Công nhận 2 thành phố trực thuộc tỉnh Kiên Giang là đô thị loại I
Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Ngày 21/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký các quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận 2 thành phố là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Kiên Giang.
Nhân dịp Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam - Xuân Ất Tỵ năm 2025, những ngày qua, nhiều tỉnh của Vương quốc Campuchia tổ chức đoàn công tác do tỉnh trưởng hoặc phó tỉnh trưởng làm Trưởng đoàn, sang chúc Tết, tặng hoa, quà cho chính quyền, lực lượng vũ trang và nhân dân tỉnh Kiên Giang. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Kiên Giang cùng các cơ quan, đơn vị tiếp đón trọng thị các đoàn với tinh thần đoàn kết, hữu nghị, nghĩa tình.
Ngày 18/1, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Cà Mau tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ.
Chiều 17/1, tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh để công bố Quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng cùng đại diện lãnh đạo Quân khu 9, Tỉnh ủy, UBND hai tỉnh Kiên Giang, Cà Mau tham dự hội nghị.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, tỉnh Kiên Giang đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nông dân tận dụng, khai thác tốt tiềm năng đất đai, đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, đất trống xung quanh nhà, bờ bao, sân vườn để trồng các loại cây ăn quả, hoa màu, nuôi cá, gà, vịt… Qua đó, hình thành hàng chục mô hình sản xuất hiệu quả, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần tích cực phát triển kinh tế địa phương.
Năm 2025 dự kiến tổng kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Kiên Giang là trên 175 tỷ đồng. Tỉnh đặt mục tiêu hoàn thành 100% vốn giao thực hiện chương trình; giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số từ 0,4% trở lên. Đây là thông tin được Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang đưa ra tại Hội nghị tổng kết công tác dân tộc và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025, tổ chức chiều 6/1.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang và Hà Giang.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng ổn định, nhất là tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất.
Với bản tính siêng năng, nhạy bén trong lao động, sản xuất, kinh doanh, cùng sự quan tâm tạo điều kiện về nguồn vốn vay ưu đãi, hàng trăm hội viên phụ nữ ở tỉnh Kiên Giang đã cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo và khá giả.
Chiều 27/12, Liên đoàn Lao động tỉnh Kiên Giang tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
HĐND tỉnh Kiên Giang đã bầu ông Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh giữ chức Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Ngày 23/12, tại thành phố Rạch Giá (Kiên Giang), Ban Dân tộc tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang năm 2024.
Nằm ở địa đầu biên giới Tây Nam Tổ quốc, thành phố Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) trên đà phát triển, hướng đến đô thị vùng biên hiện đại, thực sự là một cực tăng trưởng phía Tây của tỉnh, đô thị trọng điểm vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tỉnh Kiên Giang có đường biên giới bộ dài gần 50 km, tiếp giáp hai tỉnh Kampot và Tà Keo thuộc Vương quốc Campuchia. Để nâng cao hiệu quả phong trào quần chúng bảo vệ đường biên, cột mốc, an ninh trật tự khu vực biên giới, các đơn vị Biên phòng trong tỉnh triển khai nhiều hoạt động, việc làm thiết thực, cụ thể trong công tác vận động quần chúng, góp phần xây dựng "thế trận lòng dân”, tạo nên “lá chắn” bảo vệ vững chắc đường biên, mốc giới, góp phần giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Trong cộng đồng các dân tộc thiểu số, vị trí, vai trò của người có uy tín rất quan trọng. Do đó, những năm qua, cấp ủy, chính quyền tỉnh Kiên Giang đã thường xuyên quan tâm đến công tác chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi để phát huy vai trò của người có uy tín trong cộng đồng các dân tộc thiểu số.
Vào lúc 13 giờ 30 phút ngày 22/11, tại khu vực biển Kiên Giang, tổ công tác Đoàn Trinh sát số 2 Cảnh sát biển Việt Nam chủ trì, phối hợp với Đồn Biên phòng Xẻo Nhàu (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) phát hiện 2 tàu số hiệu KG- 56950 và KG- 91482- TS cập mạn, sang dầu DO mà không có giấy tờ chứng minh nguồn gốc.
Ok Om Bok là một lễ hội lớn nhất của đồng bào dân tộc Khmer vào dịp rằm tháng 10 hằng năm. Những ngày này, đồng bào Khmer ở Kiên Giang tích cực chuẩn bị cho lễ hội.
Ngày 7/11, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ký các Quyết định phê chuẩn kết quả bầu, miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang.
Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Kiên Giang lần thứ IV năm 2024 diễn ra sáng 30/10 với sự tham dự của 250 đại biểu, đại diện cho trên 69.900 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Vùng sản xuất kết hợp lúa-tôm của tỉnh Kiên Giang có tổng diện tích khoảng 107.000 ha. Theo kế hoạch, lúa vụ Mùa 2024 - 2025 sản xuất luân canh trên nền đất một vụ lúa, một vụ tôm của tỉnh Kiên Giang xuống giống từ ngày 25/8 đến 25/10/ 2024 với 2 hình thức cấy mạ và gieo sạ lúa giống xuống ruộng. Đến thời điểm hiện tại, nông dân các vùng lúa-tôm trong xuống giống dứt điểm vụ lúa và hầu hết nông dân sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn sinh học. Đây là biện pháp canh tác được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo nhân rộng nhằm giúp nông dân giảm chi phí, tăng năng suất, giá bán, tăng lợi nhuận cho nông dân.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trên địa bàn năm 2024, tỉnh Kiên Giang phân bổ vốn đầu tư phát triển hơn 85 tỷ đồng; trong đó, ngân sách Trung ương hơn 74 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương.
Ngày 20/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản số 7878/BNN- ĐĐ gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Kiên Giang về việc chủ động ứng phó với gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển.
Sau hơn 2 năm liên tục giảm giá ở mức khá thấp (từ 85.000 -90.000 đồng/kg) khoảng 3 tháng nay giá lươn thương phẩm ở một số tỉnh miền Tây bắt đầu tăng và duy trì ở mức khá cao, từ 100.000-110.000 đồng/kg. Tại tỉnh Kiên Giang, nhiều người nuôi lươn cho biết: Với giá lươn hiện tại đảm bảo người nuôi có lãi nhưng vẫn cân nhắc trong việc đầu tư thả nuôi nhằm tránh tình trạng cung vượt cầu.
Tại Kiên Giang, qua hơn 3 năm áp dụng mô hình nuôi xen canh thủy sản (tôm sú, tôm thẻ, tôm càng xanh, cua biển) kết hợp với sản xuất một vụ lúa theo quy trình an toàn sinh học của nông dân vùng U Minh Thượng cho thấy hiệu quả kinh tế khá cao và mang tính phát triển bền vững.
Trong 9 tháng năm 2024, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang ước đón hơn 723.960 lượt du khách quốc tế đến tham quan, du lịch; tăng 56,5% so với cùng kỳ năm 2023, vượt 8,6% kế hoạch năm 2024.
Giang Thành là huyện biên giới có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn của tỉnh Kiên Giang và có đông đồng bào dân tộc thiểu số (gần 2.000 hộ, chiếm gần 22% dân số), trong những năm qua, huyện có nhiều nỗ lực trong công tác giảm nghèo, mang lại nhiều kết quả tốt. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện tính đến giữa tháng 9/2024 còn 1,76%; thấp hơn nhiều huyện, thành phố trong tỉnh. Đáng ghi nhận là hầu hết hộ nghèo đều nêu cao tinh thần siêng năng, sáng tạo, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.
Tỉnh Kiên Giang hiện có 285 người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Những năm qua, người có uy tín đã phát huy vai trò trong tuyên truyền, vận động người thân, gia đình, dòng họ, đồng bào ở các xóm, ấp, khu phố chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, góp phần bảo vệ an ninh trật tự và an toàn xã hội trên địa bàn.
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú Y tỉnh Kiên Giang, toàn tỉnh hiện có khoảng 236.000 con lợn, tăng hơn 7% so với cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân đàn lợn tăng số lượng là do từ đầu năm 2024 đến nay giá lợn hơi trên thị trường tăng và duy trì ở mức khá cao nên người chăn nuôi đẩy mạnh tái đàn. Để giảm chi phí, chăn nuôi hiệu quả, nhiều hộ áp dụng biện pháp nuôi lợn theo hướng an toàn sinh học, tiết kiệm thức ăn để tăng lợi nhuận cho gia đình.
Ngày 4/9, Trường Phổ thông Dân tộc nội trú Trung học cơ sở An Biên tổ chức đón nhận Bằng công nhận Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 của UBND tỉnh Kiên Giang và khai giảng năm học mới 2024 - 2025.
Tận dụng nguồn nguyên liệu là cây lục bình có nhiều ở sông, rạch, các hội viên phụ nữ ở tỉnh Kiên Giang đã tạo ra sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ loại cây này để cải thiện thu nhập, vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống.