địa lý hết sức đặc biệt, nằm sâu trong vùng Đồng Tháp Mười, nơi tiếp giáp giữa huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và huyện Tháp Mười (tỉnh Đồng Tháp). Tại đây, hai xã Mỹ Trung (huyện Cái Bè) và Phú Điền (huyện Tháp Mười) chỉ cách nhau bởi một con kênh Bằng Lăng quanh năm chở nặng phù sa, vun bồi cho những cánh đồng lúa trải một màu xanh ngút mắt.
Nhân kỷ niệm 45 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020), Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và Câu lạc bộ truyền thống kháng chiến Khối lực lượng vũ trang Sài Gòn - Gia Định giới thiệu chương trình du lịch “Theo dấu chân biệt động Sài Gòn” đến du khách trong và ngoài nước tại Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 29/4.
Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Với việc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Phái đoàn quân sự của ta tại Trại Davis hoàn thành nhiệm vụ và chấm dứt hoạt động. Đã 45 năm trôi qua, những ký ức của cán bộ, chiến sĩ ta trong lòng địch vẫn lưu mãi. Trại Davis đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia, như một sự khẳng định về vai trò của quân ta trong Cách mạng. Những người từng tham gia Phái đoàn đang mong ngóng từng ngày Trại Davis được phục dựng lại, như một minh chứng hào hùng của cuộc đấu tranh cách mạng giữa lòng địch, với nhiều cam go, gian khổ nhưng kiên cường bất khuất của những người chiến sĩ cách mạng.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975.
Nhà báo - Nghệ sỹ nhiếp ảnh Đinh Quang Thành nguyên là phóng viên Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN), một trong số những nhà báo được phân công tham gia “Tổ mũi nhọn” theo bộ đội vào Giải phóng Sài Gòn tháng 4/1975. Ở tuổi 85, cái tuổi xưa nay hiếm nhưng ông vẫn khỏe mạnh, nhanh nhẹn và minh mẫn lắm, mái tóc bạc trắng, gương mặt hồng hào, giọng nói sang sảng... Qua lời kể của ông, câu chuyện lịch sử cách đây 45 năm mà ông trực tiếp tham gia hiện lên một cách sống động, đầy cảm xúc. Đối với ông, đó là những năm tháng không thể nào quên.
Trên đà chiến thắng giòn giã khắp chiến trường miền Nam, trong tháng 2-3/1975, quân và dân tỉnh Cà Mau đã chiến thắng nhiều trận đánh quan trọng. Từ đó, vùng giải phóng được mở rộng, tạo thế liên hoàn giữa các huyện, hình thành thế bao vây cô lập địch ở thị xã Cà Mau và các chi khu, phân chi khu, làm tiền đề cho lãnh đạo tỉnh chủ trương phát triển lực lượng lớn mạnh vượt bậc, toàn diện, tiến tới tự lực giải phóng thị xã Cà Mau.
Cách đây đúng 45 năm, lực lượng phóng viên tin, ảnh của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã ở trên tuyến đầu của công tác thông tin, góp phần phản ánh một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài 3 trong loạt bài viết về những ký ức, đóng góp của đội ngũ phóng viên TTXVN, nhất là Thông tấn xã Giải phóng những ngày tháng lịch sử của đất nước cách đây 45 năm.
Cách đây đúng 45 năm, lực lượng phóng viên tin, ảnh của Việt Nam Thông tấn xã và Thông tấn xã Giải phóng đã ở trên tuyến đầu của công tác thông tin, góp phần phản ánh một trong những chiến công vĩ đại nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) trân trọng giới thiệu bài 2 trong loạt bài viết về những ký ức, đóng góp của đội ngũ phóng viên TTXVN, nhất là Thông tấn xã Giải phóng những ngày tháng lịch sử của đất nước cách đây 45 năm.
Thành lập đến nay đã 75 năm, Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) là cơ quan thông tin chiến lược, tin cậy của Đảng, Nhà nước, là Hãng thông tấn Quốc gia mạnh trong khu vực. Đã có lớp lớp phóng viên TTXVN có mặt trên mọi miền đất nước, mọi thời kỳ cách mạng nhưng GP10 là lớp phóng viên đặc biệt - "Phóng viên chiến trường", xứng đáng là một danh hiệu, góp phần làm rạng danh lịch sử vẻ vang của TTXVN (GP10: Giải Phóng - khóa 10). Đây là lớp phóng viên được đào tạo cho trận đánh cuối cùng để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Trong cuộc đời nghề nghiệp, dù đã từng ở cương vị Phó Tổng Giám đốc TTXVN nhưng với Nhà báo Trương Đức Anh những ngày tháng tác nghiệp nơi chiến trường Quảng Trị năm 1972 thực sự vẫn luôn là quãng thời gian đáng nhớ và đáng sống. Trong những ngày tháng 4 lịch sử này, cuộc trò chuyện với người phóng viên chiến trường năm xưa đầy ắp kỷ niệm và hồi ức. Với những phóng viên trẻ như chúng tôi, đây thực sự là một may mắn.
Sau 45 năm giải phóng và 23 năm tái lập tỉnh, vùng “đất lửa Bình Phước” đang đổi thay từng ngày. Trên tuyến Quốc lộ 13, từ huyện Chơn Thành về đến Khu căn cứ cách mạng Tà Thiết -Lộc Ninh xưa, ngày nay đã mọc lên 5 khu công nghiệp tập trung. Gần Cửa khẩu quốc tế Hoa Lư, một khu kinh tế với diện tích hơn 20.000 ha cũng được xây dựng.
Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng là một trong những dấu ấn không quên của không quân Việt Nam. Trận đánh không chỉ có ý nghĩa trong hiệp đồng tác chiến của Quân đội ta mà còn khẳng định sự mưu trí, sáng tạo của lực lượng Không quân cách mạng trong những ngày quyết định thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
U Minh Thượng (Kiên Giang) là vùng căn cứ địa cách mạng, kiên cường suốt mấy chục năm kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, là nơi chi bộ Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Kiên Giang được thành lập. Trên từng tấc đất, máu của hàng vạn đồng bào, chiến sĩ đã đổ xuống để giành lại độc lập, tự do.
Để có được trận đánh bom “để đời” vào Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, phía sau những phi công anh hùng là một đội ngũ kỹ thuật tài năng, được tuyển chọn gấp rút cho kế hoạch lấy máy bay địch đánh địch. Phần lớn những cán bộ kỹ thuật này chưa từng “làm quen” với máy bay của Mỹ nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn, họ đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Ngay sau khi chiếm được sân bay Đà Nẵng cùng với những máy bay địch bỏ lại, chúng ta đã triển khai ngay kế hoạch cho trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Những chiếc máy bay hư hỏng được sửa chữa. Những phi công giỏi được huấn luyện gấp rút để chuyển loại máy bay. Tất cả diễn ra nhanh chóng và thu được kết quả là hạ sân bay Tân Sơn Nhất, gây tê liệt đường hàng không của địch, góp phần vào thành công chung của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trận ném bom của Phi đội Quyết Thắng vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã được nhắc đến nhiều trong sử sách. Phi đội đã đánh trúng khu máy bay chiến đấu, phá hủy 24 chiếc máy bay quân sự các loại, một kho nhiên liệu chứa đầy xăng bốc cháy, gây thương vong hàng trăm binh lính ngụy, số sống sót đều bỏ chạy tán loạn. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt. Trận không kích thành công rực rỡ, đánh trúng mục tiêu đã xác định và đảm bảo an toàn cho lực lượng của ta ở Trại Davis, chỉ cách mục tiêu 300m.
Thắng lợi của quân và dân ta trong chiến dịch Đường 9-Khe Sanh, tháng 7/1968, không những đưa Hướng Hóa trở thành huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Trị và miền Nam được giải phóng mà còn tạo yếu tố quan trọng trong chiến thắng Xuân Hè 1972, giải phóng Quảng Trị; tạo đà cho cuộc Tổng tấn công mùa Xuân lịch sử năm 1975 để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chiến thắng 19/4/1975 giải phóng thị xã Phan Thiết (Bình Thuận) đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu mốc chói lọi, làm thay đổi cục diện và tạo đà cho Chiến dịch Hồ Chí Minh, làm nên Đại thắng mùa Xuân năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. 45 năm qua, Bình Thuận đã thay “da đổi thịt”, vươn mình phát triển đầy ấn tượng. Quân và dân Bình Thuận tiếp tục chung sức, chung lòng xây dựng quê hương ngày càng giàu mạnh xứng đáng với truyền thống yêu nước vẻ vang của vùng đất kiên cường.
Sau khi đập tan “Tuyến phòng thủ từ xa” của Ngụy quyền Sài Gòn, lúc 9 giờ 30 ngày 16/4/1975, cờ Mặt trận Giải phóng đã tung bay trên đỉnh Tòa hành chính - cơ quan đầu não Ngụy quyền tại Ninh Thuận. Tỉnh Ninh Thuận hoàn toàn giải phóng. Tuyến phòng thủ từ xa bảo vệ Sài Gòn bị đập tan đã tạo thế mở đường cho quân ta tiến vào giải phóng Sài Gòn, kết thúc thắng lợi Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
Những ngày này, Trung tá Nguyễn Trọng Nghĩa (72 tuổi) như sống lại một thời hào hùng gắn bó với Đại đội Đặc công 311 do ông trực tiếp chỉ huy chiến đấu đập tan “Lá chắn thép Phan Rang”, giải phóng Ninh Thuận vào ngày 16/4/1975.