Chiến công vang dội của Phi đội Quyết Thắng được lan truyền rộng rãi, nhưng những câu chuyện “phía sau” về công tác chuẩn bị và tiến hành trận đánh thì lại ít người biết đến… Từ khâu lên ý tưởng từ sau chiến lợi phẩm thu được, những cán bộ kỹ thuật ngày đêm khôi phục số máy bay tiêm kích A-37 của Mỹ, đến 5 ngày chuyển loại cấp tốc của phi công ta… Sau 45 năm, những phi công, cán bộ kỹ thuật đều đã lớn tuổi, nhưng những dấu ấn, điểm mốc quan trọng của trận ném bom năm xưa vẫn không phai mờ trong tâm trí họ.
TTXVN trân trọng giới thiệu loạt 4 bài về ký ức của Phi đội Quyết thắng về trận ném bom lịch sử năm xưa, góp phần to lớn vào Chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Bài 1: “Cú đấm” bất ngờ vào sân bay Tân Sơn Nhất
Khi quân ta giải phóng được Đà Nẵng, chiếm sân bay và căn cứ Sư đoàn không quân số 1 của Việt Nam Cộng hòa, một ý tưởng táo bạo được Bộ Tổng Tư lệnh cũng như Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân (Quân chủng) xây dựng từ “chiến lợi phẩm” thu được. Kế hoạch dùng máy bay địch đánh địch được xác lập nhằm tạo ra cú đấm bất ngờ trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hình thành hướng đánh mới
Ngày 29/3/1975, quân ta giải phóng thành phố Đà Nẵng, chiếm sân bay và căn cứ Sư đoàn không quân số 1 của Việt Nam Cộng hòa. Số máy bay thu được có 17 máy bay cường kích A-37 do Mỹ chế tạo. Đây là loại máy bay hai người lái chuyên dùng ném bom. Từ số vũ khí này, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân và Bộ Tổng tư lệnh đã hình thành hướng chiến thuật mới, đó là dùng máy bay thu được để đánh địch. Phương án này đã được Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp phê duyệt.
Trên cơ sở đó, ngày 2/4, Quân chủng Phòng không - Không quân đã triển khai lực lượng cán bộ kỹ thuật giỏi, đưa vào sân bay Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa các máy bay thu được. Để khôi phục máy bay, các chiến sĩ không quân ta đã kêu gọi các binh lính kỹ thuật của không quân Việt Nam Cộng hòa ra trình diện hỗ trợ. Tuy nhiên, do số máy bay A-37 thu được phần lớn đã hư hỏng nặng nề, những thiết bị quan trọng bị phá hủy. Do vậy, các cán bộ kỹ thuật chỉ khôi phục được 2 chiếc. Nhưng đây lại là tiền đề quan trọng, là những máy bay để các phi công của ta bay chuyển loại, chuẩn bị cho “cú đấm” vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Ngô Anh Tuấn, Kỹ sư động cơ máy bay, thành viên Đội đặc nhiệm kỹ thuật không quân phục vụ Phi đội Quyết Thắng cho biết, tại sân bay Đà Nẵng lúc đó có khá nhiều A37, nhưng đều ở tình trạng hỏng hóc, thân vỏ bị bắn, móp méo, thiết bị trên máy bay bị phá, gỡ, hư hại. Đội đặc nhiệm kỹ thuật lúc đó gồm Thiếu tá Hồ Thanh Minh, Thượng úy Nguyễn Văn Soạn, Trung úy Nguyễn Đình Thủy và Thiếu úy Ngô Anh Tuấn tìm được 2 chiếc A-37 tuy trúng vài viên đạn ở phần đầu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến phần thiết bị bay.
Đại tá, Phi công Từ Đễ (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) nhớ lại: “Khoảng ngày 22/4/1974 (nhiều thông tin là từ ngày 20/4 - PV), bốn phi công lái MiG-17 thuộc phi đội 4, Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 gồm tôi và các phi công Hán Văn Quảng, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Mai Vượng lần lượt được máy bay vận tải đưa vào Đà Nẵng, để bắt tay ngay vào việc chuyển loại cấp tốc, sang bay A-37. Phải nói đây là đợt chuyển loại cực kỳ cấp tốc, thần tốc và kết quả đạt được quả là tuyệt vời. Thông thường chuyển loại phải mất mấy tháng, nhưng anh em chúng tôi chỉ có 5 ngày để thực hiện do chiến dịch quá gấp rút”.
Trong quá trình bay thử, một chiếc A-37 đã bị chảy dầu khi hạ cánh, không sử dụng được nữa, gây khó khăn cho công tác huấn luyện. Rất may, ở phía Nam, mặt trận phát triển ngày một thuận lợi. Trước đó, ngày 31/3, quân ta giải phóng Bình Định, chiếm sân bay Phù Cát, tiếp tục thu được 14 máy bay A-37 nữa. Tại đây, các cán bộ kỹ thuật của ta và những người được thu dung của Việt Nam Cộng hòa đã ngày đêm sửa chữa, khôi phục được 9 chiếc A-37, trong đó 4 chiếc được chọn để phục vụ trận ném bom ngày 28/4/1975 (cùng một chiếc từ Đà Nẵng).
Công tác chuẩn bị cơ bản, với mục tiêu là Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân quyết định chọn ném bom các vị trí sân đỗ máy bay, kho tàng nơi cất giấu máy bay quân sự của ngụy. Khi Sân bay Tân Sơn Nhất bị đánh sẽ làm các cơ quan còn lại của Mỹ nhanh chóng tháo lui, do lo sợ không còn đường hàng không, các đơn vị quân ngụy sẽ rúng động, góp phần sụp đổ nhanh sức kháng cự, khiến quân Ngụy nhanh chóng đầu hàng.
Tư lệnh Quân chủng Lê văn Tri lưu ý, khi đánh, cần quan sát không được đánh bom làm hỏng hai đường băng sân bay. Mục đích là để cho địch có đường di tản “rút lui”, một cách đầy nhân văn của quân ta.
“Gậy ông đập lưng ông”
Kế hoạch tác chiến của trận đánh được xác định rõ ràng. Sau khi cất cánh, phi đội bay theo đường bay từ sân bay Thành Sơn qua Phan Thiết, qua Hàm Tân, đến sân bay Tân Sơn Nhất. Độ cao bay bằng là 400 m, để giữ bí mật, trên đường đi không sử dụng vô tuyến điện, chỉ được dùng ám tín hiệu.
Thứ tự bay theo đội hình được xác định: Bay số 1 là phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đường do thông thuộc địa hình bay ở Sài Gòn, số 2 Từ Đễ, số 3 Nguyễn Văn Lục, số 4 gồm Hoàng Mai Vượng và Trần Văn On, số 5 Hán Văn Quảng bay sau cùng quan sát bảo vệ phía sau phi đội. Mọi công tác đã chuẩn bị xong, đến 14 giờ 30 phút, Tư lệnh Quân chủng hạ mệnh lệnh chiến đấu, 16 giờ 25 phút, phi đội được lệnh xuất kích.
Theo phi công Từ Đễ, bay dẫn đầu, vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thành Trung báo mục tiêu cho toàn phi đội rồi nhắm đúng khu tập trung máy bay quân sự bổ nhào xuống cắt bom nhưng bom không rơi. Trong ống nghe bên tai các phi công bỗng dội vào tiếng nói nhốn nháo, xôn xao của đám lính truyền tin trên đài không lưu ở sân bay. Rồi có tiếng quát tháo của một sĩ quan ngụy: “A-37 của phi đoàn nào?”.
“Lúc này, tôi vẫn bay sát máy bay số 1 nối tiếp bổ nhào xuống cắt bom. Vừa nghe chúng hỏi vậy, tôi liền trả lời là phi đoàn America (Mỹ) chúng mày đây. Điều này chúng ta đã hoàn toàn gây bất ngờ cho địch, khiến đối phương bất ngờ nên không kịp trở tay, hoảng loạn”, phi công Từ Đễ nhớ lại với giọng đầy hào sảng.
Cùng lúc đó, các phi công Lục, Quảng, Vượng và On cũng lần lượt nhào xuống cắt bom. Phi công Nguyễn Thành Trung quay lại lần thứ ba và cắt luôn cả 4 quả cùng lúc. Tiếng nổ rung chuyển Sài Gòn. Sân bay Tân Sơn Nhất bùng phát những đám lửa, cột khói cuồn cuộn.
Phi đội trưởng Nguyễn Văn Lục kể lại: “Tại Tân Sơn Nhất, khi ném bom xong thì các máy bay sẽ bay lên cao cảnh giới, yểm trợ cho các chiếc chưa cắt bom bổ nhào. Sau đó khi anh Quảng hô thoát ly thì mọi người bay tản ra theo phương án đã chuẩn bị và nhập nhau trên đường về cũng khoảng đoạn gần Hàm Tân, Phan Thiết. Thực ra thì có 4 chiếc thôi, Trung bay về sau một chút”.
Sau khi đoàn thành nhiệm vụ, cả Phi đội không bị bất cứ thiệt hại nào, thẳng đường bay hướng về điểm xuất kích. Khi Phi đội về gần Sân bay Thành Sơn, khi chuẩn bị vào hạ cánh, máy bay số 2 - Từ Đễ đèn báo xăng dầu gần hết, vì vậy phi công Từ Đễ phải tắt một động cơ để máy bay giảm bớt tiêu hao nhiên liệu và thông báo cho Biên đội và Sở chỉ huy biết. Lúc đó, phi công Hán Văn Quảng đã nhường cho máy bay Từ Đễ vào hạ cánh trước.
Với kỹ thuật điêu luyện, Từ Đễ hạ cánh nhẹ nhàng, đưa máy bay vào đường lăn thì cũng là lúc máy bay hết dầu, động cơ ngừng hẳn. Cả 5 máy bay của phi đội lần lượt hạ cánh an toàn vào lúc 18 giờ 15 phút ngày 28/4/1975 tại Sân bay Thành Sơn. Kết thúc thắng lợi trận đánh lịch sử, có một không hai của Không quân nhân dân Việt Nam.
Cuộn băng ghi âm nhan đề “Trận đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất” được lưu trữ tại Bảo tàng truyền thống của Bộ đội phòng không - Không quân Việt Nam đã ghi lại những thời khắc đặc biệt này, trở thành một chứng tích lịch sử. Trong trận tập kích bất ngờ này, Phi đội Quyết Thắng đã đánh trúng cả khu máy bay chiến đấu, phá hủy 24 chiếc các loại, một kho nhiên liệu chứa đầy xăng bốc cháy, hơn 200 lính ngụy chết, hàng trăm tên khác bị thương, số sống sót đều bỏ chạy tán loạn. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt.
Để có được trận ném bom thành công vang dội vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, các đơn vị không quân đã có sự chuẩn bị cấp tốc cho trận đánh. Tất cả diễn ra chỉ trong khoảng một tháng, đặc biệt các phi công học chuyển loại chỉ trong vòng một tuần. (còn tiếp)
TTXVN trân trọng giới thiệu loạt 4 bài về ký ức của Phi đội Quyết thắng về trận ném bom lịch sử năm xưa, góp phần to lớn vào Chiến thắng 30/4/1975, giải phóng miền nam, thống nhất đất nước.
Một trong 5 chiếc máy bay A-37 ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, được trưng bày tại Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh (Bảo tàng Quân khu 7). Ảnh: Xuân Khu - TTXVN |
Bài 1: “Cú đấm” bất ngờ vào sân bay Tân Sơn Nhất
Khi quân ta giải phóng được Đà Nẵng, chiếm sân bay và căn cứ Sư đoàn không quân số 1 của Việt Nam Cộng hòa, một ý tưởng táo bạo được Bộ Tổng Tư lệnh cũng như Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân (Quân chủng) xây dựng từ “chiến lợi phẩm” thu được. Kế hoạch dùng máy bay địch đánh địch được xác lập nhằm tạo ra cú đấm bất ngờ trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hình thành hướng đánh mới
Ngày 29/3/1975, quân ta giải phóng thành phố Đà Nẵng, chiếm sân bay và căn cứ Sư đoàn không quân số 1 của Việt Nam Cộng hòa. Số máy bay thu được có 17 máy bay cường kích A-37 do Mỹ chế tạo. Đây là loại máy bay hai người lái chuyên dùng ném bom. Từ số vũ khí này, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân và Bộ Tổng tư lệnh đã hình thành hướng chiến thuật mới, đó là dùng máy bay thu được để đánh địch. Phương án này đã được Tổng Tư lệnh Võ Nguyên Giáp phê duyệt.
Trên cơ sở đó, ngày 2/4, Quân chủng Phòng không - Không quân đã triển khai lực lượng cán bộ kỹ thuật giỏi, đưa vào sân bay Đà Nẵng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, sửa chữa các máy bay thu được. Để khôi phục máy bay, các chiến sĩ không quân ta đã kêu gọi các binh lính kỹ thuật của không quân Việt Nam Cộng hòa ra trình diện hỗ trợ. Tuy nhiên, do số máy bay A-37 thu được phần lớn đã hư hỏng nặng nề, những thiết bị quan trọng bị phá hủy. Do vậy, các cán bộ kỹ thuật chỉ khôi phục được 2 chiếc. Nhưng đây lại là tiền đề quan trọng, là những máy bay để các phi công của ta bay chuyển loại, chuẩn bị cho “cú đấm” vào sân bay Tân Sơn Nhất.
Ông Ngô Anh Tuấn, Kỹ sư động cơ máy bay, thành viên Đội đặc nhiệm kỹ thuật không quân phục vụ Phi đội Quyết Thắng cho biết, tại sân bay Đà Nẵng lúc đó có khá nhiều A37, nhưng đều ở tình trạng hỏng hóc, thân vỏ bị bắn, móp méo, thiết bị trên máy bay bị phá, gỡ, hư hại. Đội đặc nhiệm kỹ thuật lúc đó gồm Thiếu tá Hồ Thanh Minh, Thượng úy Nguyễn Văn Soạn, Trung úy Nguyễn Đình Thủy và Thiếu úy Ngô Anh Tuấn tìm được 2 chiếc A-37 tuy trúng vài viên đạn ở phần đầu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến phần thiết bị bay.
Đại tá, Phi công Từ Đễ (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân) nhớ lại: “Khoảng ngày 22/4/1974 (nhiều thông tin là từ ngày 20/4 - PV), bốn phi công lái MiG-17 thuộc phi đội 4, Trung đoàn 923, Sư đoàn 371 gồm tôi và các phi công Hán Văn Quảng, Nguyễn Văn Lục, Hoàng Mai Vượng lần lượt được máy bay vận tải đưa vào Đà Nẵng, để bắt tay ngay vào việc chuyển loại cấp tốc, sang bay A-37. Phải nói đây là đợt chuyển loại cực kỳ cấp tốc, thần tốc và kết quả đạt được quả là tuyệt vời. Thông thường chuyển loại phải mất mấy tháng, nhưng anh em chúng tôi chỉ có 5 ngày để thực hiện do chiến dịch quá gấp rút”.
Trong quá trình bay thử, một chiếc A-37 đã bị chảy dầu khi hạ cánh, không sử dụng được nữa, gây khó khăn cho công tác huấn luyện. Rất may, ở phía Nam, mặt trận phát triển ngày một thuận lợi. Trước đó, ngày 31/3, quân ta giải phóng Bình Định, chiếm sân bay Phù Cát, tiếp tục thu được 14 máy bay A-37 nữa. Tại đây, các cán bộ kỹ thuật của ta và những người được thu dung của Việt Nam Cộng hòa đã ngày đêm sửa chữa, khôi phục được 9 chiếc A-37, trong đó 4 chiếc được chọn để phục vụ trận ném bom ngày 28/4/1975 (cùng một chiếc từ Đà Nẵng).
Công tác chuẩn bị cơ bản, với mục tiêu là Sân bay Tân Sơn Nhất, Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân quyết định chọn ném bom các vị trí sân đỗ máy bay, kho tàng nơi cất giấu máy bay quân sự của ngụy. Khi Sân bay Tân Sơn Nhất bị đánh sẽ làm các cơ quan còn lại của Mỹ nhanh chóng tháo lui, do lo sợ không còn đường hàng không, các đơn vị quân ngụy sẽ rúng động, góp phần sụp đổ nhanh sức kháng cự, khiến quân Ngụy nhanh chóng đầu hàng.
Tư lệnh Quân chủng Lê văn Tri lưu ý, khi đánh, cần quan sát không được đánh bom làm hỏng hai đường băng sân bay. Mục đích là để cho địch có đường di tản “rút lui”, một cách đầy nhân văn của quân ta.
“Gậy ông đập lưng ông”
Kế hoạch tác chiến của trận đánh được xác định rõ ràng. Sau khi cất cánh, phi đội bay theo đường bay từ sân bay Thành Sơn qua Phan Thiết, qua Hàm Tân, đến sân bay Tân Sơn Nhất. Độ cao bay bằng là 400 m, để giữ bí mật, trên đường đi không sử dụng vô tuyến điện, chỉ được dùng ám tín hiệu.
Thứ tự bay theo đội hình được xác định: Bay số 1 là phi công Nguyễn Thành Trung dẫn đường do thông thuộc địa hình bay ở Sài Gòn, số 2 Từ Đễ, số 3 Nguyễn Văn Lục, số 4 gồm Hoàng Mai Vượng và Trần Văn On, số 5 Hán Văn Quảng bay sau cùng quan sát bảo vệ phía sau phi đội. Mọi công tác đã chuẩn bị xong, đến 14 giờ 30 phút, Tư lệnh Quân chủng hạ mệnh lệnh chiến đấu, 16 giờ 25 phút, phi đội được lệnh xuất kích.
Theo phi công Từ Đễ, bay dẫn đầu, vừa đến sân bay Tân Sơn Nhất, Nguyễn Thành Trung báo mục tiêu cho toàn phi đội rồi nhắm đúng khu tập trung máy bay quân sự bổ nhào xuống cắt bom nhưng bom không rơi. Trong ống nghe bên tai các phi công bỗng dội vào tiếng nói nhốn nháo, xôn xao của đám lính truyền tin trên đài không lưu ở sân bay. Rồi có tiếng quát tháo của một sĩ quan ngụy: “A-37 của phi đoàn nào?”.
“Lúc này, tôi vẫn bay sát máy bay số 1 nối tiếp bổ nhào xuống cắt bom. Vừa nghe chúng hỏi vậy, tôi liền trả lời là phi đoàn America (Mỹ) chúng mày đây. Điều này chúng ta đã hoàn toàn gây bất ngờ cho địch, khiến đối phương bất ngờ nên không kịp trở tay, hoảng loạn”, phi công Từ Đễ nhớ lại với giọng đầy hào sảng.
Cùng lúc đó, các phi công Lục, Quảng, Vượng và On cũng lần lượt nhào xuống cắt bom. Phi công Nguyễn Thành Trung quay lại lần thứ ba và cắt luôn cả 4 quả cùng lúc. Tiếng nổ rung chuyển Sài Gòn. Sân bay Tân Sơn Nhất bùng phát những đám lửa, cột khói cuồn cuộn.
Phi đội trưởng Nguyễn Văn Lục kể lại: “Tại Tân Sơn Nhất, khi ném bom xong thì các máy bay sẽ bay lên cao cảnh giới, yểm trợ cho các chiếc chưa cắt bom bổ nhào. Sau đó khi anh Quảng hô thoát ly thì mọi người bay tản ra theo phương án đã chuẩn bị và nhập nhau trên đường về cũng khoảng đoạn gần Hàm Tân, Phan Thiết. Thực ra thì có 4 chiếc thôi, Trung bay về sau một chút”.
Sau khi đoàn thành nhiệm vụ, cả Phi đội không bị bất cứ thiệt hại nào, thẳng đường bay hướng về điểm xuất kích. Khi Phi đội về gần Sân bay Thành Sơn, khi chuẩn bị vào hạ cánh, máy bay số 2 - Từ Đễ đèn báo xăng dầu gần hết, vì vậy phi công Từ Đễ phải tắt một động cơ để máy bay giảm bớt tiêu hao nhiên liệu và thông báo cho Biên đội và Sở chỉ huy biết. Lúc đó, phi công Hán Văn Quảng đã nhường cho máy bay Từ Đễ vào hạ cánh trước.
Với kỹ thuật điêu luyện, Từ Đễ hạ cánh nhẹ nhàng, đưa máy bay vào đường lăn thì cũng là lúc máy bay hết dầu, động cơ ngừng hẳn. Cả 5 máy bay của phi đội lần lượt hạ cánh an toàn vào lúc 18 giờ 15 phút ngày 28/4/1975 tại Sân bay Thành Sơn. Kết thúc thắng lợi trận đánh lịch sử, có một không hai của Không quân nhân dân Việt Nam.
Cuộn băng ghi âm nhan đề “Trận đánh bom sân bay Tân Sơn Nhất” được lưu trữ tại Bảo tàng truyền thống của Bộ đội phòng không - Không quân Việt Nam đã ghi lại những thời khắc đặc biệt này, trở thành một chứng tích lịch sử. Trong trận tập kích bất ngờ này, Phi đội Quyết Thắng đã đánh trúng cả khu máy bay chiến đấu, phá hủy 24 chiếc các loại, một kho nhiên liệu chứa đầy xăng bốc cháy, hơn 200 lính ngụy chết, hàng trăm tên khác bị thương, số sống sót đều bỏ chạy tán loạn. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt.
Để có được trận ném bom thành công vang dội vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, các đơn vị không quân đã có sự chuẩn bị cấp tốc cho trận đánh. Tất cả diễn ra chỉ trong khoảng một tháng, đặc biệt các phi công học chuyển loại chỉ trong vòng một tuần. (còn tiếp)
Tiến Lực - Xuân Khu
Bài 2: Cấp tập “học” chuyển loại
Bài 2: Cấp tập “học” chuyển loại
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN