Ngày 15/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II năm 2024 với chủ đề “Kinh tế xanh - động lực mới cho phát triển" diễn ra tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Đồng Tháp. Sự kiện do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức.
Ngày 20/2, Thủ tướng Chính phủ có Công điện 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh châu Âu.
Ngày 17/11, UBND tỉnh Vĩnh Long phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội nghị đánh giá sản phẩm du lịch hiện có và tiềm năng phát triển du lịch theo hướng liên kết vùng.
Tại cuộc họp về việc ban hành Hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia, sáng 10/6, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về tăng trưởng xanh, yêu cầu: "Khẩn trương ban hành bộ tiêu chí làm cơ sở xác định hệ thống ngành kinh tế xanh quốc gia".
Theo các chuyên gia trong nước và quốc tế, phát kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, giảm phát thải carbon, thích ứng với biến đổi khí hậu là xu thế tất yếu. Xu hướng này phù hợp với cam kết đạt mức phát thải ròng bằng "0" (Net Zero) vào năm 2050.
Ngày 28/6, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề "Vai trò của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với mục tiêu phát triển bền vững". Nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đến từ các viện, trường… đã tham dự.
Nhằm phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững, Đắk Nông đang hướng đến mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp xanh, thích ứng biến đổi khí hậu gắn với thị trường. Với những thành quả đã đạt được trong thời gian qua, nông nghiệp tiếp tục khẳng định là 1 trong 3 trụ cột kinh tế làm động lực phát triển của tỉnh...
Ngày 17/11, tại thành phố Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn hợp tác xã nông nghiệp với chủ đề phát triển kinh tế xanh và nông nghiệp tuần hoàn trong các hợp tác xã nông nghiệp.
Nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh cho các sản phẩm, nhiều chủ thể là doanh nghiệp, hợp tác xã, đơn vị tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) ở Ninh Thuận đang tập trung phát triển sản phẩm gắn với xây dựng vùng nguyên liệu, tăng cường ứng dụng chuyển đổi số, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn để không chỉ hướng đến lợi nhuận mà còn đóng góp vào sự phát triển của cộng đồng và bảo vệ môi trường bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị quyết 96/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Để phát triển kinh tế bền vững, tỉnh Hậu Giang đã và đang tập trung triển khai các dự án công nghệ cao, đảm bảo tiêu chuẩn an toàn, sạch, thông minh, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, cùng hướng tới một nền kinh tế xanh…
Xanh hóa sự phát triển được xác định là cách thức, phương thức để thực hiện phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu. Vì vậy, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu với tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ ban hành từ năm 2012, thể hiện hành động của Việt Nam coi phát triển bền vững là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt trong phát triển đất nước theo hướng hiện đại, hội nhập. Một trong những nhiệm vụ quan trọng hiện nay là xây dựng nền nông nghiệp và nông thôn mới trong định hướng kinh tế xanh đã được xác định.
Ngày 27/9, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Quỹ Hans Seidel Foundation (HSF) tại Việt Nam tổ chức hội thảo "Chỉ số kinh tế xanh trong quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Sự phù hợp và khả năng áp dụng tại Việt Nam" nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm để tìm những giải pháp thúc đẩy nền kinh tế xanh tại Việt Nam.
Trước diễn biến tiêu cực của tình hình biến đổi khí hậu, Chính phủ đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai, bảo đảm môi trường - môi sinh, trong đó chính sách tín dụng “xanh” được xem là một giải pháp về tài chính có hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.