Huyện biên giới phía Nam nỗ lực giảm nghèo bền vững ​

Giang Thành là huyện biên giới có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn của tỉnh Kiên Giang và có đông đồng bào dân tộc thiểu số (gần 2.000 hộ, chiếm gần 22% dân số), trong những năm qua, huyện có nhiều nỗ lực trong công tác giảm nghèo, mang lại nhiều kết quả tốt. Theo đó, tỷ lệ hộ nghèo của huyện tính đến giữa tháng 9/2024 còn 1,76%; thấp hơn nhiều huyện, thành phố trong tỉnh. Đáng ghi nhận là hầu hết hộ nghèo đều nêu cao tinh thần siêng năng, sáng tạo, có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

vna_potal_huyen_bien_gioi_giang_thanh_kien_giang_no_luc_giam_ngheo_ben_vung_7617997.jpg
Ông Đặng Thanh Tùng tại ấp Mẹc Lung, xã Vĩnh Phú (Giang Thành, Kiên Giang) được hỗ trợ 8.000 con ếch giống và 2 con bò để nuôi, vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Tham gia cùng Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành tìm hiểu mô hình nuôi bò sinh sản và nuôi ếch thịt của hộ ông Đặng Thanh Hùng, ở ấp Mẹc Lung, chúng tôi cảm phục tinh thần siêng năng lao động của vợ chồng lão nông 70 tuổi. Ông Hùng cho biết, gia đình không có đất ruộng và không có vốn để đầu tư chăn nuôi nên vợ chồng ông sống chủ yếu vào công việc bán rau cải ở chợ nhóm, thu nhập bấp bênh, cái nghèo cứ mãi đeo bám gia đình nhiều chục năm qua.

Xét thấy hoàn cảnh khó khăn của gia đình, giữa năm 2023, Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã Vĩnh Phú đã hỗ trợ 2 con bò sinh sản và đến giữa năm 2024 hỗ trợ thêm 8.000 con ếch giống để giúp gia đình ông có điều kiện tham gia sản xuất. Hiện tại, bên cạnh chăm sóc 2 con bò và đàn ếch, ông Hùng cũng chăn nuôi và trồng trọt thêm một số vật nuôi, rau cải ngắn ngày, vợ ông vẫn bán rau cải ở chợ để có thêm thu nhập cho gia đình.

Ông Hùng chia sẻ: "Vợ chồng tôi có 3 người con đã lập gia đình, ở riêng và có hoàn cảnh khó khăn nên chúng tôi cố gắng thức khuya dậy sớm bán rau cải, nhưng ở chợ nhỏ vùng giáp biên giới này đa phần người dân khó khăn nên buôn bán không được bao nhiêu. Vì vậy, khi được chính quyền địa phương hỗ trợ con giống, vốn và tư vấn kỹ thuật chăm sóc bò, ếch, tôi rất phấn khởi. Hiện tại, tôi trồng cỏ, cắt cỏ nuôi bò, nuôi thêm gà, vịt, cá rô, cá phi và trồng thêm bầu, mướp, rau thơm… để bán lấy tiền mua thức ăn cho ếch. Có điều kiện sản xuất và thu nhập ổn định, vợ chồng tôi đăng ký thoát nghèo để Nhà nước chăm lo cho các hộ nghèo khác”.

vna_potal_huyen_bien_gioi_giang_thanh_kien_giang_no_luc_giam_ngheo_ben_vung_7618010.jpg
Hộ bà Dương Thị Lụa, ấp Đồng Cơ, xã Vĩnh Phú (Giang Thành, Kiên Giang) được hỗ trợ 2 con bò và vốn nuôi thỏ để nuôi vươn lên thoát nghèo. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Là một trong những hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ở ấp Đồng Cơ, xã Vĩnh Phú, bà Dương Thị Lụa (68 tuổi) cho biết, trước đây khi con trai bà còn sống đi làm máy cuốc đất, cuộc sống gia đình tuy không dư giả nhưng cũng được đủ đầy. Hơn 3 năm trước, chẳng may người con của bà tử vong do tai nạn lao động, cũng trong khoảng thời gian này căn bệnh xuyễn của chồng bà trở nặng, đi đứng khó khăn, không còn sức lao động nên gia đình càng trở nên nghèo khó hơn.

Với mong muốn tạo điều kiện cho gia đình bà vươn lên thoát nghèo, địa phương đã hỗ trợ 2 con bò giống, vốn vay ưu đãi và tư vấn chăn nuôi bò, thỏ để tạo nguồn thu nhập, giúp ổn định cuộc sống.

“Hai con bò được Nhà nước hỗ trợ đến nay mỗi con nặng hơn 200kg, có thể bán được. Tuy nhiên, tôi giữ lại và đã cho phối giống để chúng sinh bê con, phát triển đàn bò nhiều lên. Hiện tại, tôi nuôi 12 con thỏ sinh sản để bán thỏ con và nuôi thỏ thịt mỗi tháng được hơn 1 triệu đồng, đủ lo cho cuộc sống gia đình. Là hộ nghèo, được Nhà nước mua tặng thẻ bảo hiểm y tế nên việc khám, chữa bệnh không phải tốn kém, vợ chồng tôi cũng yên tâm. Nhà nước đã trao cho mình cần câu, còn mình phải lo câu cá mới có thể thoát nghèo và vươn lên được”, bà Lựa nói.

vna_potal_huyen_bien_gioi_giang_thanh_kien_giang_no_luc_giam_ngheo_ben_vung_7618014.jpg
Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành tham quan mô hình nuôi ếch thịt để thoát nghèo hộ ông Đặng Thanh Tùng. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Theo ông Danh Rết, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành, trên địa xã hiện có hơn 60 hộ nghèo và cận nghèo; trong đó chủ yếu là hộ dân tộc Khmer. Trong năm 2024, xã đề ra mục tiêu giảm khoảng 40 hộ nghèo, cận nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo của xã xuống dưới 1,5% vào cuối năm.

“Để công tác giảm nghèo đạt hiệu quả bền vững, bên cạnh triển khai đầy đủ các chính sách, Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã đặc biệt chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động các thành viên gia đình hộ nghèo, cận nghèo hăng say lao động, nêu cao ý chí vươn lên. Cùng với đó, địa phương tìm hiểu từng hoàn cảnh, điều kiện gia đình để định hướng chọn lựa mô hình sản xuất phù hợp, hỗ trợ vốn, cây, con giống, phương tiện và cử cán bộ xã, ấp thường xuyên theo dõi, hỗ trợ bà con làm ăn hiệu quả”, ông Rết cho hay.

Theo Ban Chỉ đạo giảm nghèo huyện Giang Thành, năm 2021 toàn huyện có 387 hộ nghèo, chiếm 4,7%; trong đó có 150 hộ nghèo dân tộc thiểu số, chiếm hơn 38% tổng số hộ dân tộc thiểu số. Đến đầu tháng 9/2024 huyện giảm còn 146 hộ nghèo, bằng 1,76%; trong đó hộ nghèo dân tộc thiểu số là 51 hộ, chiếm gần 35%.

vna_potal_huyen_bien_gioi_giang_thanh_kien_giang_no_luc_giam_ngheo_ben_vung_7618012.jpg
Phó Chủ tịch UBND xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành tham quan mô hình nuôi bò sinh sản để thoát nghèo hộ ông Đặng Thanh Tùng. Ảnh: Văn Sĩ - TTXVN

Ông Tạ Văn Dũng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Giang Thành (tỉnh Kiên Giang) cho biết, để có được kết quả trên, huyện đã triển khai đồng bộ, kịp thời nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững như: Đẩy mạng công tác đào tạo nghề nông thôn, tư vấn giới thiệu giải quyết việc làm, đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động... Huyện rà soát đầy đủ, đúng đối tượng để mua bảo hiểm y tế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng chính sách, đối tượng bảo trợ xã hội từ 19.000 đến 24.000 người mỗi năm. Cùng với đó, huyện quan tâm đầu hạ tầng giao thông nông thôn, hỗ trợ vay vốn để hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có điều kiện lao động sản xuất, kinh doanh với doanh số hơn 110 tỷ đồng.

Chủ tịch UBND huyện Giang Thành thông tin thêm, để có được “hoa thơm trái ngọt” trong công tác giảm nghèo, bên cạnh những nỗ lực thực hiện các giải pháp, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương... chính là tinh thần siêng năng, sáng tạo của hộ nghèo, đặc biệt là việc áp dụng hiệu quả các mô hình sản xuất, kinh doanh, tạo thu nhập ổn định và phát triển kinh tế bền vững cho gia đình. Trong thời gian tới, huyện tiếp tục phát huy những kết quả đạt được, nhất là nhân rộng các mô hình sản xuất hiệu quả, cách làm hay để giúp người dân thoát nghèo bền vững.

Văn Sĩ

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Gần 8 năm làm Bí thư chi bộ bản Háng Blaha, Vàng A Hồng giúp trên 40 hộ dân trong bản thoát nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ trên 90% xuống còn khoảng 40%. Ảnh: Đinh Thùy - TTXVN

Nhân lên “Hạt giống đỏ” vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Mù Cang Chải

Trong công cuộc xây dựng và phát triển, Đảng bộ huyện vùng cao Mù Cang Chải (Yên Bái) luôn quan tâm chú trọng phát triển đảng viên. Huyện đã có nhiều đảng viên dân tộc thiểu số trở thành lực lượng nòng cốt trong xây dựng Đảng và các phong trào thi đua; góp phần xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh từ cơ sở, mở ra cơ hội để người dân tộc thiểu số tự tin, chủ động tham gia vào sự nghiệp chung.

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Thời tiết ngày 15/3/2025: Khu vực Tây Bắc có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/3, phía Đông Bắc Bộ, Hà Nội và khu vực Bắc Trung Bộ sáng sớm có mưa và sương mù vào sáng sớm. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C. Các khu vực đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sức bật để miền núi Quảng Ngãi phát triển

Sau 50 năm giải phóng (24/3/1975-24/3/2025), tình hình kinh tế - xã hội ở khu vực miền núi tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu đáng kể, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện.

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Khẩn trương thực hiện dự án sửa chữa hồ Kẻ Gỗ

Sau gần 50 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của Hồ chứa nước Kẻ Gỗ (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) đã xuống cấp, hư hỏng. Việc này ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn công trình. Trước thực trạng này, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã quyết định triển khai xây dựng Dự án nâng cấp, sửa chữa hồ Kẻ Gỗ với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng nhằm đảm bảo an toàn hồ đập.

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Huyện vùng biên Tương Dương dồn sức xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện Chương trình vận động, hỗ trợ xây dựng nhà cho người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở giai đoạn 2023 - 2025, huyện Tương Dương (Nghệ An) đã hoàn thành hơn 2.670 nhà (trong đó xây mới gần 1.840 căn, sửa chữa hơn 830 căn). Hiện nay, trên địa bàn huyện còn hơn 1.800 căn nhà cần được sửa chữa, xây dựng mới. Để giúp người nghèo, khó khăn có mái ấm kiên cố, địa phương đang thực hiện các giải pháp với mục tiêu xóa nhà tạm, dột nát trên địa bàn trong thời gian sớm nhất.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 14/3/2025: Phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội trời tiếp tục nồm

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khu vực Đông Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng và đêm có sương mù, trời lạnh và tiếp tục duy trì trạng thái mưa nhỏ, mưa phùn làm độ ẩm trong không khí cao và gây nồm tại khu vực này. Khu vực Tây Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C.

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Tây Ninh gỡ khó trong phát triển nhà ở xã hội, xóa nhà tạm, dột nát

Chiều 13/3, Tỉnh ủy Tây Ninh tổ chức họp 2 Ban chỉ đạo về phát triển nhà ở xã hội và triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn. Hoạt động nhằm tập trung bàn giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, sớm đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành chỉ tiêu được giao trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Trao tặng 290 suất học bổng Vừ A Dính cho con em gia đình quân nhân

Chiều 13/3, tại thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 Hải quân phối hợp cùng Quỹ học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ "Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu” và các nhà hảo tâm trao 290 suất học bổng (mỗi suất trị giá 1 triệu đồng) cho học sinh là con em của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng đang công tác tại Vùng 4, Lữ đoàn 189, Lữ đoàn 954, Trung đoàn 196 và Nhà máy X52.

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Hỗ trợ nông dân Yên Bái cải tạo đất sản xuất nông nghiệp sau bão Yagi

Ngày 13/3, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hợp quốc (FAO) tại Việt Nam tổ chức hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình tham gia cải tạo đất sản xuất nông nghiệp bị vùi lấp sau bão Yagi ở huyện Trấn Yên (Yên Bái). Hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án Hỗ trợ khẩn cấp cho các nông hộ nhỏ dễ bị tổn thương, mất khả năng đảm bảo an ninh lương thực do ảnh hưởng của lũ lụt bởi bão Yagi tại khu vực phía Bắc do Tổ chức FAO tại Việt Nam tài trợ.

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Khánh thành Nhà tưởng niệm Anh hùng Liệt sỹ Phan Đình Giót

Ngày 13/3, Tỉnh đoàn Hà Tĩnh phối hợp UBND huyện Cẩm Xuyên tổ chức lễ khánh thành và đón bằng xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh Nhà tưởng niệm Anh hùng liệt sỹ Phan Đình Giót nhằm hướng tới kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Mê tín dị đoan: Nhận diện, cảnh giác và phòng tránh

Gần đây, nhiều vụ lừa đảo lợi dụng tín ngưỡng và tâm linh để trục lợi đã bị triệt phá. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp thiết về việc nâng cao nhận thức cộng đồng, phân biệt giữa tín ngưỡng chân chính và mê tín dị đoan để bảo vệ các giá trị văn hóa truyền thống.

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp, tấm gương sáng về y đức nơi vùng cao của Lào Cai

Mặc dù địa bàn là xã nghèo, khó khăn của huyện Bát Xát, đường xá đi lại vô cùng vất vả, nhất là vào mùa mưa nhưng bằng lòng yêu nghề, thương dân, bác sĩ Nguyễn Văn Hiệp đã không quản khó khăn, vất vả trở thành chỗ dựa tin cậy của đồng bào dân tộc địa phương mỗi khi đau ốm. bệnh tật.

áp thấp nhiệt đới, vùng áp thấp, thời tiết ngày 14/2, gió mạnh, sóng biển, ngư dân, chủ tàu thuyền, ứng phó thời tiết

Thời tiết ngày 13/3/2025: Bắc Bộ sáng mưa nhỏ, trưa hửng nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 13/3, Bắc Bộ ấm hơn nhưng sáng sớm còn mưa, ngày hửng nắng; Hà Nội tiếp diễn mưa phùn, nồm ẩm. Nam Bộ ngày nắng nhưng chiều tối vài nơi có mưa dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngư dân Bình Định liên tiếp thả đồi mồi dứa quý hiếm về biển

Ngày 12/3, ngư dân Lê Văn Hội (sinh năm 1991, trú phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) cho biết, trong lúc hành nghề khai thác hải sản trên biển, anh và các thuyền viên khác đã phát hiện, giải cứu và thả cá thể đồi mồi dứa quý hiếm về lại đại dương an toàn.

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai nhanh chóng gỡ vướng mắc để về đích sớm chương trình xóa nhà tạm

Lào Cai hiện là một trong 10 địa phương đang có lộ trình, kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tốt nhất cả nước. Tỉnh phấn đấu đến hết tháng 5/2025 sẽ hoàn thành việc xóa nhà tạm, nhà dột nát với con số rất lớn: 3.493 nhà. Các địa phương đang tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, phấn đấu đẩy nhanh tiến độ, đảm bảo khởi công trong thời gian sớm nhất.

Mưa to giữa mùa khô tại nhiều huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông

Mưa to giữa mùa khô tại nhiều huyện phía Nam tỉnh Đắk Nông

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Nông, chiều tối 11/3, tại nhiều huyện phía Nam của tỉnh có mưa vừa, mưa to đến rất to. Đây là hiện tượng thời tiết hiếm gặp trong bối cảnh Đắk Nông nói riêng, Tây Nguyên nói chung đang vào cao điểm khô hạn.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 12/3/2025: Bắc Bộ tăng nhiệt, duy trì độ ẩm cao

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, chiều tối 11/3 khu vực tỉnh Kon Tum và Đắk Nông đã có mưa vừa, mưa to với lượng mưa phổ biến từ 20-40mm, có nơi trên 60mm. Cơ quan khí tượng cảnh báo nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc tại các tỉnh trên, đặc biệt tại các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Ngọc Hồi (Kon Tum); thị xã Gia Nghĩa, Đắk R’Lấp, Tuy Đức, Đắk Glong (Đắk Nông).

Quảng Nam triển khai nhanh giải pháp phòng, chống dịch sốt phát ban

Quảng Nam triển khai nhanh giải pháp phòng, chống dịch sốt phát ban

Sở Y tế tỉnh Quảng Nam đã và đang phối hợp với các đơn vị y tế khẩn trương triển khai đồng loạt các giải pháp phòng, chống dịch bệnh rrước tình hình dịch sốt phát ban và các bệnh lý đường hô hấp xuất hiện, gây thiệt hại sức khỏe người dân.

Bộ Y tế hướng dẫn các bệnh viện xử lý khủng hoảng khi có sự cố y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh

Bộ Y tế hướng dẫn các bệnh viện xử lý khủng hoảng khi có sự cố y khoa, đảm bảo an toàn người bệnh

Ngày 11/3, đại diện các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và Bệnh viện thuộc các Trường Đại học Y Dược đã được tập huấn chuyên sâu về xử lý khủng hoảng truyền thông khi sự cố xảy ra; hướng dẫn truy cập, sử dụng công cụ báo cáo sự cố y khoa trực tuyến; văn hóa an toàn người bệnh, hướng dẫn quản lý nguy cơ trong sử dụng thuốc tại bệnh viện, các giải pháp cải thiện quá trình báo cáo sự cố y khoa tại bệnh viện…