Hỗ trợ phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số​ phát triển các mô hình kinh tế

Trong 2 ngày 18-19/9, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển (Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước tổ chức Ngày hội “Kết nối sản phẩm - Phát huy tài nguyên bản địa”.

Ho tro phu nu dong bao dan toc thieu so​ phat trien cac mo hinh kinh te hinh anh 1Bà Thị An Đê, Bù Đăng, Bình Phước (phải) giới thiệu sản phẩm thổ cẩm dân tộc thiểu số cho khách tham quan. Ảnh: K GỬIH -TTXVN

Với 38 đơn vị, doanh nghiệp, hộ kinh doanh của phụ nữ trong tỉnh tham gia, Ngày hội nhằm giới thiệu các mô hình hỗ trợ phát triển sinh kế hòa nhập cộng đồng, tăng cường triển khai các giải pháp, hoạt động thực hiện hiệu quả hai khâu đột phá của Hội Liên hiệp Phụ nữ là “Đổi mới phương thức hoạt động Hội, trọng tâm là ứng dụng công nghệ thông tin” và “Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, khởi nghiệp sáng tạo”...

Ho tro phu nu dong bao dan toc thieu so​ phat trien cac mo hinh kinh te hinh anh 2Bà Thị An Đê, Bù Đăng, Bình Phước (phải) giới thiệu sản phẩm thổ cẩm dân tộc thiểu số cho khách tham quan. Ảnh: K GỬIH -TTXVN

Các hoạt động trong ngày hội đã kết nối, đồng hành, hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh do phụ nữ quản lý, đặc biệt là phụ nữ dân tộc thiểu số. Bà Thị An Đê (xã Thọ Sơn, huyện Bù Đăng) cho biết: Ngày hội là cơ hội giới thiệu sản phẩm thổ cẩm của dân tộc thiểu số để mọi người biết đến nhiều hơn. Thông qua các hoạt động giúp bà cũng như các chị em có thêm nhiều kiến thức để kết nối sản phẩm tiêu thụ, tạo động lực phát huy gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình.

Ho tro phu nu dong bao dan toc thieu so​ phat trien cac mo hinh kinh te hinh anh 3Bà Phùng Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Bù Gia Mập giới thiệu sản phẩm yến sào. Ảnh: K GỬIH -TTXVN

Còn theo bà Phùng Thị Kim Yến, Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện biên giới Bù Gia Mập, Ngày hội mang đến cho các hội viên phụ nữ cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm trong kết nối sản phẩm, qua đó có thêm nhiều kinh nghiệm để truyền đạt cho các hội viên, giúp địa phương, nhất là chị em đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế gia đình.

Ho tro phu nu dong bao dan toc thieu so​ phat trien cac mo hinh kinh te hinh anh 4Sản phẩm nông nghiệp Bình Phước giới thiệu tại ngày hội. Ảnh: K GỬIH -TTXVN

Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Bình Phước Lê Thị Thanh Loan cho biết: Hiện nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cấp Hội đang tập trung triển khai thực hiện với nhiều chương trình, hoạt động, giải pháp cụ thể, thiết thực. Hội tập trung vận động, hướng dẫn, hỗ trợ hội viên, phụ nữ đổi mới tư duy, cách làm và từng bước tham gia quá trình chuyển đổi số; chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, phối hợp, huy động nguồn lực để hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển kinh tế thông qua các hoạt động như: xây dựng, phát triển các mô hình sản xuất có hiệu quả, thân thiện với môi trường, phát huy tài nguyên bản địa. Các cấp Hội hỗ trợ phụ nữ tiếp cận nguồn vốn tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh; mở rộng các loại hình tiết kiệm, quan tâm đầu tư xây dựng, nhân rộng mô hình giúp nhau liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Ngày hội “Kết nối sản phẩm - Phát huy tài nguyên bản địa” nằm trong chuỗi hoạt động của Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030.

K GỬIH

Tin liên quan

Nhiều mô hình kinh tế hiệu quả của đồng bào dân tộc thiểu số tại Sóc Trăng

Sóc Trăng là địa phương có tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với sự quan tâm hỗ trợ của chính quyền địa phương, đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương luôn cần cù, chịu khó trong sản xuất kinh doanh, từng bước thoát nghèo và vươn lên làm giàu.


Thúc đẩy cơ hội cho phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia vào thị trường lao động

"Bất bình đẳng giới trong công việc chăm sóc không được trả lương là một trong những yếu tố gây ra khoảng cách giới trong kết quả lao động, chẳng hạn như tham gia lực lượng lao động, tiền lương và chất lượng công việc. Giải quyết các định kiến và chuẩn mực giới là bước đầu tiên trong việc phân bổ lại trách nhiệm chăm sóc, nội trợ giữa phụ nữ và nam giới. Từ đó, người phụ nữ có thể tham gia công bằng vào thị trường lao động, tạo thu nhập cho bản thân, gia đình và nâng cao vị thế, tiếng nói của họ trong các quyết định liên quan".


Chị Lò Thị Út truyền cảm hứng tới phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số

Thấm nhuần lời dạy của Bác: “Dân vận kém thì việc gì cũng kém, dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, chị Lò Thị Út, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ bản Bó Phương, xã Yên Sơn, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La đã không ngừng nỗ lực, cống hiến và truyền cảm hứng tích cực tới phụ nữ đồng bào dân tộc thiểu số.



Đề xuất