Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V: Hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững

Sáng 4/8, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Phiên toàn thể - Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V.

Hoi nghi Moi truong toan quoc lan thu V: Huong toi nen kinh te tuan hoan, phat trien ben vung hinh anh 1Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phát biểu. Ảnh: TTXVN

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị.

Tham gia hội nghị có 600 đại biểu đại diện lãnh đạo các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các bộ, ngành, tổ chức đoàn thể ở Trung ương; UBND, Sở Tài nguyên và Môi trường 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các trường đại học, viện, trung tâm nghiên cứu và chuyên gia trong lĩnh vực môi trường, đại diện của một số tổ chức quốc tế tại Việt Nam. 

Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Hội nghị có ý nghĩa quan trọng, được tổ chức 5 năm một lần, với mục tiêu đánh giá thực trạng công tác bảo vệ môi trường, cùng thảo luận thống nhất các nhiệm vụ, giải pháp cho các năm tiếp theo. Hội nghị lần này càng có ý nghĩa hơn khi diễn ra trong bối cảnh phục hồi xanh đang là xu thế chung của toàn cầu và phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn đang được thúc đẩy mạnh mẽ ở Việt Nam.

Hoi nghi Moi truong toan quoc lan thu V: Huong toi nen kinh te tuan hoan, phat trien ben vung hinh anh 2Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà phát biểu. Ảnh: TTXVN

Bộ Tài nguyên và Môi trường lựa chọn chủ đề của Hội nghị năm nay là "Hài hòa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững" như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, công tác bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ từ chủ trương, giải pháp đến nhận thức và tư duy hành động. Vấn đề môi trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong các chương trình nghị sự; các chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.

Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, bên cạnh những thành công đạt được, công tác bảo vệ môi trường nước ta vẫn còn có những tồn tại, hạn chế, xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Chất lượng môi trường tuy đã được cải thiện nhưng vẫn chậm; môi trường ở một số nơi vẫn tiếp tục bị ô nhiễm, đặc biệt tại các lưu vực sông, làng nghề; một số sự cố môi trường vẫn xảy ra; việc khai thác tài nguyên không hợp lý, thiếu tính bền vững tiếp tục làm thất thoát tài nguyên và tác động xấu lên môi trường; tình trạng phá rừng, săn bắt, mua bán trái phép động, thực vật hoang dã, sinh vật ngoại lai xâm lấn đang diễn biến phức tạp.

Hoi nghi Moi truong toan quoc lan thu V: Huong toi nen kinh te tuan hoan, phat trien ben vung hinh anh 3Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và các đại biểu tham quan các sản phẩm thân thiện với môi trường tại triển lãm. Ảnh: TTXVN

Giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành ghi nhận những thành tích to lớn trong công tác bảo vệ môi trường của Việt Nam, qua đó, đã từng bước tranh thủ được những thuận lợi, nắm bắt kịp thời thời cơ để vượt qua những khó khăn, thách thức, thúc đẩy tái cấu trúc nền kinh tế gắn với phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn nhằm sử dụng hiệu quả và bảo tồn các nguồn tài nguyên, bền vững về môi trường, khí hậu, bảo vệ môi trường sống và sức khỏe nhân dân.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng chỉ rõ những thách thức to lớn đối với công tác bảo vệ môi trường hiện nay. Ở trong nước, ô nhiễm môi trường một số nơi có nguy cơ vượt ngưỡng, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế - xã hội và sức khỏe của nhân dân. Đa dạng sinh học vẫn có xu hướng bị suy giảm. Nguyên nhân sâu xa là do nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về bảo vệ môi trường chưa đầy đủ, chưa chuyển thành ý thức và hành động cụ thể. Tình trạng coi trọng các lợi ích kinh tế trước mắt, coi nhẹ công tác bảo vệ môi trường còn phổ biến. Vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường ngày càng tinh vi, nghiêm trọng. Nguồn lực tại các cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường còn chưa tương xứng. Việc huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế; công tác quy hoạch chưa được chú trọng. Cơ sở hạ tầng, công nghệ xử lý môi trường chưa theo kịp yêu cầu của công tác bảo vệ môi trường.

Để phát triển đất nước theo hướng bền vững mà một trong ba trụ cột là bảo vệ môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu, trong giai đoạn 2022 – 2025 và những năm tiếp theo, ngành môi trường cần có sự chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và nhận thức về lối sống bền vững hài hòa với thiên nhiên, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường; tập trung chuyển đổi thành công cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng từ "nâu" sang "xanh", từ khai thác thâm dụng tài nguyên thiên nhiên sang kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, carbon thấp; tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách và cơ chế quản lý môi trường và biến đổi khí hậu, dự báo, cảnh báo thiên tai, ô nhiễm và sự cố môi trường; tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy và phát triển nguồn nhân lực làm công tác quản lý về bảo vệ môi trường, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời kỳ mới.

Hoi nghi Moi truong toan quoc lan thu V: Huong toi nen kinh te tuan hoan, phat trien ben vung hinh anh 4Phó Thủ tướng Lê Văn Thành và các đại biểu tham quan mô hình xử lý nước thải tại triển lãm. Ảnh: TTXVN

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu ngành môi trường tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; chú trọng nâng cao hàm lượng khoa học, giá trị gia tăng, yếu tố môi trường trong cơ cấu giá trị của hàng hóa, dịch vụ; ứng dụng có hiệu quả các thành tựu của khoa học công nghệ, Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, công nghệ thông tin, viễn thám và các công nghệ hiện đại trong quản lý, theo dõi, kiểm tra, giám sát, quan trắc và cảnh báo về môi trường; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến đối với thủ tục hành chính về môi trường; chủ động, tích cực hợp tác quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, phối hợp nghiên cứu, quản lý, khai thác và sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên, bảo đảm an ninh sinh thái, an ninh môi trường. Đặc biệt, ngành môi trường cần đẩy mạnh việc thực thi pháp luật, tăng cường áp dụng các cơ chế, công cụ, biện pháp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đề nghị, ngay sau Hội nghị, các bộ, ngành, các địa phương cần nhanh chóng xây dựng và thực hiện có hiệu quả các Chương trình và kế hoạch hành động cụ thể, tổng kết và nhân rộng các điển hình tiên tiến nhằm tạo sự chuyển biến tích cực và đem lại những kết quả rõ rệt trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta.

Tại Phiên toàn thể - Hội nghị Môi trường lần thứ V, các đại biểu đã tập trung thảo luận các chủ đề chính gồm: nhận diện thời cơ, thách thức và định hướng công tác bảo vệ môi trường giai đoạn tới; nỗ lực của Việt Nam trong việc tham gia vào các vấn đề môi trường toàn cầu; thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh và khu công nghiệp sinh thái; phát huy vai trò của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường; kết quả và kinh nghiệm trong công tác bảo vệ môi trường...

Hoi nghi Moi truong toan quoc lan thu V: Huong toi nen kinh te tuan hoan, phat trien ben vung hinh anh 5Quyền Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, Trưởng đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam Caitlin Wiesen phát biểu. Ảnh: TTXVN

Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam nhận định, Hội nghị diễn ra tại một thời điểm quan trọng khi Bộ Tài nguyên Môi trường kỷ niệm 20 năm thành lập và Việt Nam đang thực hiện các cam kết về biến đổi khí hậu đã đưa ra tại Hội nghị Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26).

Để đạt được mục tiêu của Việt Nam về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, bà Caitlin Wiesen cho rằng, cần ưu tiên 6 hành động được đúc rút từ các bài học kinh nghiệm trên thế giới, nhằm thúc đẩy sứ mệnh mới cho một cuộc "Đổi mới xanh". Việt Nam cần tăng cường luật pháp về khí hậu để hướng dẫn và thực thi các hành động khí hậu trong nước, hướng tới các mục tiêu quốc gia về phát thải bằng 0. Thực hiện các cam kết về Chuyển dịch năng lượng công bằng, Việt Nam cần đẩy nhanh quá trình sản xuất năng lượng tái tạo, cải thiện hiệu suất năng lượng, bảo vệ người lao động và những người dễ bị tổn thương. Việt Nam cần có một chiến lược tài chính khí hậu sáng tạo và chuyên dụng để tạo điều kiện cho các dòng tài chính xanh từ tất cả các nguồn đầu tư và phát triển. Việt Nam cần cách tiếp cận kinh tế tuần hoàn có tính hệ thống và gắn kết hơn để hỗ trợ phát triển kinh tế ít phát thải carbon hơn và chống chịu với khí hậu; phát triển dựa vào thiên nhiên là con đường bền vững của Việt Nam. Cuối cùng, Việt Nam cần phấn đấu để chuyển đổi bao trùm, đặt "con người" và công bằng xã hội vào trung tâm của mọi chính sách.

Bà Caitlin Wiesen cũng cho biết, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và Liên hợp quốc luôn sẵn sàng hỗ trợ Chính phủ Việt Nam trong việc chuyển dịch sang nền kinh tế xanh, trung hòa carbon, tuần hoàn và chống chịu với biến đổi khí hậu.

Hoi nghi Moi truong toan quoc lan thu V: Huong toi nen kinh te tuan hoan, phat trien ben vung hinh anh 6Quang cảnh hội nghị. Ảnh: TTXVN

Trong khuôn khổ Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội thảo chuyên đề quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường vào ngày 29/7 tập trung vào 4 nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, bao gồm: Công tác đánh giá tác động môi trường đối với hoạt động đầu tư phát triển; bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học hướng tới Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái; quản lý chất lượng các thành phần môi trường, nền tảng và mục tiêu của công tác kiểm soát ô nhiễm; tăng cường, nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Bên cạnh đó, trong 2 ngày 4-5/8/2022, Triển lãm thành tựu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường cũng diễn ra đồng thời trong khuôn khổ Triển lãm các thành tựu Kỷ niệm 20 năm thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm giới thiệu, phổ biến và nhân rộng các thành tựu, các mô hình, công nghệ sản xuất hiện đại, thân thiện môi trường, các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến, trong các ngành, lĩnh vực trên phạm vi cả nước.

Hoàng Nam

Tin liên quan

Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng trung du và miền núi Bắc Bộ theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị quyết 96/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.


Diễn đàn kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022: “Phát thải ròng bằng không – Từ cam kết đến hành động”

Ngày 28/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022: Phát thải ròng bằng không – Từ cam kết đến hành động” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, các vị Đại sứ, Trưởng đại diện các đối tác phát triển, đại diện các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành về kinh tế tuần hoàn.


Tạo "sức sống" cho kinh tế tuần hoàn

Đề án Phát triển kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam đã được Thủ tướng Chính phủ thông qua tại Quyết định số 687/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2022. Quyết định số 687/QĐ-TTg đã khẳng định chủ động phát triển kinh tế tuần hoàn là tất yếu, phù hợp với xu hướng, yêu cầu tạo đột phá trong phục hồi kinh tế và thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững (SDG). Để tìm hiểu rõ hơn về các nội dung của Đề án, TTXVN giới thiệu bài viết của TS. Trần Thị Hồng Minh, Viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đơn vị trực tiếp tham mưu, nghiên cứu Đề án.


Sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn

Sáng 23/5, tại thành phố Phủ Lý, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn”.


Hậu Giang phát triển kinh tế xanh

Để phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai các dự án công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sạch, thông minh, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cùng hướng tới một nền kinh tế xanh…


UNEP công bố tài liệu hỗ trợ các nước hướng đến nền kinh tế xanh toàn diện

Ngày 12/6, cơ quan Môi trường LHQ (UNEP), Quỹ quốc tế về môi trường Zayed và Đại học Tongji phối hợp xuất bản tài liệu mang tên “Tổng quan toàn diện về các mô hình kinh tế thay thế xoay quanh tính bền vững của môi trường”. Với việc công bố này, cơ quan môi trường của LHQ hy vọng tài liệu này sẽ giúp hỗ trợ các các nước trong nỗ lực chuyển đổi, hướng đến nền kinh tế xanh toàn diện.


Kinh tế xanh trong xây dựng nông nghiệp và nông thôn mới

Xanh hóa sự phát triển được xác định là cách thức, phương thức để thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Vì vậy, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2012, thể hiện hành động của Việt Nam coi phát triển bền vững là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong phát triển đất nước theo hướng hiện đại, hội nhập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là xây dựng nền nông nghiệp và nông thôn mới trong định hướng kinh tế xanh đã được xác định.


Phát triển kinh tế “xanh” nhìn từ Gia Lai

Sau 3 năm thu hút đầu tư (2016 - 2018), Gia Lai đã có 136 dự án đăng ký với tổng vốn hơn 15.000 tỷ đồng, phần lớn là ứng dụng công nghệ cao (ƯDCNC) vào sản xuất nông nghiệp như: công nghệ lai tạo giống cây trồng, nuôi cấy mô thực vật, tưới nước tiết kiệm, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...


Việt Nam hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Theo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), thực trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế của một số doanh nghiệp trong thời gian gần đây đang khiến dư luận quan tâm, lo lắng. Thậm chí, ở một số nơi còn diễn ra xung đột căng thẳng giữa người dân địa phương và doanh nghiệp buộc chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng phải can thiệp.



Đề xuất