Người Bahnar gìn giữ và phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm

Tổ hợp tác thôn Đăk Tiêng Kơ Tu, xã Đăk La, huyện Đăk Hà (Kon Tum) được thành lập từ năm 2016 với 40 thành viên là người Rơ Ngao (một nhánh của dân tộc Bahnar). Nghệ nhân Y Thút, Tổ trưởng tổ dệt thổ cẩm cho biết: “Các thành viên trong tổ trung bình mỗi tháng dệt được từ 3 đến 4 tấm, thu nhập từ 2 triệu đồng/tháng trở lên. Nghề dệt thổ cẩm đã giúp người Rơ Ngao trong thôn nuôi sống bản thân và gia đình”.

2-bahnar-du toan-kon tum.jpg
Mỗi hoa văn, họa tiết trên sản phẩm thổ cẩm đều mang nét văn hóa riêng, gắn liền với thuần phong, mỹ tục của dân tộc Bahnar. Ảnh: Dư Toán

Nhiều năm qua, nghệ nhân Y Thúy, thành viên tổ dệt thổ cẩm luôn tích cực truyền dạy nghề dệt cho các con. Đến nay, cả hai con gái của chị đều biết dệt và có sản phẩm đưa ra thị trường, đem lại thu nhập cho gia đình. Em Rơ Manh Minh Thư (sinh năm 2006, con gái thứ hai của nghệ nhân Y Thúy) chia sẻ: “Em được mẹ dạy dệt thổ cẩm từ năm 12 tuổi. Sản phẩm đầu tiên em làm được là những chiếc vỏ gối có họa tiết đơn giản. Dần dần, em làm những sản phẩm phức tạp hơn như áo, túi,... được khách hàng lựa chọn, sử dụng”.

1-bahnar-du toan-kon tum.jpg
Em Rơ Manh Minh Thư, con gái của nghệ nhân Y Thúy được mẹ truyền dạy nghề dệt thổ cẩm. Ảnh: Dư Toán
3-bahnar-du toan-kon tum.jpg
Nghệ nhân Y Thút, sinh năm 1954, Tổ trưởng tổ dệt thổ cẩm thôn Đăk Tiêng Kơ Tu bên khung dệt. Ảnh: Dư Toán

Theo ông A Kân, Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn Đăk Tiêng Kơ Tu, thôn có 147 hộ với trên 900 khẩu. Trong thôn, ngoài những nghệ nhân lấy dệt làm nghề chính, một số hộ dân khác tranh thủ sáng đi làm đồng, chiều và tối về dệt thổ cẩm. Nhờ đó, nghề dệt thổ cẩm truyền thống của dân tộc Bahnar không bị mai một.

Dư Toán

(Báo ảnh Dân tộc và Miền núi)

Có thể bạn quan tâm