Ngày 20/2, Thủ tướng Chính phủ có Công điện 17/CĐ-TTg về việc tích cực, chủ động triển khai các giải pháp thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, sản xuất và tiêu dùng bền vững, thương mại bền vững đáp ứng các chính sách xanh của Liên minh châu Âu.
Tỉnh Gia Lai tích cực triển khai các giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông sản.
Sáng 15/10, tại thành phố Cần Thơ, Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Trường Đại học Cần Thơ, Quỹ Thiện Tâm (Tập đoàn Vingroup) phối hợp tổ chức chương trình bàn giao hỗ trợ và tập huấn cho lãnh đạo hợp tác xã, cán bộ khuyến nông tại 15 tỉnh, thành phố phía Nam. Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án "Hợp tác xã liên kết với hộ nông dân để phát triển kinh tế và thoát nghèo bền vững" do Quỹ Thiện Tâm tài trợ từ năm 2022.
Mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp thời gian gần đây đang được nhân rộng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Đây là hướng phát triển thiết thực, mang lại giá trị về kinh tế, bảo vệ môi trường, góp phần quan trọng trong việc xây dựng nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ 4.0 phát triển kinh tế tuần hoàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long là thông điệp được đưa ra trong Hội thảo khoa học “Phát triển kinh tế và tài chính ở Đồng bằng sông Cửu Long trong thời kỳ công nghệ 4.0”. Hội thảo do Trường Đại học Nam Cần Thơ tổ chức ngày 29/6.
Sáng 7/6, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội ngành hàng lúa gạo Việt Nam (Vietrisa) và Viện Nghiên cứu Lúa gạo quốc tế (IRRI) tổ chức hội thảo "Phát triển kinh tế tuần hoàn trong sản xuất và chế biến lúa gạo". Sự kiện có sự tham gia của các nhà hoạch định chính sách, chuyên gia, các tổ chức quốc tế, đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các doanh nghiệp liên quan đến ngành lúa gạo Việt Nam.
Ngày 28/6, UBND tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội thảo khoa học chủ đề "Vai trò của kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn với mục tiêu phát triển bền vững". Nhiều nhà khoa học, chuyên gia kinh tế đến từ các viện, trường… đã tham dự.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, quá trình sản xuất nông nghiệp mỗi năm đang tạo ra khoảng 160 triệu tấn phế, phụ phẩm. Nếu quản lý không chặt chẽ nguồn phụ phẩm này sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ. Thực tế, đã có không ít mô hình thu gom, tái sử dụng coi đây là nguồn nguyên liệu vô tận trong kinh tế tuần hoàn.
Ngày 25/5, tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh), Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Ninh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: Giải pháp phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn.
Ngày 17/11, tại thành phố Cần Thơ, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức diễn đàn hợp tác xã nông nghiệp với chủ đề phát triển kinh tế xanh và nông nghiệp tuần hoàn trong các hợp tác xã nông nghiệp.
Từ những lần thất bại trong canh tác nông nghiệp, đặc biệt đối với cây hồ tiêu, người nông dân tại huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước đã tìm ra “cái khôn” từ “cái khó”, đó là mô hình kinh tế tuần hoàn kết hợp chăn nuôi dê và trồng hồ tiêu.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh đã ký Nghị quyết 96/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 10 tháng 02 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Ngày 28/6, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2022: Phát thải ròng bằng không – Từ cam kết đến hành động” theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với sự tham gia của lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, các vị Đại sứ, Trưởng đại diện các đối tác phát triển, đại diện các doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu và các chuyên gia đầu ngành về kinh tế tuần hoàn.
Tại tỉnh Hà Nam đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn đem lại hiệu quả cao; giúp người chăn nuôi quản lý tốt chất thải nông nghiệp, sử dụng phế, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón trả lại độ phì cho đất, xử lý an toàn chất thải động vật, tạo nguồn chất đốt phục vụ sinh hoạt, chống ô nhiễm môi trường.
Sáng 23/5, tại thành phố Phủ Lý, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam tổ chức diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề “Giải pháp sản xuất nông nghiệp theo hướng kinh tế tuần hoàn”.