Nhân 45 năm Thống nhất đất nước:

Phi đội Quyết Thắng và trận ném bom Sân bay Tân Sơn Nhất - Bài 3

Phi đội Quyết Thắng và trận ném bom Sân bay Tân Sơn Nhất - Bài 3
Bài 3: Những người hùng thầm lặng
Phục hồi tiêm kích Mỹ
Khi chúng ta giải phóng Đà Nẵng, sân bay nơi đây còn một số máy bay do địch để lại, tuy nhiên gần như tất cả đều hư hỏng nặng, không còn chiếc nào sử dụng ngay được. 
Đại tá, phi công Từ Đễ mô tả khoảnh khắc máy bay A-37 bổ nhào ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN
Đại tá, phi công Từ Đễ mô tả khoảnh khắc máy bay A-37 bổ nhào ném bom vào sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN
Ông Ngô Anh Tuấn, kỹ sư động cơ máy bay, thành viên “Đội đặc nhiệm kỹ thuật" không quân phục vụ Phi đội Quyết Thắng vẫn nhớ khá rõ về những ngày tháng không thể quên đó.
 
Lúc đó tôi là Thiếu úy, thuộc Kỹ thuật máy bay, Binh chủng Không quân. Khoảng đầu tháng 4/1975, bốn anh em gồm các anh Hồ Thanh Minh, Nguyễn Văn Soạn, Nguyễn Đình Thủy và tôi được lệnh vào Đà Nẵng để nghiên cứu, sửa chữa các máy bay chiến lợi phẩm. Lúc đầu theo kế hoạch, anh em sẽ tập trung vào các loại máy bay như tiêm kích F5, trực thăng OV-10, OH-1 hoặc tìm cách sử dụng thiết bị khởi động MD3 của máy bay Mỹ nhỏ gọn hơn của các máy bay Liên Xô đang dùng”, ông Ngô Anh Tuấn nhớ lại.
 
Sân bay Đà Nẵng lúc này có nhiều máy bay đủ loại như OH-1, OV-10, A-37... nhưng đều ở tình trạng bị hư hại, nhiều cái nhìn xa thì nguyên vẹn nhưng đến gần thì lỗ chỗ vết đạn, phần lớn đều trúng vào những “điểm chí mạng” là các thiết bị quan trọng của máy bay.

Trong những ngày ở Đà Nẵng, các cán bộ kỹ thuật tập trung nghiên cứu, sửa chữa một chiếc OH -1 có thể bay được và lên kế hoạch tháo một chiếc A-37 mang ra Bắc để tiếp tục nghiên cứu. Vì phần lớn các cán bộ kỹ thuật đều quen làm việc với dòng tiêm kích Liên Xô như MiG, Su chứ chưa hề biết đến dòng cường kích của Mỹ.
 
Theo ông Ngô Anh Tuấn, sau khi có mệnh lệnh về Chiến dịch Hồ Chí Minh, Thiếu tá Hồ Thanh Minh (đã mất, khi đó là Đội trưởng Đội đặc nhiệm) nhận lệnh từ chỉ huy, thông báo cho nhóm chuyển nhiệm vụ, tâp trung nghiên cứu khôi phục máy bay A-37 để sử dụng đánh địch khi cần.

Tại Sân bay Đà Nẵng lúc đó có khá nhiều máy bay A-37 nhưng đều ở tình trạng hỏng hóc, thân vỏ bị bắn, móp méo, thiết bị trên máy bay bị phá, gỡ, hư hại. Cuối cùng, nhóm tìm được 2 chiếc A-37 tuy trúng vài viên đạn ở phần đầu nhưng không ảnh hưởng nhiều đến phần thiết bị bay.
 
Trong quá trình khôi phục máy bay, "Đội đặc nhiệm" không có tài liệu tiếng Việt mà chỉ xem sơ đồ kỹ thuật máy bay, rồi nhờ anh em thu dung dịch tiếng Anh, giải thích. “Rất may là về nguyên lý hoạt động của các loại máy bay đều có những điểm căn bản, nên nhóm nhanh chóng nắm bắt được vấn đề. Mấy anh em chúng tôi là những người được đào tạo cơ bản, đều còn trẻ, ham học hỏi và cũng đã có kinh nghiệm làm việc thực tiễn với các dòng máy bay tiêm kích Liên Xô”, ông Ngô Anh Tuấn nhớ lại.
 
Khi sửa chữa được 2 chiếc máy bay A-37, phi công Trần Văn On và Nguyễn Văn Xanh bay thử rất tốt. Sau đó phi công Nguyễn Văn Lục và Từ Đễ vào tiếp nhận để học chuyển loại máy bay. Nhóm kỹ thuật cùng các anh em kỹ thuật thu dung đi tiếp vào Phù Cát để thực hiện nhiệm vụ tiếp theo. Tại đây máy bay A-37 chiến lợi phẩm thu được có tình trạng tốt hơn ở Đà Nẵng. Vừa kiểm tra, sửa chữa, tháo ráp, chúng tôi đã chuẩn bị được 9 chiếc A-37 có thể sử dụng được và 4 trong số này đã được các phi công Phi đội Quyết Thắng dùng trong trận tấn công  Sân bay Tân Sơn Nhất ngày 28/4/1975.
 
Thần tốc
Đại tá Nguyễn Đình Thủy, nguyên Trưởng phòng Đào tạo, Học viện Phòng không - Không quân tham gia “Đội đặc nhiệm kỹ thuật" lúc mới 31 tuổi với cấp bậc Trung úy, chuyên về vũ khí hàng không. Ông chia sẻ: “Khi vào Đà Nẵng, chúng ta thu dung thêm 12 thượng sỹ nhất của Việt Nam Cộng hòa để hỗ trợ việc sửa chữa máy bay. Do máy bay bị hư hỏng, đạn bắn, chúng tôi phải vá các lỗ thủng trên thân, thay thế các thiết bị hư hỏng. Cuối cùng đã khôi phục được 2 máy bay sử dụng được giao cho các phi công luyện tập chuyển loại máy bay tại Đà Nẵng”. 
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ giới thiệu về thiết bị điều khiển bay và cách thức ném bom của máy bay A-37. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN
Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Từ Đễ giới thiệu về thiết bị điều khiển bay và cách thức ném bom của máy bay A-37. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN

Xong nhiệm vụ tại Đà Nẵng, nhóm cán bộ kỹ thuật cùng lực lượng thu dung (chuyên về động cơ, điều khiển xe nâng bom, thiết bị hàng không, xăng dầu, vô tuyến…) lại cấp tập vào Sân bay Phù Cát (Bình Định) để thực hiện công việc khôi phục tiêm kích Mỹ.

Chiều 27/4, Tư lệnh Lê Văn Tri đến thăm, chỉ đạo chọn những chiếc tốt nhất sẵn sàng làm nhiệm vụ, phải kiểm tra kỹ từ nút ấn, giá bom và chuẩn bị mang ngòi nổ, phụ kiện ngòi nổ để cơ động vào căn cứ Phan Rang (Sân bay Thành Sơn), chuẩn bị cho trận đánh bất ngờ.
 
Nhớ về "Đội đặc nhiệm kỹ thuật", Đại tá Nguyễn Đình Thủy chia sẻ: "Tôi được giao quản lý nhóm kỹ thuật thu dung gồm 12 thượng sỹ nhất, ban đầu họ khá e ngại. Tuy nhiên, khi chúng tôi cùng ăn, cùng ở, cùng làm nên dần cũng thoải mái, làm việc nhiệt tình. Chúng tôi lên phương án chỉ đạo, kiểm tra, giám sát còn họ trực tiếp làm"…
 
Lúc này, Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri trực tiếp đi kiểm tra công tác chuẩn bị, kết quả huấn luyện, trình độ phi công, việc bảo đảm kỹ thuật chuẩn bị bom đạn. Tư lệnh nhấn mạnh, việc lắp, thả bom là khâu quyết định thắng lợi trận đánh, nếu phi công bay đến mục tiêu thả bom không được là hỏng trận đánh.

Vì vậy, "Đội đặc nhiệm kỹ thuật" chuẩn bị kiểm tra thật tốt từng đầu nổ các loại bom, từng cái móc treo bom, nút thả bom thật tốt, phải thử đi thử lại nhiều lần đảm bảo thông suốt tốt, phi công đến mục tiêu chỉ việc ấn nút, bom rơi nổ vào mục tiêu địch là thắng lợi.
 
Cẩn thận là thế mà cuối cùng vẫn xảy ra “sự cố” khi hai quả bom đã không được ném xuống Sân bay Tân Sơn Nhất. Phi Đội trưởng Phi đội Quyết Thắng Nguyễn Văn Lục nhớ lại: “Khi ném bom, đã có những trục trặc nhỏ như anh Nguyễn Thành Trung bổ nhào tới 2 lần vẫn chưa cắt bom được; sau lần thứ 3, được anh Trần Văn On trao đổi, thì anh Trung chuyển sang chế độ ném bom khẩn cấp. Trong khi máy bay của tôi cũng bị kẹt, không cắt được 2 quả bom. Có thể là do các anh kỹ thuật cẩn thận xiết chặt bom quá hoặc cũng có thể do đoản mạnh điện mà bom không ra được”.
 
Về "sự cố" này, Đại tá Nguyễn Đình Thủy chia sẻ, do anh em quá cẩn thận vặn chặt quá, quả bom đè nặng xuống lẫy thả bom, khiến máy bay của phi công Lục không bung được hai quả. Khi về. anh Hồ Thanh Minh hỏi nguyên nhân, tôi kiểm tra, tháo lỏng ốc ra, thả thử thì rơi. Chứng tỏ là do vặn chặt.
 
Nói thì đơn giản nhưng thực tế thì để đưa loại máy bay cường kích chỉ mới làm quen trong thời gian ngắn, lại trong tình trạng chắp vá, trúng đạn mà không tài liệu hướng dẫn cụ thể hoạt động trở lại đảm bảo an toàn thì đó cũng là một sự nỗ lực “dám làm, dám chịu trách nhiệm” của đội ngũ kỹ thuật, các phi công và cả các đồng chí chỉ huy trận đánh”, Đại tá Nguyễn Đình Thủy khẳng định.
 
Cùng nhận định này, ông Ngô Anh Tuấn tự hào: Sau này nhìn lại những ngày tháng 4 tại Đà Nẵng và Phù Cát ấy, anh em chúng tôi cùng nhất trí cho rằng, thành công lớn nhất của đội ngũ kỹ thuật chúng tôi chỉ đơn giản là “đưa được những chiếc A-37 chiến lợi phẩm trở lại bầu trời, đảm bảo yêu cầu sử dụng đánh địch bằng máy bay địch…
 
Với thời gian gấp rút, các cán bộ kỹ thuật của quân ta cùng sự hỗ trợ của lực lượng thu dung, quân ta đã có sự chuẩn bị đầy đủ, sẵn sáng cho trận ném bom chiều 28/4/1975, đúng như lệnh từ cấp trên. Phía sau các phi công tài ba là “những người hùng thầm lặng” góp công lớn vào trận ném bom lịch sử vào Sân bay Tân Sơn Nhất. Những ký ức đó mãi lắng đọng trong tâm trí của họ./. (còn tiếp)
 Tiến Lực - Xuân Khu
 Bài cuối: Trận chiến khẳng định sự mưu trí, sáng tạo
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Rực rỡ sắc màu Điện Biên - Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là cơ hội kết nối sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên-Tây Bắc với cả nước và quốc tế, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 4 - 6/12/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Ngay sau khi mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chức năng đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội; tổ chức giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, công ty sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Trước tình hình có một số trường hợp người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng khi xét nghiệm giám sát sau đó ghi nhận dương tính lại với virus SARS-CoV-2, trong đó có trường hợp dương tính lại khi đã được điều trị khỏi bệnh 30 ngày, từ ngày 5/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 4/5, tại Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết, tại địa phương có thêm 3 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tái dương sau khi được công bố khỏi bệnh lên 9 ca.
Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay các bệnh viện trên địa bàn ghi nhận 7.293 trường hợp đến khám cấp cứu, tai nạn, giảm gần 50% so với báo cáo trong kỳ nghỉ lễ năm 2019.
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều 2/5, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Tại nhiều xã, phường dù đang trong kỳ nghỉ lễ song vẫn tiến hành chi trả tiền hỗ trợ kịp thời cho các nhóm gia đình chính sách, người có công, người hưởng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo gặp khó khăn.
Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngày 1/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2. Đây là những người có liên quan đến bệnh nhân 92 - bệnh nhân tái dương tính trở lại thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ trong cộng đồng. Ngành y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh này bởi nguy cơ sốt xuất huyết sẽ bùng phát khi mùa mưa đến.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Tối 30/4, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Bí thư Đảng ủy phường Đa Kao (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, các lực lượng chức năng của phường đã phong tỏa toàn bộ lô B2 gồm 39 căn hộ tại chung cư 1A - 1B phố Nguyễn Đình Chiểu do liên quan đến bệnh nhân 92, người mới được xác định tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Tất cả 92 nhân khẩu trong 39 căn hộ đã được các nhân viên y tế đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. 
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975. 
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (Đồi không tên, Quận 9).
Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), chiều 28/4, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và thăm một số cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đến ngày 28/4, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm một trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Thông tin được ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố chiều 28/4.
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với mục đích tuyên truyền giáo dục, ôn lại truyền thống yêu nước, nâng cao nhận thức trong cán bộ và tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động bảo tàng, di tích; thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Bộ tiêu chí này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/4/2020 nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tham gia hiến máu tình nguyện, sáng 25/4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4" và tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Nhằm đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi cho phép hoạt động trở lại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực giao thông vận tải; du lịch; giáo dục; công thương; các cơ sở khám, chữa bệnh (do Sở Y tế ban hành); an toàn thực phẩm; doanh nghiệp sản xuất.