Người Bahnar ở Bình Định gìn giữ nghề đan gùi truyền thống

Ông Đinh Văn Cu ở làng Cát, xã Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định) mong muốn có thể truyền dạy nghề đan gùi cho các thanh niên trong làng. Ảnh: Tường Quân
Ông Đinh Văn Cu ở làng Cát, xã Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định) mong muốn có thể truyền dạy nghề đan gùi cho các thanh niên trong làng. Ảnh: Tường Quân

Người Bahnar ở Bình Định có nhiều nghề thủ công truyền thống, trong đó có nghề đan lát. Trong các sản phẩm đan lát thì gùi thuộc loại sản phẩm đặc trưng nhất. Chiếc gùi vừa là phương tiện vận chuyển quan trọng, không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt hằng ngày, vừa là nét đẹp văn hóa minh chứng cho sự khéo léo của người Bahnar ở Bình Định.

Người Bahnar ở Bình Định gìn giữ nghề đan gùi truyền thống ảnh 1Ông Đinh Văn Cu ở làng Cát, xã Canh Liên, huyện Vân Canh (Bình Định) mong muốn có thể truyền dạy nghề đan gùi cho các thanh niên trong làng. Ảnh: Tường Quân
Người Bahnar ở Bình Định gìn giữ nghề đan gùi truyền thống ảnh 2

Chiếc gùi có ý nghĩa thiết thực trong đời sống hằng ngày của người Bahnar, từ việc mang đi rừng cho đến đựng các vật dụng trong nhà. Ảnh: Tường Quân

Người Bahnar ở Bình Định gìn giữ nghề đan gùi truyền thống ảnh 3

Người Bahnar chọn cây mây, cây giang loại nhỏ, dày ở trên rừng, vót thành những sợi nan rồi đem phơi khô trước khi đan gùi. Ảnh: Tường Quân

Người Bahnar ở Bình Định gìn giữ nghề đan gùi truyền thống ảnh 4

Chiếc gùi sau khi hoàn thành còn được trang trí hoa văn tinh xảo, trở thành sản phẩm du lịch đặc trưng của người Bahnar. Ảnh: Tường Quân

Để giữ gìn nghề đan gùi truyền thống, người BahnarBình Định đã miệt mài truyền dạy cho lớp thanh niên trẻ cách đan gùi, khuyến khích con cháu sử dụng gùi để mang vác, đựng vật dụng, tham gia trưng bày tại các lễ hội… Ngoài ra, các già làng, người cao tuổi còn đề xuất chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ phát triển nghề đan gùi nhằm tạo ra một sản phẩm du lịch đặc trưng của đồng bào.

Tường Quân

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm