Tại Hội nghị, các chuyên gia, doanh nghiệp, nhà quản lý thảo luận về: thực trạng phát triển dược liệu của vùng; xác định hướng đi phù hợp đối với sự phát triển ngành dược liệu vùng thời gian tới; tình hình nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học kỹ thuật trong phát triển dược liệu; vấn đề khai thác, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên dược liệu bảo tồn đa dạng sinh học vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ...
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn về phát triển dược liệu. Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu của Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định: Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là hai vùng phát triển có nhiều quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển dược liệu. Nhiều tỉnh đã triển khai, thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu, đánh giá tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng quy hoạch, chương trình, thông qua nghị quyết về phát triển dược liệu để phát triển kinh tế địa phương. Nhờ đó đã tạo ra nhiều sản phẩm dược liệu mới phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ, thực tiễn cho thấy, ngành dược liệu của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị tạo ra chưa nhiều. Nhiều loại dược liệu quý chưa được quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị dẫn đến hiệu quả thấp, có nguy cơ cạn kiệt. Bên cạnh đó, các nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển dược liệu còn hạn chế, chưa có chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành dược liệu, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ dược liệu. Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu dược liệu của các tỉnh trong vùng còn hạn chế…
Theo báo cáo của Viện Dược liệu, hiện nay, ứng dụng khoa học công nghệ được tập trung vào sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nhiều công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến như: Viễn thám, định vị vệ tinh được ứng dụng để đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên dược liệu. Vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đã triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm dược liệu, trong đó tiêu biểu như: Hoàn thiện quy trình sản xuất piperine và tích hợp công nghệ thu tinh dầu trong quá trình chế biến tiêu trắng tại tỉnh Đắk Nông; nghiên cứu công nghệ tách chiết sản xuất viên nang và trà hòa tan hỗ trợ bệnh cao huyết áp và mỡ máu từ đài hoa bụp giấm; nghiên cứu chiết tách phân đoạn kháng oxy hóa từ quả me rừng; sản xuất cao khô từ lá dâu tằm...
Các địa phương trong vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đã có nhiều quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển dược liệu. Một số địa phương trong vùng đã xác định được một số dược liệu có thế mạnh của vùng như: Sâm ngọc linh, Đảng sâm, Ngũ vị tử Ngọc Linh, nghệ… để đầu tư trong chọn tạo, sản xuất giống và bước đầu hình thành vùng trồng dược liệu tập trung, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, các địa phương đã dần tiếp cận với nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được chuyển giao từ một số đơn vị nghiên cứu để phát triển dược liệu chất lượng cao tại địa phương theo tiêu chí GACP-WHO. Nhiều mô hình sản xuất dược liệu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai, hình thành khu nông nghiệp công nghiệp cao.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Văn Dũng - TTXVN |
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết: Vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ có tiềm năng lớn về phát triển dược liệu. Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu của Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 xác định: Tây Nguyên và Nam Trung Bộ là hai vùng phát triển có nhiều quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển dược liệu. Nhiều tỉnh đã triển khai, thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu, đánh giá tiềm năng, lợi thế của địa phương, xây dựng quy hoạch, chương trình, thông qua nghị quyết về phát triển dược liệu để phát triển kinh tế địa phương. Nhờ đó đã tạo ra nhiều sản phẩm dược liệu mới phục vụ chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng chia sẻ, thực tiễn cho thấy, ngành dược liệu của vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, giá trị tạo ra chưa nhiều. Nhiều loại dược liệu quý chưa được quy hoạch, phát triển chuỗi giá trị dẫn đến hiệu quả thấp, có nguy cơ cạn kiệt. Bên cạnh đó, các nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển dược liệu còn hạn chế, chưa có chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển ngành dược liệu, chưa có sự liên kết chặt chẽ trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ dược liệu. Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu dược liệu của các tỉnh trong vùng còn hạn chế…
Triển lãm sản phẩm dược liệu ứng dụng khoa học công nghệ bên lề hội nghị. Ảnh: Văn Dũng – TTXVN |
Theo báo cáo của Viện Dược liệu, hiện nay, ứng dụng khoa học công nghệ được tập trung vào sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nhiều công nghệ và phương pháp nghiên cứu tiên tiến như: Viễn thám, định vị vệ tinh được ứng dụng để đánh giá thực trạng nguồn tài nguyên dược liệu. Vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đã triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ để phát triển sản phẩm dược liệu, trong đó tiêu biểu như: Hoàn thiện quy trình sản xuất piperine và tích hợp công nghệ thu tinh dầu trong quá trình chế biến tiêu trắng tại tỉnh Đắk Nông; nghiên cứu công nghệ tách chiết sản xuất viên nang và trà hòa tan hỗ trợ bệnh cao huyết áp và mỡ máu từ đài hoa bụp giấm; nghiên cứu chiết tách phân đoạn kháng oxy hóa từ quả me rừng; sản xuất cao khô từ lá dâu tằm...
Các địa phương trong vùng Tây Nguyên và Nam Trung Bộ đã có nhiều quan tâm, chú trọng đến công tác phát triển dược liệu. Một số địa phương trong vùng đã xác định được một số dược liệu có thế mạnh của vùng như: Sâm ngọc linh, Đảng sâm, Ngũ vị tử Ngọc Linh, nghệ… để đầu tư trong chọn tạo, sản xuất giống và bước đầu hình thành vùng trồng dược liệu tập trung, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bên cạnh đó, các địa phương đã dần tiếp cận với nhiều tiến bộ khoa học công nghệ được chuyển giao từ một số đơn vị nghiên cứu để phát triển dược liệu chất lượng cao tại địa phương theo tiêu chí GACP-WHO. Nhiều mô hình sản xuất dược liệu theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã được triển khai, hình thành khu nông nghiệp công nghiệp cao.
Võ Văn Dũng