Hoàng Hoa Thám là một xã miền núi nằm ở phía đông bắc TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây có nhiều tiềm năng về rừng và đất lâm nghiệp; địa hình, điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng đa dạng nên nguồn tài nguyên về hệ thực vật, động vật rất phong phú, trong đó có nhiều loại làm cây thuốc. Sản xuất cây dược liệu tại địa phương là đang là hướng đi mới phù hợp với bà con sinh sống tại đây, vừa có thể mang lại giá trị kinh tế cao, đặc biệt phù hợp với việc tái cơ cấu nông nghiệp, sử dụng đất trồng có hiệu quả hơn…
Tỉnh Quảng Trị đang tập trung ưu tiên phát triển các sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) có nguồn gốc từ dược liệu, để tăng giá trị cho cây trồng chủ lực này.
Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương cho biết, sau khi họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp trung ương đợt 2 năm 2024, Hội đồng công nhận thêm 5 sản phẩm đạt chứng nhận OCOP cấp quốc gia thuộc nhóm dược liệu và các sản phẩm từ dược liệu.
Hội chợ Dược liệu, Y dược cổ truyền và các sản phẩm từ dược liệu toàn quốc lấn thứ 2 năm 2024 do Bộ Y tế tổ chức từ ngày 21- 23/11 tới, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC) số 799 Nguyễn Văn Linh, Quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh.
Khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao, anh Nguyễn Hoàng Việt, 33 tuổi, ở xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã phát triển thành một trong những hợp tác xã nông nghiệp điển hình của tỉnh Tiền Giang với hiệu quả sản xuất, kinh doanh con giống cùng các sản phẩm từ nhung hươu.
Ngày 30/11, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thừa Thiên - Huế phối hợp với Làng Công nghệ Dược liệu sạch và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sản xuất thương mại LaSan tổ chức Diễn đàn thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu.
Khu vực Phia Oắc, Phia Đén, xã Thành Công, huyện Nguyên Bình có độ cao trên 1.300m so với mặt nước biển, khí hậu mát lạnh với sự đa dạng phong phú về sinh học, thực vật. Đây là một trong những vựa dược liệu quan trọng của khu vực miền núi phía Bắc, giàu tiềm năng phát triển.
Sáng 1/8, UBND huyện miền núi cao Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam khai mạc phiên chợ sâm Ngọc Linh và hàng nông sản, dược liệu lần thứ 56. Đây là phiên chợ sâm diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 hàng tháng.
Ngày 25/7, tại thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa), Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Diễn đàn kinh tế dược liệu Việt Nam - Thế mạnh của kinh tế tập thể, hợp tác xã.
Tối 2/12, tại huyện Đăk Glei, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei tổ chức Lễ khai mạc Chợ phiên dược liệu – gia súc biên giới huyện Đăk Glei năm 2022. Đây là lần đầu tiên tại Kon Tum, một phiên chợ dược liệu – gia súc được tổ chức.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng để phát triển cây dược liệu, những năm qua huyện vùng cao biên giới Sìn Hồ (Lai Châu) đã có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư vào địa bàn và lồng ghép nhiều nguồn vốn hỗ trợ người dân trồng các loại cây dược liệu nhằm tạo công ăn việc làm, thu nhập cho người dân trong huyện.
Tận dụng tiềm năng, lợi thế về phát triển dược liệu, đặc biệt là phát triển cây trồng có giá trị kinh tế cao, tỉnh Lai Châu đã và đang đặc biệt quan tâm, có chính sách hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển trồng sâm Lai Châu trên địa bàn.
Trong khuôn khổ các hoạt động của Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam 2022 tại Lai Châu (Techfest Việt Nam 2022) do Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với UBND tỉnh Lai Châu tổ chức, chiều 28/8, Ban Tổ chức Techfest Việt Nam 2022 tại Lai Châu tổ chức Hội thảo chuyên đề ứng dụng thành tựu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong phát triển nông nghiệp, dược liệu với chủ đề: “Nắm chắc thời cơ, vượt qua thách thức, khát vọng vươn xa” bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tại 8 điểm cầu trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Nhằm bảo tồn và nhân rộng mô hình trồng các loài cây dược liệu quý, góp phần phát triển kinh tế cho người dân, Hạt kiểm lâm huyện Thạch Thành (Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa) đang triển khai đề tài khoa học công nghệ "Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu quý hiếm, có giá trị kinh tế cao như trà hoa vàng Hàm Yên, trà hoa vàng Cúc Phương tại các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 2021-2023)".
Trong những năm qua, nhiều nông hộ hoặc người nghèo ở Bình Phước đã tận dụng đất vườn cao su và vườn điều trong thời kỳ kiến thiết cơ bản để "lấy ngắn nuôi dài" trồng loại cây dược liệu, lúa, ngô, mì, khoai…, mang lại hiệu quả kinh tế.
Xây dựng sản phẩm sạch, góp phần bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng là phương châm khởi nghiệp được hai phụ nữ ở Cần Thơ hướng đến và đã thành công. Đó là chị Đoàn Thị Hồng Thắm (quận Ninh Kiều) - người đã áp dụng công nghệ tạo ra nhiều sản phẩm dược trà tốt cho sức khỏe người dùng và chị Nguyễn Thị Hồng Nhung (quận Ô Môn) - người phụ nữ kiên trì cải thiện quy trình sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm giá đỗ sạch cung cấp cho khách hàng.
Quảng Nam là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển các cây dược liệu. Trong nhiều năm qua, với giá trị kinh tế cao cùng nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích của nhà nước, người dân, doanh nghiệp bắt đầu đầu tư mạnh vào việc trồng và chế biến các sản phẩm từ cây dược liệu. Những loại dược liệu quý của tỉnh như: sâm Ngọc Linh, ba kích, đảng sâm, giảo cổ lam, sa nhân...dần đã trở thành các sản phẩm hàng hóa có giá trị cao, góp phẩn giảm nghèo ở miền núi và gia tăng giá trị cho ngành dược liệu của tỉnh.
Theo khảo sát, cây dược liệu cơ bản phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng địa phương, do đó UBND tỉnh Gia Lai đã phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Đề án được thực hiện tại 17 huyện, thị xã, thành phố; trong đó, đặc biệt ưu tiên phát triển tại các vùng có tiềm năng, lợi thế phát triển cây dược liệu như: huyện Kbang, Đắk Đoa, Mang Yang, An Khê, Chư Sê, Chư Pưh, Krông Pa, Ia Pa với nguồn vốn 5.200 tỷ đồng.
Cách đây 2 năm, ít ai nghĩ cô gái có vóc dáng nhỏ bé Bùi Thị Duyên (sinh năm 1988, thôn 2 An Định, xã Thụy Văn, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) lại có thể biến cánh đồng hoang, cỏ mọc quá đầu người thành cánh đồng dược liệu có giá trị kinh tế như bây giờ. Chị đã mạnh dạn từ bỏ những công việc thu nhập cao nơi thành thị để trở về làm giàu trên chính quê hương mình, đặc biệt là khởi nghiệp với nghề tay trái - làm nông dân.
Với nhiều ưu đãi về điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng, Lào Cai được mệnh danh là "Vương quốc dược liệu quý" của Việt Nam. Từ những cây cỏ thân thuộc với đồng bào vùng cao sinh trưởng tự nhiên trong rừng hay được mang về trồng trên nương, đồi, vườn nhà, trong nhiều năm qua đồng bào các dân tộc Lào Cai đã và đang biến cây dược liệu trở thành một ngành kinh tế chủ đạo và là mặt hàng gắn liền với sinh kế của người dân các cộng đồng dân cư thôn bản sống gần rừng và sống dựa vào rừng.
Với nhiều ưu điểm nhanh cho thu hoạch, đầu ra cho sản phẩm ổn định, phù hợp với đất đai, khí hậu tại địa phương… vài năm trở lại đây, trồng dược liệu đã được người dân ở xã Hùng Mỹ, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang tích cực triển khai. Do nguồn thu khá và ổn định trồng dược liệu đang là hướng đi mới trong phát triển kinh tế của người dân ở xã thuộc Chương trình 135 này.
Ngày 5/3, Đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Thứ trưởng Trần Thanh Nam làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND tỉnh Lai Châu về kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến cây dược liệu; kết quả triển khai Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm (OCOP); kế hoạch tổ chức triển lãm hoa lan và phiên chợ vùng cao trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20 loại dược liệu quý; trước đây, cây dược liệu được trồng chủ yếu ở các huyện miền núi, như: Quan Sơn, Quan Hóa, Lang Chánh, Bá Thước, Thường Xuân... Những năm gần đây, nhiều huyện đồng bằng có diện tích đất bãi, đất đồi núi thấp, như: Vĩnh Lộc; Thiệu Hóa, Yên Định, Thọ Xuân, Triệu Sơn... cũng đã lựa chọn các loại cây dược liệu để chuyển đổi cơ cấu cây trồng thay cho một số loại cây hiệu quả kinh tế thấp.
Ngày 21/6, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển dược liệu vùng Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ”.
UBND tỉnh Lâm Đồng vừa đồng ý cho Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng (Ladophar) thực hiện dự án đầu tư trồng cây dược liệu tại huyện Lạc Dương với tổng vốn đầu tư 50,72 tỷ đồng.
Công ty cổ phần dược liệu Mường Lống, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An đang triển khai việc phát triển cây dược liệu tại một số xã trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.
Các xã vùng cao huyện Sìn Hồ (Lai Châu) nằm trên độ cao hơn 1.500m so với mặt nước biển, nằm trong vùng núi cao khí hậu Á nhiệt đới, điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển cây dược liệu. Sìn Hồ được đánh giá là một trong 8 vùng được liệu trọng điểm của quốc gia.
Ninh Thuận là tỉnh phân bố nhiều cây dược liệu đặc hữu với trên 1.000 loài thực vật làm thuốc; trong đó có 24 cây dược liệu đặc hữu của địa phương có giá trị kinh tế cao như bình vôi, giằng xay, xáo tam phân, muồng trâu, ké đầu ngựa... Tuy nhiên, những năm gần đây, tình trạng khai thác quá mức cộng với khí hậu khô hạn, khắc nghiệt, nhiều loại dược liệu tái sinh kém, có nguy cơ dần cạn kiệt, cần được ưu tiên bảo tồn.
"Dược liệu không chỉ góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn giúp làm giàu nếu biết tổ chức và quản lý tốt”. Tinh thần chỉ đạo này của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về phát triển dược liệu Việt Nam đã tiếp tục được thể hiện tại hội nghị phát triển sâm Ngọc Linh Kon Tum và các dược liệu khác đã diễn ra tại tỉnh Kon Tum sáng 6/9.
Vùng núi huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những nơi lưu giữ nhiều cây dược liệu quý hiếm. Những năm gần đây, tận dụng lợi thế về khí hậu, thổ nhưỡng, người dân Tam Đảo đã phát huy để nhân giống, mở rộng diện tích trồng một số cây dược liệu góp phần bảo tồn nguồn gen và giúp tăng thu nhập cho người dân.