Ngày 8/3, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức Hội thảo Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất muối thích ứng biến đổi khí hậu.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 55/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Tại Vùng 4 Hải quân (thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa), sự sáng tạo trong nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ của cán bộ, chiến sĩ ngày càng mạnh mẽ. Khoa học được ứng dụng vào thực tiễn huấn luyện và sẵn sàng chiến đấu trong các đơn vị chính là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển khoa học quân sự, đổi mới sáng tạo.
Khởi nghiệp với nông nghiệp, nhất là nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch đang trở thành xu hướng, lựa chọn của nhiều thanh niên tỉnh Quảng Ngãi. Sáng tạo và nhạy bén trong khoa học công nghệ, nhiều thanh niên đã nâng tầm giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp. Phát huy sức trẻ, năng động sáng tạo khai thác những tiềm năng lợi thế của địa phương, nhiều thanh niên Quảng Ngãi đang mạnh mẽ vượt qua những khó khăn để khởi nghiệp, làm giàu cho gia đình và quê hương đất nước.
Ninh Thuận có diện tích trồng nho lớn nhất cả nước với trên 1.000 ha, mỗi năm cung cấp cho thị trường từ 26.000 – 28.000 tấn nho tươi. Để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, tỉnh đang đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu sản xuất, chế biến đa dạng hóa các sản phẩm từ quả nho và gắn với phát triển du lịch nông nghiệp.
UBND tỉnh Trà Vinh chỉ đạo các ngành chức năng và các địa phương tập trung đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới từ nay đến năm 2025.
Ngày 11/11, tại Đắk Lắk, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tổ chức lớp tập huấn “Nâng cao kiến thức, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và tiêu thụ sản phẩm năm 2022”. Tham dự chương trình tập huấn có hơn 100 đoàn viên, thanh niên dân tộc thiểu số tỉnh Đắk Lắk đang sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.
Chương trình OCOP đã góp phần giúp khu vực nông thôn phát triển các nhóm sản phẩm hàng hóa đặc thù, gia tăng giá trị nông sản, nhưng nhiều sản phẩm chưa thật sự hiệu quả và chưa được tiêu thụ rộng rãi. Thực tế trong quá trình triển khai Chương trình OCOP tại 63/63 địa phương trên cả nước, các sản phẩm OCOP được phân hạng sản phẩm thông qua việc "gắn" sao cho sản phẩm. Việc đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" là một trong những tiêu chí quan trọng để sản phẩm nông nghiệp, nông thôn của địa phương chinh phục thị trường và có cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế.
Nhân kỷ niệm ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sáng 18/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tổ chức hội nghị “Khoa học công nghệ Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Công nghệ, sản phẩm tiêu biểu”.
Xã Tân Phú (thị xã Cai Lậy) là miền quê cách mạng nổi tiếng của tỉnh Tiền Giang, địa bàn từng diễn ra Chiến thắng Ấp Bắc lẫm liệt cách đây 59 năm (1/1/1963 – 2/1/2022). Nối tiếp truyền thống cách mạng hào hùng, cán bộ, đảng viên và nhân dân nơi đây luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức thi đua lao động sản xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng thành công xã nông thôn mới năm 2018 và hướng tới mục tiêu ra mắt xã nông thôn mới nâng cao đúng dịp kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Ấp Bắc vào ngày 2/1/2023 tới.
Ðể khoa học và công nghệ luôn được coi là giải pháp then chốt, thúc đẩy năng suất, chất lượng hàng nông sản và hiệu quả trong phát triển kinh tế đia phương, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi, cần thêm các chính sách mang tính đột phá, các chính sách ưu đãi đặc thù cho vùng dân tộc thiểu số và miền núi để chuyển khó khăn thành cơ hội, tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ môi trường. Chương trình Nông thôn miền núi và ngân sách bố trí hằng năm mới đáp ứng được một phần thực tế, nên các địa phương còn gặp rất nhiều khó khăn. Phóng viên TTXVN giới thiệu bài cuối trong loạt 3 bài viết: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thời gian qua, Ðảng, Nhà nước đề ra nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên để bảo đảm phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò của khoa học và công nghệ. Việc thực hiện chính sách dân tộc là vấn đề chiến lược, sống còn, chìa khóa đi đến thành công. Chính sách dân tộc nhằm nâng cao dân trí, giữ gìn văn hóa, phát triển kinh tế hướng đến xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc để đất nước ngày càng giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Phóng viên TTXVN thực hiện chùm 3 bài viết với chủ đề: Phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Thủ tướng Chính phủ có văn bản số 1066/TTg-KGVX gửi Bộ Khoa học và Công nghệ về việc tái cơ cấu các chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Các nghiên cứu về yếu tố nguy cơ bệnh bụi phổi silic sẽ giúp hình thành một chiến lược trong việc chẩn đoán sớm cũng như tư vấn cho người lao động, đặc biệt là người lao động tại các khu công nghiệp mang các biến thể gen TNF-α (gen hoại tử u) có thể tăng khả năng mắc bệnh bụi phổi silic.
Theo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang, thời gian tới, tỉnh quan tâm thực hiện hiệu quả việc hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Ngày 23/7, tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình Khoa học và Công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước “Khoa học công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” giai đoạn 2013-2020.
Là một quốc gia có lợi thế so sánh đặc biệt về nông nghiệp trên nhiều khía cạnh về tài nguyên thiên nhiên (đất đai, khí hậu, địa hình…) và truyền thống sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, Việt Nam đã trải qua 30 năm đổi mới thành công. Khu vực nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo ổn định kinh tế xã hội. Đó là đảm bảo an ninh lương thực, tạo việc làm và thu nhập cho gần 70% dân cư, là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo…
Ngày 21/6, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế phối hợp với UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển dược liệu vùng Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Bộ”.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục quan tâm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển hiện đại, bền vững, tập trung vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch.
Nghệ An định hướng xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật khu vực phía Tây tỉnh, đó là tập trung ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho việc phát triển các đối tượng chủ lực, đồng thời ưu tiên các đối tượng đặc sản, có lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu và tri thức bản địa của đồng bào các dân tộc miền Tây Nghệ An; lấy doanh nghiệp làm nòng cốt, chủ thể tiếp nhận chuyển giao nhằm tạo sự lan tỏa và tính bền vững của mô hình.
Ngày 1/12, tại tỉnh Yên Bái, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với Ban Chỉ đạo Tây Bắc, Bộ Khoa học và Công nghệ, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức Hội nghị chuyển giao các sản phẩm khoa học công nghệ thuộc Chương trình “Khoa học và công nghệ phục vụ phát triển bền vững vùng Tây Bắc” lần thứ nhất.
Ngày 10/11/2017, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Giới thiệu dự án FIRST và hướng dẫn viết hồ sơ đề xuất tài trợ lần 3”, nhằm thông tin đến các đơn vị về cách thức xây dựng hồ sơ, kinh nghiệm đề xuất tài trợ Dự án “Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” (FIRST).
Trong năm 2017, UBND tỉnh Long An hỗ trợ gần 30 tỷ đồng cho 40 đề tài, dự án và các mô hình ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp; trong đó, có 27 đề tài và dự án cấp tỉnh, 13 đề tài và dự án cấp cơ sở; đa số các đề tài, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tại buổi làm việc với tỉnh Quảng Nam ngày 24/3/2017, Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh đã khẳng định: tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam đã có những chỉ đạo kịp thời để hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) của tỉnh có hai sự xoay trục vào các sản phẩm chủ lực và tập trung cho doanh nghiệp, đưa các kết quả nghiên cứu khoa học nhanh chóng đi vào cuộc sống, phù hợp với chỉ đạo của Đảng, Chính phủ cũng như định hướng phát triển của toàn ngành KH&CN.
Ngày 28/2/2017, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức hội thảo khoa học “Thực trạng và các giải pháp phát triển đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, nhằm tìm giải pháp xây dựng lực lượng trí khoa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển của Thành phố thời gian tới.
Nhiệm vụ của ngành khoa học công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là phải phục vụ cho doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp dẫn dắt trên thị trường; hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ mới. Đây là nội dung được nhấn mạnh tại Hội nghị giới thiệu “Chương trình nghiên cứu khoa học – phát triển công nghệ và nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020”, do Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố tổ chức, sáng 21/2.