Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển - Bài 3

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển - Bài 3
Bài 3: Nỗ lực nâng chất lượng đào tạo đại học 
Trung tâm đào tạo đại học của cả nước
Cùng với vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, nơi hội tụ nhiều nhân tài của đất nước. Thành phố có điều kiện chăm lo hơn đến cơ sở vật chất phục vụ phát triển đội ngũ chuyên gia, giảng viên và các nhà nghiên cứu, thu hút nhiều sáng kiến đổi mới giáo dục.
Khách tham quan mô hình cầu RED STAR của Trường Đại học Giao thông vận tải - Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh tại Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN
Khách tham quan mô hình cầu RED STAR của Trường Đại học Giao thông vận tải - Phân hiệu tại Thành phố Hồ Chí Minh tại Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019. Ảnh: Thu Hoài - TTXVN
 
Theo đánh giá của các chuyên gia, thành phố có thể trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực trình độ quốc tế nếu các cơ sở đào tạo cùng chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa theo hướng quốc tế hóa và hiện đại hóa.
 
Trên địa bàn Thành phố có 54 trường đại học, học viện với khoảng 500.000 sinh viên đang theo học. Hàng năm tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm đạt khoảng 80%; đồng thời tập trung đội ngũ giảng viên, chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo. Đây là nguồn lực rất lớn mà thành phố đặc biệt quan tâm phát huy.
 
Thành phố có 34 trường đại học được đánh giá theo tiêu chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo, 117 chương trình đào tạo được kiểm định bởi các tổ chức quốc tế, 163 chương trình đào tạo đại học, sau đại học liên kết với các quốc gia hàng đầu thế giới.
 
Thành phố có 31/54 trường đại học trên địa bàn thực hiện chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài, với 171 chương trình, phần lớn được tổ chức giảng dạy toàn phần hoặc một phần bằng ngoại ngữ. Trong đó có hơn 5.000 sinh viên trong nước và hơn 2.000 sinh viên quốc tế theo học các chương trình quốc tế, hơn 1.500 lượt giảng viên quốc tế đến giảng dạy, nghiên cứu, giao lưu, học tập.

Ngoài ra, các trường đại học, học viện trong 3 năm gần đây đã có gần 900 hoạt động ký kết hợp tác với các tổ chức quốc tế để trao đổi giảng viên, sinh viên, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, giao lưu văn hóa.
 
Để phát huy nguồn lực từ các viện, trường, UBND thành phố đã thành lập Hội đồng Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố gồm các khối ngành, sư phạm, sức khỏe, kỹ thuật, công nghệ, văn hóa - nghệ thuật, du lịch, xã hội và nhân văn, kinh tế, chính trị - pháp luật. Hội đồng nhằm trao đổi chuyên môn, học thuật, kinh nghiệm quản trị nhà trường, nâng cao hiệu quả đào tạo. Hội đồng hiệu trưởng đã phát huy tốt vai trò tham vấn đối với các chương trình hành động của thành phố và những vấn đề cấp thiết của đời sống xã hội.
 
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhận định, việc phát huy sức mạnh của ngành giáo dục và đào tạo nói chung, giáo dục đại học nói riêng để đào tạo nhân lực chất lượng cao, nhân lực trình độ quốc tế là nhiệm vụ rất quan trọng của thành phố. Trong thời đại hiện nay, hệ thống giáo dục phải tập trung vào phát triển phẩm chất và năng lực của người học. Điều này cần được áp dụng ở tất cả cấp học, bậc học, trình độ đào tạo. Đặc biệt, đối với các trường đại học, thành công của một trường đại học không chỉ đơn thuần là tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp, khả năng tìm kiếm việc làm của sinh viên hay vị trí trên bảng xếp hạng quốc tế mà còn là sự phát triển bền vững và lâu dài của sinh viên trong môi trường hội nhập, quốc tế hóa.
 
Từ thực tế, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, để phát triển nền kinh tế tri thức cần coi nhân lực là điểm tựa, khoa học công nghệ là đòn bẩy. Với quan điểm, giáo dục theo định hướng thị trường, trong đó các bên liên quan đều là khách hàng, thành phố sử dụng nhân lực thì nên có cơ chế toàn diện để "đặt hàng" đơn vị đào tạo. Ngoài ra cần mạnh dạn nghiên cứu xây dựng trung tâm cải tiến phương pháp và công nghệ giảng dạy, xây dựng mô hình đại học dựa trên nền tảng công nghệ để có những tài liệu hỗ trợ sự phát triển chung.
 
Chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Theo các chuyên, với nhiều lợi thế về nguồn nhân lực chất lượng nhưng thành phố lại khó khăn trong việc phát huy đội ngũ này. Thành phố có tiềm năng lớn để đào tạo nhân lực chất lượng mang tầm quốc tế nhưng nhân lực vẫn còn hạn chế trong các kỹ năng mềm, ngoại ngữ, tác phong làm việc. Một trong những nguyên nhân là do còn thiếu khả năng dự báo và quy hoạch nhân lực. Mặt khác, sự gắn kết giữa doanh nghiệp - nhà trường trong đào tạo chưa chặt chẽ dẫn đến có độ “chênh” giữa sản phẩm đào tạo và nhu cầu sử dụng lao động.
 
Theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Hải Quân, vẫn còn khoảng cách khá xa giữa chất lượng lao động của Việt Nam nói chung, thành phố nói riêng với chuẩn khu vực và quốc tế. Mặt khác, sự gắn kết giữa trường đại học và doanh nghiệp chưa chặt chẽ, chưa có Hiệp hội nghề nghiệp mạnh để tham gia vào quá trình hợp tác, hỗ trợ đào tạo. Muốn đáp ứng yêu cầu hội nhập, đòi hỏi các cơ sở giáo dục phải tích cực, chủ động trong việc xây dựng mạng lưới đối tác.
 
Thực tế, đào tạo nhân lực bậc đại học chưa đủ để đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ quốc tế ở nhiều lĩnh vực. Đơn cử, theo Sở Du lịch thành phố, ở lĩnh vực du lịch, lực lượng lao động trình độ quốc tế chủ yếu là đội ngũ quản lý điều hành trong công ty liên doanh, doanh nghiệp nhà nước và khách sạn 4-5 sao.

Tỷ lệ lao động có trình độ quốc tế trên bình diện chung còn rất thấp, cụ thể năm 2019, thành phố có khoảng 3.000 nhân lực trình độ quốc tế trong tổng số 150.000 nhân lực của ngành du lịch thành phố, dự báo đến 2030 ngành cần thêm 3.000 lao động có trình độ quốc tế.

Dẫn đến hạn chế này là do thành phố chưa có cơ sở đào tạo đạt chuẩn quốc tế về du lịch; chưa triển khai bộ tiêu chuẩn nghề du lịch quốc gia đáp ứng tiêu chuẩn nghề ASEAN theo yêu cầu Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch trong khối ASEAN; liên kết hợp tác quốc tế trong đào tạo du lịch còn yếu.
 
Trong bối cảnh hội nhập và Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, công nghệ hay công nghệ thông tin là xu hướng tất yếu ở giai đoạn hiện nay. Theo ông Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần công nghệ Sao Bắc Đẩu, nhu cầu nhân lực trong lĩnh vực này chưa bao giờ có dấu hiệu hạ nhiệt. Thế nhưng, nguồn nhân lực ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam nói chung, thành phố nói riêng được đánh giá là thiếu và yếu.

Kế hoạch nhân lực quốc gia đến năm 2020, Việt Nam cần 1 triệu lao động trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Tuy nhiên với khoảng 130 trường đại học, hơn 200 trường cao đẳng đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực công nghệ mỗi năm, cả nước cũng chỉ đào tạo được khoảng 60.000 nhân lực. Trong khi ước tính cả nước có nhu cầu gần 80.000 nhân lực mỗi năm.
 
Không chỉ thiếu về lượng mà lao động trong ngành này còn yếu về chất, thiếu năng lực thực hành chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, kỹ năng ngoại ngữ. Ví dụ cụ thể, Sao Bắc Đẩu đang rất cần nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, blockchain, điện toán đám mây hay internet of thing, big data… nhưng hầu như các trường đại học vẫn chưa kịp thời cập nhật kiến thức cho sinh viên. Bắt buộc doanh nghiệp phải bắt tay vào đào tạo trong quá trình làm việc.
 
Còn theo bà Lê Thị Thanh Lâm, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sài Gòn Food, nếu đặt tiêu chuẩn trình độ quốc tế cho ứng viên khi tuyển dụng, công ty sẽ không có đủ nhân lực đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Hiện công ty có hơn 2.500 lao động nhưng chưa đến 30% trong số đó đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
 
Theo Trung tâm dự báo nhu cầu nhân lực và thông tin thị trường lao động thành phố, năm 2019, thành phố có nhu cầu tuyển dụng 320.000 vị trí việc làm, trong đó nhu cầu về nhân lực qua đào tạo chiếm phần lớn với gần 80%, trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 20%.
 
Mỗi năm, trung bình các cơ sở đào tạo đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn cung cấp ứng cho thành phố trên 300.000 lao động, gần tương đương với nguồn cầu. Tuy nhiên, chỉ khoảng 80% sinh viên ra trường có việc làm ngay, trong đó 50% là làm những công việc trái chuyên ngành, không phù hợp và thiếu hiệu quả.

Nghịch lý hiện tại của thị trường lao động thành phố là dư thừa lao động phổ thông nhưng thiếu nhân lực trình độ cao cho những ngành nghề nằm trong định hướng phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp đều đánh giá, lao động có sự thiếu hụt kỹ năng phản biện, tư duy sáng tạo khiến lao động kém cạnh tranh so với các nước./.
 Thu Hoài
  Bài cuối: Để có nhân lực trình độ cao
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Các thiếu nữ dân tộc Hà Nhì rạng rỡ trong trang phục truyền thống. Ảnh: An Hiếu

Rực rỡ sắc màu Điện Biên - Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh

Là cơ hội kết nối sản phẩm văn hóa, du lịch, góp phần đẩy mạnh liên kết, phát triển du lịch Điện Biên-Tây Bắc với cả nước và quốc tế, Tuần lễ Văn hóa - Du lịch Điện Biên và các tỉnh Tây Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra từ ngày 4 - 6/12/2023 với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc vùng cao.
Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Công ty Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh tăng cường kết nối, thúc đẩy phát triển kinh doanh

Ngay sau khi mở cửa hoạt động kinh doanh bình thường trở lại, tại Đường Sách Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị chức năng đã triển khai nhiều hoạt động tăng cường kết nối các nguồn lực xã hội; tổ chức giao lưu, tọa đàm, giới thiệu sách mới của các nhà xuất bản, công ty sách nhằm thúc đẩy phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả.
Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Thành phố Hồ Chí Minh kéo dài thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh

Trước tình hình có một số trường hợp người mắc COVID-19 đã được điều trị khỏi bệnh nhưng khi xét nghiệm giám sát sau đó ghi nhận dương tính lại với virus SARS-CoV-2, trong đó có trường hợp dương tính lại khi đã được điều trị khỏi bệnh 30 ngày, từ ngày 5/5, Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh quyết định tăng thời gian cách ly, theo dõi đối với bệnh nhân mắc COVID-19.
Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm 3 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chiều 4/5, tại Cuộc họp Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế thành phố, cho biết, tại địa phương có thêm 3 trường hợp tái dương tính với virus SARS-CoV-2, nâng tổng số bệnh nhân tái dương sau khi được công bố khỏi bệnh lên 9 ca.
Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Khám cấp cứu giảm mạnh trong kỳ nghỉ lễ

Thông tin từ Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay các bệnh viện trên địa bàn ghi nhận 7.293 trường hợp đến khám cấp cứu, tai nạn, giảm gần 50% so với báo cáo trong kỳ nghỉ lễ năm 2019.
Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ đối tượng khó khăn bị ảnh hưởng dịch COVID-19

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, đến chiều 2/5, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố đã tiến hành chi trả tiền hỗ trợ cho người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 theo Nghị quyết 42 của Chính phủ. Tại nhiều xã, phường dù đang trong kỳ nghỉ lễ song vẫn tiến hành chi trả tiền hỗ trợ kịp thời cho các nhóm gia đình chính sách, người có công, người hưởng bảo trợ xã hội, người nghèo, cận nghèo gặp khó khăn.
Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Dịch COVID-19: 92 người dân liên quan đến bệnh nhân tái dương tính ở Thành phố Hồ Chí Minh đều có kết quả xét nghiệm âm tính

Ngày 1/5, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, 92 người (gồm 87 người cư trú tại Chung cư 1A-1B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao, Quận 1 và 5 nhân viên cửa hàng tiện lợi) đã có kết quả âm tính với virus SARS-CoV- 2. Đây là những người có liên quan đến bệnh nhân 92 - bệnh nhân tái dương tính trở lại thứ 4 của Thành phố Hồ Chí Minh.
Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Cảnh báo dịch bệnh sốt xuất huyết vào mùa

Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh, trên địa bàn Thành phố đã bắt đầu xuất hiện các ổ dịch sốt xuất huyết nhỏ trong cộng đồng. Ngành y tế khuyến cáo, người dân cần chủ động phòng ngừa dịch bệnh này bởi nguy cơ sốt xuất huyết sẽ bùng phát khi mùa mưa đến.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài cuối

Chiến tranh kết thúc, non sông liền một dải, cùng với nhiều địa phương ngoại thành của Thành phố mang tên Bác, người dân vùng căn cứ kháng chiến năm xưa như Tân Nhựt, Vĩnh Lộc A, Bình Lợi (huyện Bình Chánh) lại nỗ lực vượt khó, bền bỉ vươn lên, xây dựng nông thôn mới trên quê hương.
Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Thành phố Hồ Chí Minh: Phong tỏa 39 căn hộ chung cư liên quan ca tái mắc COVID-19

Tối 30/4, bà Nguyễn Thị Lê Hương, Bí thư Đảng ủy phường Đa Kao (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, các lực lượng chức năng của phường đã phong tỏa toàn bộ lô B2 gồm 39 căn hộ tại chung cư 1A - 1B phố Nguyễn Đình Chiểu do liên quan đến bệnh nhân 92, người mới được xác định tái dương tính với virus SARS-CoV-2. Tất cả 92 nhân khẩu trong 39 căn hộ đã được các nhân viên y tế đưa đi cách ly và lấy mẫu xét nghiệm. 
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành-Bài cuối

Khu vực Bà Quẹo gồm ấp Tân Kỳ, Tân Phú, Tân Hương và Tân Thái Sơn là một trong 5 điểm khởi nghĩa của Thành đoàn Sài Gòn–Gia Định trong những ngày cuối tháng 4/1975, với lực lượng nòng cốt là thanh niên công nhân lao động và học sinh Công giáo. Đặc biệt, tại Nhà thờ Nhơn Hòa - Tân Kỳ (nay là Giáo xứ Nhơn Hòa, số 45 đường Hồ Đắc Di, phường Tân Thạnh, quận Tân Phú, Thành phố Hồ Chí Minh) là một trong những điểm cắm cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam đầu tiên ở khu vực Sài Gòn – Gia Định.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa nơi cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 2

Nằm trên địa bàn huyện Bình Chánh, với vị trí “đắc địa” - giáp căn cứ Vườn Thơm và căn cứ địa cách mạng Củ Chi, từng hứng chịu nhiều mưa bom, bão đạn, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, xã Vĩnh Lộc (nay là xã Vĩnh Lộc A và Vĩnh Lộc B) được mệnh danh là “vành đai lửa” ở vùng ven thành phố. Đặc biệt, trên mảnh đất này còn ghi dấu sự cống hiến và hy sinh dũng cảm của những cô gái Sài Gòn tuổi mười tám, đôi mươi đi tải đạn, đưa thương binh về hậu cứ điều trị.
Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Tuổi trẻ Sài Gòn-Gia Định khởi nghĩa trong nội thành - Bài 1

Cuối năm 1974, đầu năm 1975, tin chiến thắng của quân giải phóng bay về dồn dập khiến phong trào đấu tranh trong nội thành Sài Gòn cũng dấy lên mạnh mẽ. Được sự chỉ đạo của Thành ủy Sài Gòn - Gia Định, Thành đoàn khẩn trương và bí mật triển khai lực lượng phụ trách 5 điểm khởi nghĩa gồm: Ngã Bảy - Bàn Cờ - Vườn Chuối, Cầu Kiệu - Phú Nhuận, Cầu Bông - Bà Chiểu, Xóm Chiếu - Khánh Hội và khu vực Tân Phú - Tân Sơn - Bà Quẹo để nổi dậy giành chính quyền tại các khu vực nội thành trước khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.
Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Sức sống mới trên vùng cứ địa và vành đai lửa cửa ngõ Tây Nam Sài Gòn - Bài 1

Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, huyện Bình Chánh - vùng đất cửa ngõ phía Tây Nam Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay từng là căn cứ cách mạng vững chắc. Xuất phát từ đây, quân và dân ta đã tổ chức nhiều trận đánh “thọc sâu”vào cơ quan đầu não của địch tại Sài Gòn, góp phần đi đến thắng lợi của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào tháng 4/1975. 
Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh dâng hương tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2020), 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), sáng 29/4, Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh và lực lượng vũ trang thành phố, do đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã đến viếng và đặt vòng hoa tại Nghĩa trang liệt sĩ thành phố (Đồi không tên, Quận 9).
Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Thăm hỏi, tri ân các đơn vị, cá nhân tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh

Nhân kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2020), chiều 28/4, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu đoàn đại biểu Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh đến thăm, chúc mừng Bộ Tư lệnh Quân khu 7 và thăm một số cá nhân có thành tích tiêu biểu trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử,
Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm một trường hợp tái nhiễm virus SARS-CoV-2 tại Thành phố Hồ Chí Minh

Đến ngày 28/4, Thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận thêm một trường hợp dương tính trở lại với virus SARS-CoV-2 sau khi đã được công bố khỏi bệnh. Thông tin được ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh cho biết tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố chiều 28/4.
Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhiều hoạt động Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Kỷ niệm 45 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2020) và 134 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2020), UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã có kế hoạch tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với mục đích tuyên truyền giáo dục, ôn lại truyền thống yêu nước, nâng cao nhận thức trong cán bộ và tầng lớp nhân dân về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng 30/4 và Ngày Quốc tế Lao động 1/5.
Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Dịch COVID-19: Thành phố Hồ Chí Minh áp dụng Bộ tiêu chí đánh giá an toàn dịch bệnh trong lĩnh vực văn hóa, thể thao

Ngày 25/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã có Quyết định về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 đối với hoạt động bảo tàng, di tích; thư viện, phòng đọc sách và tổ chức tập luyện của các đơn vị hoạt động thể dục thể thao trên địa bàn thành phố. Bộ tiêu chí này chính thức có hiệu lực từ ngày 25/4/2020 nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020

Hưởng ứng Lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng về tham gia hiến máu tình nguyện, sáng 25/4, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ Phát động hưởng ứng “Ngày toàn dân hiến máu tình nguyện 7/4" và tổ chức “Ngày hội hiến máu tình nguyện” năm 2020.
Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Thành phố Hồ Chí Minh ban hành nhiều Bộ tiêu chí đánh giá phòng, chống dịch ở các lĩnh vực

Nhằm đánh giá mức độ an toàn phòng, chống dịch COVID-19 khi cho phép hoạt động trở lại, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành các Bộ tiêu chí đánh giá an toàn trong phòng, chống dịch COVID-19 trong lĩnh vực giao thông vận tải; du lịch; giáo dục; công thương; các cơ sở khám, chữa bệnh (do Sở Y tế ban hành); an toàn thực phẩm; doanh nghiệp sản xuất.