Tuyến đường dẫn phía Nam Quảng Ngãi nối từ Quốc lộ 1 lên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi được đưa vào vận hành từ cuối năm 2017. Tại khu dân cư số 14 (thôn Đại An Đông 2, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành) - khu dân cư dọc hai bên đường dẫn đã xuất hiện nhiều cơ sở kinh doanh ăn uống cho tài xế, ngoài ra còn có dịch vụ tắm cho heo. Nhưng các cơ sở này không đầu tư hệ thống thu gom nước thải mà xả trực tiếp nước tắm cho heo, gia súc, gia cầm xuống nền đường, hệ thống kênh mương, ruộng đồng, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Ngày 24/2, thông tin từ UBND thị xã Bỉm Sơn (tỉnh Thanh Hóa), những ngày qua, theo phản ánh của người dân, trên suối Cổ Đam chảy qua địa phận các phường Ba Đình, Lam Sơn (thị xã Bỉm Sơn) xuất hiện tình trạng cá chết la liệt, nổi trắng mặt nước.
Tỉnh Ninh Bình đã và đang áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những đột phá trong công nghệ nuôi tôm đã từng bước đối phó với biến đổi khí hậu, kiểm soát dịch bệnh, cho tỷ lệ thành công cao.
Việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học trong sản xuất nông nghiệp đã trở thành xu hướng mới của nông dân tỉnh Gia Lai. Phương pháp này ngoài việc bảo vệ sức khỏe cho người dân còn góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp và tăng hiệu quả kinh tế.
Gần 10 năm qua, hàng chục hộ dân tại các thôn Hòa Thuận, Hòa Tín và làng Chư Bố 1, xã Ia Phang, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai luôn phải đối mặt với thực trạng ô nhiễm môi trường từ hoạt động của Cơ sở thu mua, chế biến nông sản Bảy Gắng (Cơ sở Bảy Gắng). Khói bụi, tiếng ồn ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của người dân. Dù người dân đã liên tục gửi đơn kêu cứu đến các cấp chính quyền trong suốt 5 năm qua, nhưng sự việc vẫn chưa được xử lý triệt để.
Khu xử lý rác thải tại Chiềng Khến, thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) gây ô nhiễm trong thời gian dài, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời và sản xuất nông nghiệp của hàng trăm hộ dân nơi đây. Điều đáng nói chính quyền địa phương vẫn đang loay hoay tìm ra phương án để giải quyết dứt điểm vấn đề này.
Do nhu cầu của người tiêu dùng, hiện nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đang có khá nhiều mô hình nuôi heo (lợn) lấy thịt hoặc heo nái cung cấp giống cho các trại heo khác. Trong khi nhiều trại nuôi heo được cấp giấy phép hoạt động, có liên kết với các công ty uy tín với yêu cầu chặt chẽ về quy trình chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường thì vẫn xuất hiện những trại chăn nuôi tự phát có quy mô nhỏ, hoạt động thiếu chuyên nghiệp, gây ô nhiễm môi trường.
Người dân bản Phiêng Chá, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu đang khốn khổ từ khi nhà máy chế biến mủ cao su của Công ty Cổ phần Cao su Lai Châu đi vào hoạt động. Mỗi lần nhà máy này xả khói, nước thải ra môi trường thì mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Dù người dân và chính quyền bức xúc phản ánh nhiều lần nhưng tình trạng ô nhiễm đến nay vẫn chưa được khắc phục.
Nhiều người dân ở hai xã An Long và An Hòa (huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) bức xúc vì một bãi chứa rác thải công nghiệp thông thường là vỏ xoài, hạt xoài với quy mô lớn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt. Bãi rác này đã bị ngành chức năng tạm đình chỉ hoạt động tuy nhiên nơi đây vẫn tiếp nhận vỏ xoài, hạt xoài.
Một trại nuôi lợn (ở Ấp 4, xã Mỹ Long, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) thuộc Trung tâm lợn giống công nghệ cao của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mavin Mỹ Long vừa hoạt động “thử nghiệm”. Tuy nhiên, theo phản ánh của Cơ sở điều trị nghiện và người dân sống ở khu vực lân cận, trại lợn gây mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng đến việc học tập, cai nghiện của học viên và đời sống của nhân dân.
Ngày 22/12, ông Ngô Chí Trung, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đắk Nông xác nhận, đơn vị vừa ban hành văn bản yêu cầu Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Phát triển Phúc Vinh (gọi tắt là Công ty Phúc Vinh, trụ sở tại tỉnh Đắk Lắk) phải tháo dỡ, di dời trạm trộn bê tông nhựa nóng tại xã Đắk R’moan (thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông).
Nhiều hộ dân ở ấp Trường Ân, xã Trường Đông, thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh bức xúc phản ánh tình trạng một số doanh nghiệp trên địa bàn xã Trường Đông thường xuyên xả nước thải có mùi hôi khó chịu ra con rạch Rễ Dưới, đổ ra sông Vàm Cỏ Đông, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Ngày 8/11, Thông tấn xã Việt Nam có bài phản ánh "Kon Tum: Cần kiên quyết xử lý ô nhiễm môi trường kéo dài tại trại nuôi lợn ở huyện Đăk Hà". Ngay sau bài viết, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum đã có văn bản số 3369/STNMT-MT gửi Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà đề nghị kiểm tra, xác minh thông tin phản ánh trên.
Dự án Trại chăn nuôi lợn của hộ ông Nguyễn Đức Thấn tại Thôn 5 (xã Ngọk Wang, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) đã đi vào hoạt động hơn 1 năm. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm môi trường xung quanh trại lợn kéo dài làm ảnh hưởng đến cuộc sống và hoạt động sản xuất người dân.
Do đầu tư chưa hoàn chỉnh, lò giết mổ gia súc tập trung của thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum) đã gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Người dân canh tác quanh khu vực lò giết mổ bức xúc trước thực trạng trên nhưng chưa được giải quyết.
Ngày 22/8, Công ty Cổ phần công nghệ môi trường Tây Ninh cho biết, đơn vị này đang tiến hành khắc phục sự cố sập tường rào làm rác thải tràn vào đất canh tác của người dân và vấn đề ô nhiễm môi trường kéo dài tại bãi rác thuộc xã Tân Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh.
Tại Sóc Trăng, công tác khắc phục ô nhiễm môi trường được UBND tỉnh quan tâm, chỉ đạo ngành chức năng thực hiện bằng nhiều giải pháp nhằm đảm bảo sức khỏe cho người dân.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quá trình sản xuất nông nghiệp mỗi năm đang tạo ra khoảng 160 triệu tấn phế, phụ phẩm. Nếu quản lý không chặt chẽ nguồn phụ phẩm này sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ. Thực tế, đã có không ít mô hình thu gom, tái sử dụng coi đây là nguồn nguyên liệu vô tận trong kinh tế tuần hoàn.
Đầu tư phát triển kỹ thuật canh tác, công nghệ sau thu hoạch nhằm sử dụng hợp lý tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường sẽ góp phần đưa ngành hàng lúa gạo phát triển bền vững.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do nguồn xả thải trong chăn nuôi, chế biến nông sản đã kéo dài nhiều năm tại các khu dân cư ở xã đạt chuẩn nông thôn mới Cò Nòi, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, đến nay, các cấp chính quyền địa phương vẫn chưa thể xử lý dứt điểm tình trạng này do còn nhiều khó khăn, vướng mắc.
Ngày 14/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã có công văn gửi các đơn vị liên quan yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về bảo vệ môi trường đối với Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao Làng Việt Nam thuộc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Làng Việt Nam tại huyện Hàm Thuận Bắc.
Hà Nội hiện có khoảng 38 triệu con gia cầm, gần 1,5 triệu con lợn, trên 163.000 con trâu bò, trung bình mỗi năm thải ra môi trường hơn 3 triệu tấn chất thải rắn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường không khí, nước. Để khắc phục vấn đề này, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương, hộ chăn nuôi, trang trại hoàn thành, đưa vào sử dụng hơn 41.000 hệ thống biogas theo chương trình sử dụng khí sinh học với công nghệ...
Người dân trên địa bàn huyện Lương Sơn (Hòa Bình), rất bức xúc vì tình trạng ô nhiễm môi trường do khói, bụi nổ mìn khai thác đá sản xuất, vận chuyển vật liệu xây dựng trong các khu vực các mỏ.
Bãi thu gom rác thải của huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông) tập trung tại bon Đắk B’lao, thị trấn Kiến Đức, tồn tại nhiều năm nay và luôn trong tình trạng quá tải. Trong khi một khối lượng lớn rác thải cũ tồn đọng lâu ngày chưa được xử lý, mỗi ngày lại có thêm khoảng 10 tấn rác thải mới tập kết về, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân nơi đây.
Mai Sơn là một trong những huyện có diện tích trồng cây cà phê lớn tại tỉnh Sơn La. Hàng năm, khi vào vụ thu hoạch tình trạng xả nước thải từ hoạt động sơ chế cà phê, gây ô nhiễm môi trường lại tái diễn. Trước thực trạng đó, huyện Mai Sơn đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giải quyết tình trạng này.
Sau hai năm Thủ tướng Chính phủ phát động phong trào chống rác thải nhựa (9/6/2019-9/6/2021), nhiều hành động cụ thể, nhiều chương trình được lan tỏa, đặc biệt tạo bước chuyển biến mạnh mẽ phương thức sản xuất và thói quen sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni-lông khó phân hủy.
Dự báo từ ngày 1-6/3, các tỉnh, thành phố phía Đông Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng và Thanh Hóa có sương mù và sương mù nhẹ rải rác. Hiện tượng thời tiết này được các chuyên gia môi trường lý giải sẽ khiến bụi mịn PM2.5 bị nén xuống tầng sát mặt đất, khó khuếch tán lên tầng cao hơn khiến không khí ở mức không tốt cho sức khỏe.
Theo trang thông tin điện tử và nền tảng ứng dụng PAM Air (do Công ty Cổ phần Tư vấn và Tích hợp công nghệ D&L quản lý), 12 giờ ngày 7/2, rất nhiều điểm quan trắc ở Hà Nội và các tỉnh phía Bắc có màu đỏ, thậm chí có 14 điểm màu tím, rất có hại cho sức khỏe.
Đánh giá các vấn đề môi trường, nhận thức về môi trường và ảnh hưởng của môi trường đến sinh kế của cộng đồng dân tộc thiểu số ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai là một phần kết quả của Dự án "Nâng cao nhận thức và năng lực bảo vệ môi trường cho cộng đồng vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2020" do Ủy ban Dân tộc quản lý, được nhóm các nhà khoa học Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Học viện Dân tộc tiến hành tại cộng đồng dân tộc Mông ở huyện Si Ma Cai, tỉnh Lào Cai.
Chiều 19/12, tại Trụ sở Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ trưởng Trần Hồng Hà đã chủ trì cuộc họp khẩn với sự tham gia của đại diện Văn phòng Chính phủ, các Bộ: Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Thông tin và Truyền thông, Y tế, UBND thành phố Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh… nhằm xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp cấp bách kiểm soát chất lượng môi trường không khí tại các thành phố lớn.