Để đảm bảo công tác phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu quả khi các chuyến bay thương mại nội địa được hoạt động trở lại, tỉnh Gia Lai đã ban hành Công văn hỏa tốc số 1509/UBND-KGVX về việc áp dụng một số biện pháp trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hành khách trên các chuyến bay nội địa đến Cảng Hàng không Pleiku.
Chiều tối 23/10, tại Thành phố Hồ Chí Minh xuất hiện cơn mưa như trút nước kéo dài nhiều giờ đồng hồ với lượng mưa lớn, cộng với triều cường vẫn còn duy trì đã khiến hàng loạt tuyến đường trên địa bàn ngập nặng.
Trưa 24/2, chiếc máy bay mang 117.600 liều vắc-xin phòng COVID-19 đã hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là vắc-xin của hãng dược phẩm nổi tiếng toàn cầu AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford (Vương quốc Anh) nghiên cứu và sản xuất.
Ngày 14/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) thông tin, theo đánh giá ban đầu, hầu hết các bệnh nhân mắc COVID-19 trong chuỗi lây nhiễm liên quan đến ổ dịch nhân viên Sân bay Tân Sơn Nhất không có triệu chứng hoặc có biểu hiện rất nhẹ. Nhiều trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính rất nhanh sau một thời gian ngắn được cách ly điều trị.
Trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất của Phi đội Quyết Thắng là một trong những dấu ấn không quên của không quân Việt Nam. Trận đánh không chỉ có ý nghĩa trong hiệp đồng tác chiến của Quân đội ta mà còn khẳng định sự mưu trí, sáng tạo của lực lượng Không quân cách mạng trong những ngày quyết định thắng lợi của Chiến dịch Hồ Chí Minh, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Để có được trận đánh bom “để đời” vào Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975, phía sau những phi công anh hùng là một đội ngũ kỹ thuật tài năng, được tuyển chọn gấp rút cho kế hoạch lấy máy bay địch đánh địch. Phần lớn những cán bộ kỹ thuật này chưa từng “làm quen” với máy bay của Mỹ nhưng chỉ trong thời gian rất ngắn, họ đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ của mình.
Ngay sau khi chiếm được sân bay Đà Nẵng cùng với những máy bay địch bỏ lại, chúng ta đã triển khai ngay kế hoạch cho trận đánh sân bay Tân Sơn Nhất. Những chiếc máy bay hư hỏng được sửa chữa. Những phi công giỏi được huấn luyện gấp rút để chuyển loại máy bay. Tất cả diễn ra nhanh chóng và thu được kết quả là hạ sân bay Tân Sơn Nhất, gây tê liệt đường hàng không của địch, góp phần vào thành công chung của chiến dịch Hồ Chí Minh.
Trận ném bom của Phi đội Quyết Thắng vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975 trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử đã được nhắc đến nhiều trong sử sách. Phi đội đã đánh trúng khu máy bay chiến đấu, phá hủy 24 chiếc máy bay quân sự các loại, một kho nhiên liệu chứa đầy xăng bốc cháy, gây thương vong hàng trăm binh lính ngụy, số sống sót đều bỏ chạy tán loạn. Căn cứ Tân Sơn Nhất hoàn toàn tê liệt. Trận không kích thành công rực rỡ, đánh trúng mục tiêu đã xác định và đảm bảo an toàn cho lực lượng của ta ở Trại Davis, chỉ cách mục tiêu 300m.
Chiều 18/10, Tổng công ty Điện lực Thành phố Hồ Chí Minh (EVN HCMC) cho biết, nguyên nhân sự cố mất điện sáng cùng ngày tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, quận Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh là do máy phát điện của sân bay bị lỗi trong quá trình chuyển đổi nguồn.
Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất – Cục Hải quan Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, vào đêm ngày 15/7, đơn vị này đã xác lập chuyên án, xây dựng kế hoạch và phối hợp cùng Cục Cảnh sát môi trường (C49) – Bộ Công an, Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng Thành phố Hồ Chí Minh tiến hành tạm giữ 1 đối tượng nam 41 tuổi, quốc tịch Việt Nam nhập cảnh trên chuyến bay EK392 từ Angola về Việt Nam, vận chuyển trái phép 12 cái sừng tê giác với tổng trọng lượng hơn 7kg mang theo trong hành lý cá nhân.
Sau hai ngày xét xử phúc thẩm, ngày 05/6, Tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên bác kháng cáo, giữ nguyên mức án sơ thẩm đối với 14 bị cáo có kháng cáo trong vụ án “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” theo Điều 84, Bộ Luật Hình sự năm 1999.
Sáng 08/8/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai kết luận của Thường vụ Quân ủy Trung ương về quản lý, sử dụng đất quốc phòng khu vực sân bay Tân Sơn Nhất.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải, đơn vị tư vấn khẩn trương hoàn thiện các phương án điều chỉnh quy hoạch, mở rộng, nâng cấp sân bay Tân Sơn Nhất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngay trong tuần tới.
Nhân dịp Tết Đinh Dậu 2017, chiều 27/1/2017 ( 30 Tết), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến thăm, chúc Tết và kiểm tra công tác tại Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (Tp.Hồ Chí Minh).
Ngày 20/1, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành để tìm giải pháp giải quyết tình trạng ùn tắc tại sân bay Tân Sơn Nhất. Đây là cuộc họp thứ 5 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì về vấn đề này.
Trong thời gian qua, cùng với nhiều “phàn nàn” của hành khách về chất lượng dịch vụ tại sân bay Tân Sơn Nhất (phường 2, quận Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh), xuất hiện tình trạng hàng loạt tài xế GrabBike (chở khách bằng xe máy thông qua ứng dụng Grab) khi đưa đón hành khách đến sân bay bị xe ôm truyền thống hoạt động tại đây vây đánh, cướp mũ bảo hiểm, hăm dọa. Thực trạng này đang gây lên mối lo ngại về tình trạng kinh doanh tự phát theo kiểu “chia phần” giang hồ, gây mất trật tự an toàn trên địa bàn thành phố.
Ngày 8/12, tại sân bay Tân Sơn Nhất, Tổng Công ty Quản lý bay Việt Nam tổ chức lễ đón chuyến bay an toàn, hiệu quả thứ 600.000 trong năm 2015 với chuyến bay VN 227 từ Hà Nội đến Tp. Hồ Chí Minh.