Những định hướng quan trọng
Lý giải về việc phải hướng tới một nền kinh tế xanh trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Sĩ Mẫn, Viện Nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững cho rằng: Kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững cho các ngành nói chung và nông nghiệp nói riêng. Cụ thể là kinh tế xanh góp phần xóa đói, giảm nghèo; hạn chế được sự suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái; giúp kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp phát triển ổn định.
Đồng thời, kinh tế xanh tạo ra hàng loạt việc làm mới và có nhiều tiềm năng; việc làm có năng suất lao động cao, cải thiện môi trường sinh thái và ổn định lượng khí thải ra ở mức thấp, còn thúc đẩy đầu tư vào lâm nghiệp. Vì vậy, kinh tế xanh giúp các nước đang phát triển đạt được các lợi ích kinh tế-xã hội, phát triển năng lượng sạch, bảo đảm an ninh lương thực thông qua việc sử dựng phương pháp nông nghiệp bền vững và nhờ các hàng hóa và dịch vụ xanh. An ninh năng lượng được bảo đảm, ảnh hưởng xấu đến môi trường bị hạn chế…
Ngay từ năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3119 ngày 16/12/2011 phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Để có cơ sở khoa học xây dựng Đề án, các nhà khoa học đã có nghiên cứu “Ước lượng tiềm năng giảm khí nhà kính trong ngành nông nghiệp Việt Nam”.
Nghiên cứu này đã nêu ra tiềm năng giảm khí nhà kính trong giai đoạn 2015-2030. Theo đó sẽ giảm 85,5 triệu tấn CO2 vào năm 2015; 90,8 triệu tấn CO2 vào năm 2020; 93,4 triệu tấn năm 2025 và 96,5 triệu tấn vào năm 2030. Đây là những định hướng quan trọng hướng tới nền nông nghiệp phát thải thấp và đạt mục tiêu tăng trưởng xanh trong những giai đoạn tới.
Một số mô hình tiêu biểu
Sự phát triển kinh tế xanh trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn không những góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của người lao động.
Qua khảo sát, đánh giá của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, tại các địa phương trong cả nước đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những điển hình kinh tế xanh trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, như làng sinh thái được Viện Kinh tế sinh thái nghiên cứu và thử nghiệm tại 3 loại vùng sinh thái đặc thù kém bền vững. Từ vùng đồng bằng ngập úng, vùng cát hoang hóa ven biển cho đến phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong những mô hình đó, canh tác cà phê bền vững là một dạng của hệ thống nông-lâm kết hợp được áp dụng nhiều ở Tây Nguyên. Người trồng cà phê thường trồng đan xen cây cà phê với sầu riêng, tiêu, điều hoặc muồng đen làm bóng mát, trồng thêm lạc dại để che phủ đất, bảo vệ tầng đất mặt, giúp chống xói mòn và rửa trôi trên vùng đất dốc giúp cây cà phê phát triển tốt hơn…
Về chăn nuôi, các hộ dân xã Cộng Hòa của tỉnh Hải Dương nuôi lợn thịt thu nhập bình quân mỗi hộ 70 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, họ còn xây hầm biogas tận dụng nguồn phân làm chất đốt nên không gây ô nhiễm môi trường, chất thải sau khi hóa khí được bón cho cây trồng giúp giảm chi phí đầu tư, vừa hạn chế được đáng kể lượng phân bón hóa học.
Đặc biệt, Dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính 1 phải 6 giảm-1P6G” dựa vào cộng đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long mang lại hiệu quả thiết thực. Với kỹ thuật "1 phải" là phải sử dụng giống xác nhận; "6 giảm" là giảm phân bón thừa, giảm lượng hạt giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước tưới, giảm tổn thất sau thu hoạch và giảm khí nhà kính. Qua thí điểm 11 vụ tại 2 Hợp tác xã ở tỉnh An Giang và Kiên Giang, đã tiết kiệm được 50% lượng giống, từ 30-40% phân bón hóa học, 30% lượng thuốc trừ sâu, 20% công lao động, trong khi năng suất lúa tăng 10% và lợi nhuận cũng tăng 10%.
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Sĩ Mẫn: Để phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp từ các mô hình xanh, cần áp dụng nhiều giải pháp từ truyền thống, có những chính sách tín dụng, khoa học công nghệ, thị trường…tương ứng. Nhất là việc hình thành và phát triển các mô hình sản xuất này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn hơn so với mô hình sản xuất thông thường, do đó cần được hỗ trợ nguồn vốn. Phương thức cho vay, thu nợ phải phù hợp với đặc điểm của từng mô hình sản xuất.
Về khoa học và công nghệ, các giải pháp nên tập trung nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân thông qua mạng lưới khuyến nông. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sản xuất tiêu thụ hàng hóa nông sản. Đi đôi với việc nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội như Hội Nông dân và Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam trong khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh và nhân rộng các điển hình. Cũng như thúc đẩy việc liên kết nông dân-doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ các sản phẩm.
Lý giải về việc phải hướng tới một nền kinh tế xanh trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Sĩ Mẫn, Viện Nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững cho rằng: Kinh tế xanh đóng vai trò quan trọng trong phát triển bền vững cho các ngành nói chung và nông nghiệp nói riêng. Cụ thể là kinh tế xanh góp phần xóa đói, giảm nghèo; hạn chế được sự suy giảm đa dạng sinh học và suy thoái các hệ sinh thái; giúp kinh tế nông-lâm-ngư nghiệp phát triển ổn định.
Đồng thời, kinh tế xanh tạo ra hàng loạt việc làm mới và có nhiều tiềm năng; việc làm có năng suất lao động cao, cải thiện môi trường sinh thái và ổn định lượng khí thải ra ở mức thấp, còn thúc đẩy đầu tư vào lâm nghiệp. Vì vậy, kinh tế xanh giúp các nước đang phát triển đạt được các lợi ích kinh tế-xã hội, phát triển năng lượng sạch, bảo đảm an ninh lương thực thông qua việc sử dựng phương pháp nông nghiệp bền vững và nhờ các hàng hóa và dịch vụ xanh. An ninh năng lượng được bảo đảm, ảnh hưởng xấu đến môi trường bị hạn chế…
Ngay từ năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Quyết định số 3119 ngày 16/12/2011 phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020. Để có cơ sở khoa học xây dựng Đề án, các nhà khoa học đã có nghiên cứu “Ước lượng tiềm năng giảm khí nhà kính trong ngành nông nghiệp Việt Nam”.
Nghiên cứu này đã nêu ra tiềm năng giảm khí nhà kính trong giai đoạn 2015-2030. Theo đó sẽ giảm 85,5 triệu tấn CO2 vào năm 2015; 90,8 triệu tấn CO2 vào năm 2020; 93,4 triệu tấn năm 2025 và 96,5 triệu tấn vào năm 2030. Đây là những định hướng quan trọng hướng tới nền nông nghiệp phát thải thấp và đạt mục tiêu tăng trưởng xanh trong những giai đoạn tới.
Một số mô hình tiêu biểu
Sự phát triển kinh tế xanh trong ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn không những góp phần sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường mà còn làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tiêu dùng, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm, nâng cao đời sống của người lao động.
Qua khảo sát, đánh giá của Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, tại các địa phương trong cả nước đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều những điển hình kinh tế xanh trong nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, như làng sinh thái được Viện Kinh tế sinh thái nghiên cứu và thử nghiệm tại 3 loại vùng sinh thái đặc thù kém bền vững. Từ vùng đồng bằng ngập úng, vùng cát hoang hóa ven biển cho đến phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Trong những mô hình đó, canh tác cà phê bền vững là một dạng của hệ thống nông-lâm kết hợp được áp dụng nhiều ở Tây Nguyên. Người trồng cà phê thường trồng đan xen cây cà phê với sầu riêng, tiêu, điều hoặc muồng đen làm bóng mát, trồng thêm lạc dại để che phủ đất, bảo vệ tầng đất mặt, giúp chống xói mòn và rửa trôi trên vùng đất dốc giúp cây cà phê phát triển tốt hơn…
Về chăn nuôi, các hộ dân xã Cộng Hòa của tỉnh Hải Dương nuôi lợn thịt thu nhập bình quân mỗi hộ 70 triệu đồng/năm sau khi đã trừ chi phí, họ còn xây hầm biogas tận dụng nguồn phân làm chất đốt nên không gây ô nhiễm môi trường, chất thải sau khi hóa khí được bón cho cây trồng giúp giảm chi phí đầu tư, vừa hạn chế được đáng kể lượng phân bón hóa học.
Đặc biệt, Dự án “Canh tác lúa giảm phát thải khí nhà kính 1 phải 6 giảm-1P6G” dựa vào cộng đồng ở Đồng bằng sông Cửu Long mang lại hiệu quả thiết thực. Với kỹ thuật "1 phải" là phải sử dụng giống xác nhận; "6 giảm" là giảm phân bón thừa, giảm lượng hạt giống, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giảm nước tưới, giảm tổn thất sau thu hoạch và giảm khí nhà kính. Qua thí điểm 11 vụ tại 2 Hợp tác xã ở tỉnh An Giang và Kiên Giang, đã tiết kiệm được 50% lượng giống, từ 30-40% phân bón hóa học, 30% lượng thuốc trừ sâu, 20% công lao động, trong khi năng suất lúa tăng 10% và lợi nhuận cũng tăng 10%.
Theo Phó Giáo sư Tiến sĩ Phan Sĩ Mẫn: Để phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp từ các mô hình xanh, cần áp dụng nhiều giải pháp từ truyền thống, có những chính sách tín dụng, khoa học công nghệ, thị trường…tương ứng. Nhất là việc hình thành và phát triển các mô hình sản xuất này đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn hơn so với mô hình sản xuất thông thường, do đó cần được hỗ trợ nguồn vốn. Phương thức cho vay, thu nợ phải phù hợp với đặc điểm của từng mô hình sản xuất.
Về khoa học và công nghệ, các giải pháp nên tập trung nâng cao kiến thức, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân thông qua mạng lưới khuyến nông. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sản xuất tiêu thụ hàng hóa nông sản. Đi đôi với việc nâng cao vai trò của các tổ chức xã hội như Hội Nông dân và Hiệp hội người tiêu dùng Việt Nam trong khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh và nhân rộng các điển hình. Cũng như thúc đẩy việc liên kết nông dân-doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất, chăn nuôi và tiêu thụ các sản phẩm.
Văn Hào