Câu hỏi đặt ra là hệ thống pháp luật hiện hành đã đủ khung pháp lý quy định và các chế tài cần thiết để kiểm soát, xử lý và răn đe, ngăn chặn những vi phạm từ doanh nghiệp hay chưa?. Các doanh nghiệp đang gặp phải những vướng mắc và khó khăn gì trong việc tôn trọng và thực thi pháp luật về tài nguyên môi trường cũng như vì sao khó kiểm soát và để xảy ra nguy cơ gây ô nhiễm?. Đâu là giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực sản xuất và đảm bảo cho các hoạt động của mình thân thiện với môi trường?.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng thư ký (VCCI) cho biết, trong 17 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015, có đến 2/3 các mục tiêu liên quan đến môi trường. Môi trường đang thực sự là vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hiện nay, Việt Nam cũng đã bắt đầu biết đến khái niệm nền kinh tế tuần hoàn hay nói khác đi là sử dụng rác thải thành nguồn lực tiếp theo chứ không phải để vứt bỏ. Do đó, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức phát triển phù hợp và hướng theo xu thế này để khắc phục những yếu điểm nội tại của mình, vốn có nguy cơ gây hại tới môi trường xung quanh.
Bày tỏ những khó khăn của doanh nghiệp, ông Trần Văn Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, thời gian đầu khi đầu tư xây dựng nhà máy, doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải và sử dụng những hóa chất đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên sau thời gian hoạt động, các tiêu chuẩn ngành theo quy định pháp luật có sự thay đổi, bổ sung dẫn đến việc doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi hạng mục hệ thống xử lý nước thải. Như vậy rất tốn kém và nếu xử lý ngay từ đầu thì ít tốn kém hơn rất nhiều.
Cùng chung quan điểm, ông Hồ Nghĩa Tín, Phó Tổng giám đốc Công ty Thép Dana Ý cho biết, trong thực tế hoạt động, các doanh nghiệp đều phải tiến hành báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, mỗi lần doanh nghiệp tiến hành nâng cấp hệ thống, công nghệ hay nâng cao hiệu suất sản xuất thì đều vướng mắc ở chỗ bị khống chế sản lượng ban đầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Điều này phát sinh sự mâu thuẫn và bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi báo cáo đánh giá tác động môi trường chứ không được bổ sung.
“Trong quy định có nói đến việc khi thay đổi công nghệ, thiết bị, nhưng tác động môi trường không vượt quá khả năng xử lý của hệ thống cũ thì không cần thiết phải làm lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, thực tế đều là phải làm lại. Mỗi lần thay đổi báo cáo đánh giá tác động môi trường rất lãng phí và tốn kém cho doanh nghiệp. Do đó, cần phải có những quy định rõ ràng hơn về việc này”, ông Tín nói.
Nhiều doanh nghiệp còn bày tỏ sự băn khoăn về khó khăn tài chính, chuyên môn kỹ thuật và cả sự minh bạch trong các quy trình đánh giá tác động môi trường hiện nay.
Ông Cù Hoài Nam, đại diện Cục Môi trường miền Trung và Tây Nguyên cho biết, Luật Môi trường cũ có quy định về bổ sung đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Luật mới năm 2014 hiện hành đã bãi bỏ quy định này và các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật.
Tới đây, từ ngày 1/1/2018, quy định về lượng vi phạm môi trường đã được Quốc hội đưa vào Bộ luật Hình sự sẽ có hiệu lực thì các doanh nghiệp phải lưu ý tới vấn đề môi trường để tránh vướng vào vòng lao lý. Đơn cử như các doanh nghiệp có lượng xả nước thải 100m3/ngày đêm và có các thông số vượt quy chuẩn được phép từ 5 lần trở lên có thể bị phạt tù từ 3 - 5 năm rồi quy định về lượng khí thải …
Trước những vấn đề mà doanh nghiệp đặt ra, ông Vinh cho rằng, giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn sẽ được tiến hành trong tương lai gần, trước mắt có thể tính tới thành lập một trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai nền kinh tế tuần hoàn trong các hoạt động sản xuất của mình. Nhà nước và các cơ quan, ban, ngành cần có chủ trương và những hành động hay sáng kiến để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong ngành và lĩnh vực của mình.
"Những vấn đề, vướng mắc mà doanh nghiệp đặt ra sẽ được tổng hợp và đại diện VCCI sẽ gửi tới Chính Phủ định kỳ hàng tháng, hàng quý để tìm cách tháo gỡ và đưa ra giải pháp khắc phục. Đặc biệt là những vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường và vì sự phát triển bền vững trong mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp", ông Vinh nhấn mạnh.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Phó Tổng thư ký (VCCI) cho biết, trong 17 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ được Liên hợp quốc thông qua vào năm 2015, có đến 2/3 các mục tiêu liên quan đến môi trường. Môi trường đang thực sự là vấn đề cấp thiết không chỉ ở Việt Nam mà trên toàn thế giới. Hiện nay, Việt Nam cũng đã bắt đầu biết đến khái niệm nền kinh tế tuần hoàn hay nói khác đi là sử dụng rác thải thành nguồn lực tiếp theo chứ không phải để vứt bỏ. Do đó, để phát triển bền vững, các doanh nghiệp nên lựa chọn hình thức phát triển phù hợp và hướng theo xu thế này để khắc phục những yếu điểm nội tại của mình, vốn có nguy cơ gây hại tới môi trường xung quanh.
Thực trạng ô nhiễm môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế của một số doanh nghiệp trong thời gian gần đây đang khiến dư luận quan tâm. Ảnh minh họa: cafef.vn |
Bày tỏ những khó khăn của doanh nghiệp, ông Trần Văn Lĩnh, Tổng giám đốc Công ty Thủy sản và Thương mại Thuận Phước cho biết, thời gian đầu khi đầu tư xây dựng nhà máy, doanh nghiệp đã đầu tư hệ thống xử lý nước thải và sử dụng những hóa chất đảm bảo các tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên sau thời gian hoạt động, các tiêu chuẩn ngành theo quy định pháp luật có sự thay đổi, bổ sung dẫn đến việc doanh nghiệp phải tiến hành thay đổi hạng mục hệ thống xử lý nước thải. Như vậy rất tốn kém và nếu xử lý ngay từ đầu thì ít tốn kém hơn rất nhiều.
Cùng chung quan điểm, ông Hồ Nghĩa Tín, Phó Tổng giám đốc Công ty Thép Dana Ý cho biết, trong thực tế hoạt động, các doanh nghiệp đều phải tiến hành báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên trong quá trình phát triển, mỗi lần doanh nghiệp tiến hành nâng cấp hệ thống, công nghệ hay nâng cao hiệu suất sản xuất thì đều vướng mắc ở chỗ bị khống chế sản lượng ban đầu của báo cáo đánh giá tác động môi trường. Điều này phát sinh sự mâu thuẫn và bắt buộc doanh nghiệp phải thay đổi báo cáo đánh giá tác động môi trường chứ không được bổ sung.
“Trong quy định có nói đến việc khi thay đổi công nghệ, thiết bị, nhưng tác động môi trường không vượt quá khả năng xử lý của hệ thống cũ thì không cần thiết phải làm lại báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, thực tế đều là phải làm lại. Mỗi lần thay đổi báo cáo đánh giá tác động môi trường rất lãng phí và tốn kém cho doanh nghiệp. Do đó, cần phải có những quy định rõ ràng hơn về việc này”, ông Tín nói.
Nhiều doanh nghiệp còn bày tỏ sự băn khoăn về khó khăn tài chính, chuyên môn kỹ thuật và cả sự minh bạch trong các quy trình đánh giá tác động môi trường hiện nay.
Ông Cù Hoài Nam, đại diện Cục Môi trường miền Trung và Tây Nguyên cho biết, Luật Môi trường cũ có quy định về bổ sung đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, Luật mới năm 2014 hiện hành đã bãi bỏ quy định này và các doanh nghiệp cần nghiêm túc thực hiện quy định của pháp luật.
Từ ngày 1/1/2018, quy định về lượng vi phạm môi trường đã được Quốc hội đưa vào Bộ luật Hình sự. Ảnh minh họa: baomoi.com |
Trước những vấn đề mà doanh nghiệp đặt ra, ông Vinh cho rằng, giải pháp thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn sẽ được tiến hành trong tương lai gần, trước mắt có thể tính tới thành lập một trung tâm hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai nền kinh tế tuần hoàn trong các hoạt động sản xuất của mình. Nhà nước và các cơ quan, ban, ngành cần có chủ trương và những hành động hay sáng kiến để thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn trong ngành và lĩnh vực của mình.
"Những vấn đề, vướng mắc mà doanh nghiệp đặt ra sẽ được tổng hợp và đại diện VCCI sẽ gửi tới Chính Phủ định kỳ hàng tháng, hàng quý để tìm cách tháo gỡ và đưa ra giải pháp khắc phục. Đặc biệt là những vấn đề liên quan tới bảo vệ môi trường và vì sự phát triển bền vững trong mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp", ông Vinh nhấn mạnh.
Thạch Huê