Nhờ thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Phú Yên ngày càng khởi sắc. Người dân dần thay đổi tư duy canh tác, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng và chăn nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.
Việc phục hồi rừng ngập mặn ở các tỉnh Nam Trung Bộ mới chỉ là bước khởi đầu. Ngoài tiếp tục mở rộng diện tích rừng ngập mặn, các địa phương cần có cơ chế để duy trì, chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút người dân và cộng đồng tham gia phục hồi, bảo vệ, chia sẻ lợi ích từ nhằm phát huy hiệu quả, bền vững rừng ngập mặn - “vành đai xanh” trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Rừng ngập mặn Nam Trung Bộ suy kiệt khiến tình trạng nước biển xâm thực diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nguồn lợi thủy sản ven bờ nhiều địa phương bị mất dần. Những năm gần đây, người dân, các tổ chức trong nước và quốc tế đã cùng chung tay khôi phục, trồng mới rừng ngập mặn. Nhiều vùng đất bãi bồi trơ trụi, hoang hóa đã được hàng trăm ha cây rừng phủ xanh.
Ngày 24/5, Chương trình Xúc tiến thương mại – Kết nối giao thương Nam Trung Bộ - Tây Nguyên năm 2024 được tổ chức với quy mô lớn. Đây là lần đầu tiên chương trình liên kết cả khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và các tỉnh, thành trên cả nước.
Sáng 6/12, Ngày hội Văn hóa đọc năm 2023 - Liên hiệp Thư viện khu vực miền Đông Nam Bộ và cực Nam Trung Bộ chủ đề “Sách cho tôi, cho bạn”, đã khai mạc tại Thư viện tỉnh Bình Thuận.
Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổi khí hậu và thiên tai. Tính đến ngày 15/8, nước ta đã chịu ảnh hưởng của 19/22 loại hình thiên tai làm 86 người chết và mất tích, hơn 60 người bị thương, hơn 10 nghìn nhà ở bị đổ sập hoặc trong trạng thái mất an toàn, thiệt hại kinh tế lên đến hàng trăm tỷ đồng. Trong bối cảnh mưa lũ, sạt lở và nhiều loại hình thiên tai ngày càng gia tăng tại khu vực miền Trung và một số địa phương duyên hải Nam Bộ hiện nay, một mô hình nhà ở phù hợp cho người dân vùng lũ đang rất cần được triển khai rộng rãi, đó là nhà phòng, chống thiên tai.
Sáng 1/7, tại Quảng Ngãi, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp cùng Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi tổ chức khai mạc Liên hoan ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 28 - năm 2023 với chủ đề “Đất nước - Con người Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”.
Chiều 1/6, trong khuôn khổ Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023, Bảo tàng tỉnh Khánh Hòa phối hợp với Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk tổ chức triển lãm “Đặc trưng văn hóa các dân tộc thiểu số Nam Trung bộ và Tây Nguyên”.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 28 đến đêm 29/5, khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và rải rác có dông với lượng mưa 60-110mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt (thời gian xảy ra mưa lớn tập trung vào chiều và tối).
Khu vực Nam Trung bộ là vùng đất giàu di sản văn hóa, gắn liền với chiều dài lịch sử của cả dân tộc. Dặm dài các tỉnh từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Khánh Hòa, hệ thống di tích Chăm rất phong phú với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, bia ký, di tích khảo cổ học... có giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa. Trong đó, tiêu biểu nhất là hệ thống các tháp Chăm với tuổi đời hàng nghìn năm.
Khu vực Nam Trung bộ là vùng đất giàu di sản văn hóa, gắn liền với chiều dài lịch sử của cả dân tộc. Dặm dài các tỉnh từ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên đến Khánh Hòa, hệ thống di tích Chăm rất phong phú với nhiều công trình kiến trúc nghệ thuật, bia ký, di tích khảo cổ học... có giá trị kiến trúc, lịch sử, văn hóa. Trong đó, tiêu biểu nhất là hệ thống các tháp Chăm với tuổi đời hàng nghìn năm.
Sau khi nước rút, ngay từ sáng sớm ngày 12/10, lực lượng Biên phòng cùng Cảnh sát cơ động khu vực Nam Trung bộ đã triển khai lực lượng nắm tình hình ngập lụt, sạt lở trên địa bàn, phối hợp với các lực lượng, UBND một số phường trên địa bàn thành phố Quy Nhơn (Bình Định) khẩn trương khắc phục hậu quả ngập úng.
Ngày 31/8, tại Bảo tàng tỉnh Kon Tum, Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ khai mạc Liên hoan Ảnh nghệ thuật khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên lần thứ 27, năm 2022. Chương trình được thực hiện với chủ đề “Đất nước, con người Nam Trung Bộ và Tây Nguyên”, thu hút nhiều nghệ sỹ thuộc 10 tỉnh, thành phố là Bình Định, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Khánh Hòa, Kon Tum, Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Ngãi tham gia.
Sáng 19/8, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hoà phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức khai mạc chương trình Techfest (Ngày hội Khởi nghiệp sáng tạo) vùng Nam Trung bộ và Tây Nguyên năm 2022 với chủ đề "Khung trời cửa biển – Sáng tạo bứt phá".
Sáng 5/8, tại thành phố Nha Trang, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh hòa tổ chức diễn đàn khuyến nông chủ đề “Phát triển nuôi cá lồng bè trên biển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu”, với sự tham dự đại diện các cơ quan quản lý, nghiên cứu, doanh nghiệp và địa phương 5 tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận, Phú Yên, Khánh Hòa.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/12, không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, một số nơi ở Nam Trung Bộ.
Nam Trung bộ có nhiều làng trồng hoa nổi tiếng, sản phẩm vươn ra cả ngoài Bắc, trong Nam, nhất là vụ hoa Tết âm lịch. Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các nhà vườn trồng hoa ở Nam Trung bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) đã chuẩn bị nhiều loại hoa đẹp sẵn sàng cung ứng cho thị trường.
Nam Trung bộ có nhiều làng trồng hoa nổi tiếng, sản phẩm vươn ra cả ngoài Bắc, trong Nam, nhất là vụ hoa Tết âm lịch. Chỉ còn hơn một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần, các nhà vườn trồng hoa ở Nam Trung bộ (Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) đã chuẩn bị nhiều loại hoa đẹp sẵn sàng cung ứng cho thị trường.
Chiều 5/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp trực tuyến Thường trực Chính phủ với 8 tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên về công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 28-30/11, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa phổ biến 150-250mm, có nơi trên 300mm; ở Tây Nguyên, Ninh Thuận phổ biến 100-180mm, có nơi trên 200mm; ở Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng phổ biến 100-200mm, có nơi trên 220mm; ở Quảng Nam, Quảng Ngãi phổ biến 300-450mm, có nơi trên 550mm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, từ đêm 27-30/11, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa ở Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa phổ biến 300-500mm, có nơi trên 600mm; Tây Nguyên, Ninh Thuận, Bình Thuận 100-200mm, có nơi trên 250mm. Trung Trung Bộ có mưa to, có nơi mưa rất to. Lượng mưa ở Thừa Thiên- Huế, Đà Nẵng phổ biến 150-250mm, có nơi trên 250mm; ở Quảng Nam, Quảng Ngãi phổ biến 300-500mm, có nơi trên 600mm.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 6/11, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, ngày nắng, đêm có mưa và dông; Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa và dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh...
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 10 giờ ngày 26/10, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 11,3 độ Vĩ Bắc; 111,3 độ Kinh Đông, cách Khánh Hòa khoảng 270km, cách Ninh Thuận khoảng 250km. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh từ cấp 6, giật từ cấp 8 trở lên khoảng 100km tính từ tâm áp thấp nhiệt đới.
Việc triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn các tỉnh Nam Trung bộ thời gian qua đã thúc đẩy phát triển các làng nghề, các sản phẩm đặc sản, đặc trưng. Qua đó góp phần cho mỗi địa phương lưu giữ nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa vùng miền, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Nam Trung bộ, nơi dãy Trường Sơn nhoài ra biển để tạo nên nhiều đảo, vũng, vịnh và đầm phá. Cùng với hệ thống sông dốc và ngắn, vùng đất này đã hội tụ đủ núi, sông, đồng bằng và biển. Sự đa dạng về tự nhiên đã sản sinh nhiều loài động, thực vật độc đáo và trở thành là sản vật đặc trưng cho các tỉnh Nam Trung bộ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, do ảnh hưởng của rìa phía Nam kết hợp với gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn, nên ngày 22/8, khu vực từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-37 độ C, có nơi trên 38 độ C, ở khu vực Bắc Bộ có nắng nóng với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-37 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất ngày phổ biến 50-65%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 11-16 giờ.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của vùng áp thấp nối với rãnh áp thấp có xu hướng nâng trục dần lên phía Bắc, từ ngày 18-20/7, ở vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, khu vực giữa và Nam Biển Đông (bao gồm cả vùng biển quần đảo Trường Sa), vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau có mưa rào và dông; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/5, dải hội tụ nối với một cơn bão trên Vịnh Bengal rồi đi qua các nước Thái Lan, Lào, Việt Nam; sau đó, tiếp tục nối với một áp thấp ngoài khơi vùng biển Nam Trung Bộ, khiến cả Nam Bộ bị mây bao trùm, gây mưa diện rộng. Do các hình thái thời tiết này, Thành Phố Hồ Chí Minh và khu vực Nam Bộ mưa bất kể ngày đêm, lượng mưa nhiều và thường lớn vào chiều, đêm và rạng sáng.
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 25/5, rãnh áp thấp có trục đi qua Nam Trung Bộ cùng với gió mùa Tây Nam trên khu vực Nam Bộ tiếp tục hoạt động mạnh nên khu vực Nam Trung Bộ và Nam Bộ có mưa rào nhiều nơi, rải rác mưa vừa và dông, có nơi mưa to đến rất to, trong cơn dông, người dân cần đề phòng gió giật mạnh, lốc, sét.