Nhân 45 năm thống nhất đất nước: Giải phóng thị xã Cà Mau - ngày non sông nối liền một dải

Nhân 45 năm thống nhất đất nước: Giải phóng thị xã Cà Mau - ngày non sông nối liền một dải
Bộ đội địa phương thị xã Cà Mau tiến vào giải phóng thị xã. Ảnh: TTXVN
Bộ đội địa phương thị xã Cà Mau tiến vào giải phóng thị xã. Ảnh: TTXVN

Chủ động trước thế nước dâng cao

Từ năm 1974, địch thất bại nặng, lực lượng chủ lực của địch có giảm xuống nhưng hệ thống đồn bốt trong tỉnh Cà Mau còn nhiều, đồng thời địch cũng dồn sức nâng lực lượng cơ động lên. Thời điểm đó, tại các chi khu như: Thới Bình, Rạch Ráng, Cái Đôi, Tân Duyệt… đều có các lực lượng cơ động của địch. Chỗ nào bị ta tấn công không giữ nổi, địch chạy dồn về chi khu hoặc chốt tiểu đoàn, tổng số lực lượng trên 10.000 tên. Về phía ta, phong trào đấu tranh chính trị, binh vận ngày càng lên cao. Việc kết hợp ba mũi giáp công vũ trang, chính trị, binh vận có nhiều sáng tạo, tạo khí thế hồ hởi, phấn khởi trong toàn quân.

Trước khí thế dâng cao, chủ trương của ta là tấn công nhiều hướng, bao vây siết chặt điểm, diệt đồn chống địch tái chiếm, phát triển du kích, trang bị cho lực lượng tại chỗ cùng giữ, mở vùng, có điều kiện giải phóng xã, huyện, tiến lên giải phóng tỉnh. Từ tháng 12/1974 - 20/4/1975, ta tiêu diệt, bức hàng, bức rút 115 vị trí, 140 đồn bốt, làm tan rã 3.000 tên địch, thu giữ 1.000 khẩu súng các loại, giải phóng 30/43 xã, 81 ấp, trong đó có 4 huyện được giải phóng cơ bản gồm: Ngọc Hiển, Cái Nước, Trần Văn Thời và Thới Bình.

Nhằm chuẩn bị cho chiến dịch giải phóng thị xã Cà Mau, Khu ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu 9 giao nhiệm vụ cho tỉnh Cà Mau tự lực hoàn toàn giải phóng tỉnh và sẵn sàng chi viện khi có lệnh của Quân khu với tinh thần “thần tốc, táo bạo, chắc thắng”. Về tổ chức lực lượng, trong 10 ngày phải có 11 tiểu đoàn, mỗi huyện phải có tiểu đoàn riêng.

Đại tá Lê Trung Tính (Tám Tính) khi đó là Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn U Minh 2, bồi hồi kể lại: Để chuẩn bị cho trận đánh cuối cùng này, ngay từ tháng 3/1975, Tỉnh đội Cà Mau đã tổ chức nghiên cứu chiến trường, huấn luyện lực lượng theo phương án tác chiến với hình thức bí mật kỳ tập để đánh vào các mục tiêu được giao; tổ chức lực lượng đứng chân cách thị xã Cà Mau khoảng 13 – 14 km. Qua đó, ta đã chủ động đề ra hai phương án tấn công.

Phương án thứ nhất, sau khi phá vùng ven, ta nhanh chóng đưa lực lượng từng mũi áp sát các mục tiêu đã phân công; khi xuất hiện thời cơ, bộ đội nòng cốt bao vây tấn công, buộc địch hạ súng đầu hàng toàn bộ. Phương án hai, nếu địch ngoan cố tử thủ đến cùng, ta đưa lực lượng bao vây từng vùng, tạo thế đứng vững chắc, kết hợp ba mũi gọi hàng, nội ứng nổi dậy bên trong, phát động quần chúng nổi dậy làm chủ từng khu phố, giải quyết từng mục tiêu đi đến dứt điểm.

Trong đó, ta chia thành bốn hướng tấn công nhưng trọng yếu là hướng Bắc và Đông Cà Mau. Hướng Bắc bố trí sử dụng ba tiểu đoàn, mục tiêu đánh vào tiểu khu, Dinh Tỉnh trưởng, Tỉnh phó, Tòa hành chính, Khám giam, do ông Nguyễn Hồng Cơ, Chính trị viên Tỉnh đội và ông Bùi Hữu Mi, Tỉnh đội trưởng, chỉ huy. Hướng Đông Cà Mau sử dụng ba tiểu đoàn, mục tiêu đánh vào hậu cứ Trung đoàn 32 ngụy, sân bay mới, lộ 4 tới Chi khu Tắc Vân, do ông Trần Thanh Liêm, Tỉnh đội phó, Tham mưu trưởng và ông Đoàn Quang Vũ, Chính trị viên phó Tỉnh đội, chỉ huy.

Đơn vị nữ pháo binh tiến vào giải phóng thị xã Cà Mau. Ảnh: TTXVN
Đơn vị nữ pháo binh tiến vào giải phóng thị xã Cà Mau.
 Ảnh: TTXVN

Từ ngày 23/4/1975, các hướng tiến công chủ yếu là Bắc, thứ yếu là Đông, hướng phối hợp là Tây và Nam đã đồng loạt nổ súng. Các đợt tiến công của ta đã giành thắng lợi giòn giã. Vùng ven thị xã Cà Mau ta đã làm chủ, các lực lượng tiếp cận các cơ quan đầu não Tiểu khu An Xuyên.

Trong ngày 29/4, được lệnh của quân khu, cuộc tổng tiến công vào thị xã bắt đầu. Tiểu đoàn U Minh 3 tiến công vào Phân chi khu Hòa Thành lần thứ hai kết hợp quần chúng nổi dậy. Trong vòng 20 phút chiến đấu, ta giải phóng hoàn toàn Phân chi khu Hòa Thành, cửa ngõ hướng Đông Nam thị xã được mở.

Đêm 29/4, tại phía Bắc lộ 4, Tiểu đoàn U Minh 2, Tiểu đoàn 4 và Đại đội pháo tiến công cùng một lúc vào Đồn Xi Cách và Đồn Cái Nhúc, Đồn Xi Cách bị tiêu diệt, Đồn Cái Nhúc đầu hàng. Qua đó, ta bao vây tiến công Đồn Cầu Số 2, Phân chi khu Lộ Tẻ (Tân Thành), địch tháo chạy. Về phía Đông, Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 5 tiến công tiêu diệt Đồn Ao Kho. Như vậy, tiếp theo cửa ngõ phía Đông, cửa ngõ Đông Bắc được mở sát vào Sân bay Cà Mau.

Riêng phía Nam, sáng 30/4/1975, ta tiêu diệt toàn bộ quân địch trên lộ xe Cà Mau - Cái Nước sát thị xã. Với thuận lợi trên, ta quyết định đêm 30/4 đưa lực lượng vào thị xã Cà Mau tấn công các mục tiêu theo kế hoạch. Tuy nhiên, vào trưa 30/4/1975, Tổng thống ngụy quyền Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Tình hình chuyển biến nhanh chóng, kế hoạch tiến công phải thay đổi, ta quyết định lựa chọn phương án thứ nhất theo kế hoạch đã lên từ trước.

Theo Đại tá Lê Trung Tính, lúc này bọn ngụy quyền ở Cà Mau phân hóa dữ dội, phần lớn đã tê liệt, chỉ còn một số sĩ quan chỉ huy làm ra vẻ hung hăng quyết chiến, tử thủ. Ta dùng máy thông tin vô tuyến gọi tên Đại tá Tỉnh trưởng Nhan Nhựt Chương đầu hàng và ra lệnh cho các chi khu còn lại nộp vũ khí. Tuy nhiên, Nhan Nhựt Chương chần chừ xin đến sáng hôm sau sẽ thực hiện. Không chờ đến sáng, Ban Chỉ huy tiền phương Tỉnh đội ra lệnh cho các mũi từ bốn hướng kiên quyết tiến vào trung tâm thị xã. Rạng sáng 1/5/1975, tên Tỉnh trưởng Nhan Nhựt Chương lên máy bay L19 trốn thoát. Cùng ngày, tên Tỉnh phó, Tham mưu trưởng ra gặp quân ta nhận đầu hàng và mời vào bàn giao chính quyền về tay quân cách mạng.

Những chứng nhân của thời khắc lịch sử

Đại tá Lê Trung Tính (Tám Tính) năm nay đã tròn 80 tuổi. Ông cho biết, lúc sinh thời, đồng chí Nguyễn Hồng Cơ (Ba Báu), nguyên Chính trị viên Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã từng kể với ông nhiều chi tiết thú vị xung quanh chiến dịch giải phóng và tiếp quản thị xã Cà Mau khi xưa mà ít người được biết. Ông Ba Báu không chỉ là một trong những người trực tiếp tham gia chỉ huy chiến dịch, mà còn là thành viên đóng góp tích cực cho quá trình hình thành, hoàn chỉnh lịch sử Đảng bộ tỉnh, lịch sử Tỉnh đội tỉnh Cà Mau sau này.

Những tấm Huân chương mà Đại tá Tám Tính luôn trân trọng, gìn giữ. Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN
Những tấm Huân chương mà Đại tá Tám Tính luôn trân trọng, gìn giữ.
Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN

Một trong những chi tiết đáng nhớ là vào tối 30/4/1975, Tỉnh trưởng Nhan Nhựt Chương xin hàng và hẹn sáng 1/5 gặp đại diện phía ta tại Hãng nước mắm Việt Hương, phường 4. Tuy nhiên, khi xe vừa chạy qua dốc Cầu Quay, chiếc “đầm già” - L19 chở Nhan Nhựt Chương bỏ trốn đột ngột về phía sân bay. Đồng thời khi đó, tên Tỉnh phó, Tham mưu trưởng đã ra đón tiếp và làm việc với hai đồng chí Ba Báu và Bùi Hữu Mi. Các mũi chủ lực của ta, mũi phía Bắc đã tiến đến các vị trí trọng yếu. Buổi họp giữa ta và địch, thành phần gồm các đồng chí chỉ huy chiến dịch của ta và rất đông sĩ quan ngụy. Cán bộ cấp tiểu đoàn không ai có mặt vì phải bảo đảm tác chiến tại đơn vị mình.

Anh Ba Báu từng kể rất kỹ về chi tiết này. Hôm đó trời đổ mưa rất lớn. Ngồi nói chuyện với anh Ba Báu, tên Tỉnh phó, Tham mưu trưởng giãi bày: “Từ nhỏ, tôi theo con đường binh nghiệp, không có tấc đất, không nhà, giờ không biết về đâu!”. Sau đó, tên Tỉnh phó về dinh thự của mình, phía ta khéo léo cử đồng chí Mai Thanh Ân (Bảy Khế), theo “bảo vệ” với một tiểu đội. Đồng chí Bảy Khế được tên Tỉnh phó tặng một khẩu rulo báng ngà voi. Khi đưa súng, tên Tỉnh phó còn nói: “Lúc nãy, tôi chưa bàn giao khẩu súng này là vì chưa biết rõ thái độ của các ông. Nếu có chuyện gì, tôi sẽ dùng khẩu súng này tự kết liễu”.

Tiếp đó, Bạc Liêu hoàn toàn giải phóng mà không tốn một viên đạn, không đổ một giọt máu. Cuộc đàm phán ngày 30/4/1975 giữa ta và đại diện phía địch là Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp đã diễn ra tốt đẹp ngoài sự mong đợi. Két thúc cuộc đàm phán, Tỉnh trưởng Nguyễn Ngọc Điệp đã mời đồng chí Ba Vị ăn một bữa cơm toàn thắng với món canh bồn bồn nấu với cá rô.

Từ ngày 30/4/1975, tỉnh Cà Mau và tỉnh Bạc Liêu đã hoàn toàn giải phóng, non sông đã liền một dải. Nơi địa đầu cực Nam Tổ quốc đã hòa chung với khí thế cả nước để cùng bước sang một giai đoạn lịch sử hoàn toàn mới: Kỷ nguyên của hòa bình, độc lập và phát triển.

Đại tá Lê Trung Tính với những kỷ vật thời chiến tranh. Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN
Đại tá Lê Trung Tính với những kỷ vật thời chiến tranh.
Ảnh: Huỳnh Thế Anh - TTXVN

Chiến tranh đã lùi xa gần nửa thế kỷ, nhưng trong ký ức của Đại tá Lê Trung Tính vẫn còn nguyên vẹn như vừa mới hôm qua. “Niềm vui của ngày giải phóng thật khó để diễn tả được. Vui sướng, tự hào nhưng nước mắt lại chực trào. Trước khi tham gia vào chiến dịch, anh em đồng đội đã mường tượng ra ngày toàn thắng ở rất gần với dân tộc rồi. Thế nhưng, trước đó vài ngày, nhiều anh em đồng đội đã ngã xuống hy sinh, không được tận mắt chứng kiến thời khắc lịch sử mà mình đã dành cả tuổi trẻ để đấu tranh và mong mỏi.”

Những năm tháng kháng chiến hào hùng, khí thế đấu tranh cách mạng và giây phút hạnh phúc khi quê hương được giải phóng đã trở thành những ký ức mãi mãi không thể nào quên đối với Đại tá Lê Trung Tính. Các đồng chí Ba Báu, Ba Vị và nhiều chứng nhân lịch sử giờ đây đều đã đi xa. Hành trang mà ông Tám Tính mang theo lại dày thêm những ký ức về đồng đội… Cống hiến to lớn của biết bao người lính để đem lại hòa bình, thống nhất đất nước sẽ mãi là những giá trị thiêng liêng được các thế hệ sau gìn giữ và tiếp nối.
Huỳnh Anh
 

Có thể bạn quan tâm

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 9/4/2025: Khu vực miền Đông Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 9/4, tại Nam Bộ nền nhiệt độ thấp nhất từ 24-27 độ C, độ cao nhất 33-36 độ C, có mây, ngày nắng. Riêng khu vực miền Đông Nam Bộ có nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió đông cấp 2-3. Trong mưa dông cảnh báo có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Đưa vào sử dụng bếp ăn cho học sinh vùng núi Hà Giang

Chiều 8/4, tại xã Quảng Ngần, Hội Chữ thập đỏ tỉnh Hà Giang phối hợp với Tổng hội Nhất Quán Đạo Việt Nam khánh thành và đưa vào sử dụng công trình bếp ăn tại Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học Cơ sở Quảng Ngần (huyện Vị Xuyên, Hà Giang).

Chúc mừng đồng bào Khmer ở Cần Thơ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Chúc mừng đồng bào Khmer ở Cần Thơ nhân dịp Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây

Sáng 8/4, Bộ trưởng Bộ Dân tộc và Tôn giáo Đào Ngọc Dung cùng lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã đến thăm, tặng quà và chúc mừng Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây năm 2025 tại Hội đoàn kết sư sãi yêu nước thành phố Cần Thơ và chùa Munirăngsây ở quận Ninh Kiều; Học viện Phật giáo Nam tông Khmer; dự khánh thành nhà ở của hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại ấp Thới Hiệp A (thị trấn Thới Lai, huyện Thới Lai) trong chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Lật xe khách lúc nửa đêm làm một người chết, 6 người bị thương ở Bình Định

Sáng 8/4, Chủ tịch UBND xã Phước Thành (huyện Tuy Phước, Bình Định) xác nhận, khoảng 0 giờ ngày 8/4, xe khách lưu thông từ hướng Đắk Lắk khi qua Quốc lộ 19C (địa phận xã Phước Thành, huyện Tuy Phước) bất ngờ mất lái, lật xuống đường. Vụ tai nạn làm một người chết và 6 người bị thương.

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Thanh Hóa có gần 2.000 tổ, đội quần chúng tham gia bảo vệ rừng

Hiện tỉnh Thanh Hóa có trên 647.000 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên chiếm hơn 393.000 ha. Để làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân các thôn, bản tham gia tổ, đội quần chúng quản lý, bảo vệ rừng. Hiện tỉnh Thanh Hóa có 1.960 tổ đội quần chúng bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng ở các thôn, bản. Nhờ đó, họ kịp thời ngăn chặn tình trạng xâm lấn rừng, khai thác, vận chuyển gỗ trái phép và làm tốt việc phòng cháy, chữa cháy rừng tại địa phương.

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Dập tắt đám cháy lớn ở thành phố Buôn Ma Thuột

Tối 7/4, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Đắk Lắk) thông tin, đơn vị đã khống chế, dập tắt đám cháy lớn trên đường Đinh Núp, thuộc liên gia 10, phường Tân Lập, thành phố Buôn Ma Thuột, không để cháy lan sang khu dân cư.

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Bảo tồn các loài động vật quý hiếm tại Pù Hu

Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên Pù Hu, tỉnh Thanh Hóa thời gian qua đã liên tục đặt bẫy ảnh tại nhiều khu vực rừng tự nhiên, phát hiện và ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã, quý hiếm đã có tên trong Sách đỏ Việt Nam, thế giới. Kết quả này góp phần khẳng định tính đa dạng sinh học của hệ động vật trong Khu bảo tồn, góp phần bảo tồn các loài động vật quý hiếm.

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Giảm nghèo bền vững trong vùng đồng bào Khmer​ tỉnh Kiên Giang

Tỉnh Kiên Giang có đông đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ gần 15% dân toàn tỉnh. Trong đó, đồng bào Khmer chiếm trên 13%, với hơn 56.000 hộ, khoảng 237.000 nhân khẩu. Những năm qua, nhờ thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước cùng tinh thần nhạy bén, nỗ lực vươn lên, hàng nghìn hộ Khmer đã thoát nghèo, đời sống vật chất, tinh thần không ngừng được cải thiện.

Thời tiết ngày 26/3/2025: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, Đông Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 7/4/2025: Khu vực phía Bắc sáng và đêm trời lạnh

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 7/4, tại khu vực phía Bắc và từ Thanh Hóa đến Huế, sáng và đêm trời lạnh. Thời tiết của ngày cuối cùng trong kỳ nghỉ lễ không thuận lợi khi nhiều nơi tại các địa bàn khu vực từ Huế trở ra phía Bắc được dự báo có mưa, thậm chí dông và có khả năng xảy ra mưa đá.

Lực lượng chức năng xã Đăk Na, huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) hỗ trợ những hộ dân bị ảnh hưởng do mưa đá kèm gió lốc khắc phục hậu quả. Ảnh: TTXVN phát

Mưa đá kèm gió lốc khiến làm sập nhà rông ở Kon Tum

Ngày 6/4, Ủy ban nhân dân xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum) thông tin về việc, trên địa bàn xuất hiện một trận mưa đá kèm theo gió mạnh khiến một nhà rông bị sập, nhiều căn nhà bị tốc mái, không xảy ra thiệt hại về người.

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 6/4/2025: Bắc Bộ có mưa, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 6/4, vùng núi Bắc Bộ có mưa, mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-30 mm, có nơi trên 60 mm. Miền Đông Nam Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 35-36 độ C, có nơi trên 36 độ C. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

 Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Lật xe khách trên Quốc lộ 1A, 3 người bị thương

Tối 5/4, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn xã Hải Trường, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe khách và xe máy khiến 3 người bị thương.

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Phản hồi thông tin TTXVN: Thị xã Đức Phổ (Quảng Ngãi) kiểm tra mỏ đá, nhà máy băm dăm gây ô nhiễm

Liên quan đến bài viết của phóng viên TTXVN “Người dân Quảng Ngãi bức xúc vì ô nhiễm từ mỏ đá và nhà máy băm dăm gỗ”, ngày 5/4, ông Bùi Văn Lý - Chủ tịch Ủy ban nhân dân thị xã Đức Phổ cho biết, Ủy ban nhân dân thị xã đã lập đoàn kiểm tra thực tế tại mỏ đá Vạn Lý và Nhà máy băm dăm Vạn Lý.

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Đắk Lắk xử lý dứt điểm ngay khi mới phát hiện dịch bệnh trên đàn vật nuôi

Phó Chi cục trưởng phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Đắk Lắk) Trần Ngọc Sơn cho biết, đàn vật nuôi trên địa bàn tỉnh tăng trưởng ổn định, bình quân tăng 6 - 7%/năm. Dư địa ngành chăn nuôi của tỉnh còn khá lớn, tuy nhiên phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi còn gặp nhiều khó khăn.

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Cửa biển cạn dòng do thủy triều xuống bất thường khiến ngư dân gặp khó

Nhiều ngày qua do thủy triều xuống thấp bất thường khiến mực nước cửa biển Lạch Vạn (huyện Diễn Châu) vốn đã nông càng trở nên cạn dòng, tàu thuyền của ngư dân không thể ra, vào cửa biển theo đúng lịch trình như thường lệ. Điều đáng ngại là nhiều tàu, thuyền đã mắc cạn khi vào cửa biển.

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Dạy Giáo dục địa phương từ nguồn "tài nguyên sống"

Học tập, tham quan tại bảo tàng, các di tích văn hóa, lịch sử hay trực tiếp từ các nghệ nhân dân gian, chuyên gia, già làng… đã mang lại những tiết học Giáo dục địa phương sống động cho học sinh ở Nghệ An. Những tiết học thực tế giúp học sinh tiếp thu kiến thức tự nhiên, hiệu quả, góp phần bồi dưỡng niềm tự hào, tình yêu quê hương, ứng dụng những điều đã học vào thực tiễn.

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Bắc Kạn trồng mới rừng tập trung và cây phân tán đạt hơn 138%

Theo UBND tỉnh Bắc Kạn, thực hiện Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”, trong 4 năm (từ năm 2021 đến 2024), các cơ quan, đơn vị, địa phương, nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã hưởng ứng và tham gia tích cực các phong trào trồng cây, trồng rừng do UBND tỉnh và các ngành, địa phương phát động.

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề

Các làng nghề không chỉ tạo việc làm thường xuyên, nâng cao thu nhập cho lao động tại chỗ ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc mà còn góp phần gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển làng nghề xen kẽ giữa khu dân cư đã và đang gây ra những hệ lụy không nhỏ về vấn đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân.