Theo ông Phạm Văn Xu, Trưởng phòng Quản lý khoa học (Sở Khoa học và Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh), hiện nay việc hợp tác giữa nhà khoa học, tổ chức nghiên cứu và doanh nghiệp còn thiếu chặt chẽ, chủ yếu hợp tác nhỏ lẻ, trong khi hợp tác quy mô lớn chưa thực hiện được. Do vậy, mục tiêu thời gian tới là thúc đẩy phát triển, khuyến khích xây dựng mối liên kết chuỗi giữa khu vực doanh nghiệp và nghiên cứu. Nhà nước sẽ hỗ trợ đầu tư cho mảng hạ tầng về cơ sở vật chất, cơ chế chính sách; doanh nghiệp sẽ tham gia vào đầu tư cho các hoạt động R&D (nghiên cứu phát triển) hay các hoạt động xây dựng môi trường ươm tạo và thúc đẩy doanh nghiệp khởi nghiệp.
Theo định hướng đề ra trong giai đoạn 2016 – 2020, Chương trình khoa học công nghệ sẽ đầu tư tập trung hơn, tránh dàn trải; ưu tiên cho những hoạt động nghiên cứu trực tiếp giải quyết vấn đề cấp bách của thị trường, của xã hội; tăng thu hút đầu tư từ doanh nghiệp, xã hội; nâng cao năng lực hoạt động R&D; hướng đến xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo của Thành phố.
Trong đó, một số mục tiêu chính là đề tài khoa học đạt tỉ lệ ứng dụng 60%; hình thành 5 sản phẩm trọng điểm thương hiệu Thành phố; xây dựng 2 tổ chức khoa học công nghệ tiên tiến; hỗ trợ hình thành 300 doanh nghiệp khoa học công nghệ; đồng thời xây dựng mạng lưới hợp tác khoa học công nghệ.
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, đầu tư khoa học công nghệ thời gian qua còn dàn trải, nhiều đề tài chưa được ứng dụng thực tiễn. Giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố sẽ tập trung hỗ trợ nghiên cứu 5 lĩnh vực là cơ khí và tự động hóa; điện – điện tử và công nghệ thông tin; hóa dược, công nghệ thực phẩm và công nghệ vật liệu; công nghệ sinh học; quản lý và phát triển đô thị. Trong đó, ưu tiên sản phẩm dịch vụ, giải pháp trực tiếp ứng dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có sự đồng đầu tư từ các nguồn khác.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ của thành phố có kết quả ứng dụng trực tiếp khoảng 42%, ứng dụng gián tiếp khoảng 36%, gần 20% nghiên cứu thí nghiệm, còn lại không ứng dụng được./.
Nghiên cứu vi mạch tại Khu Công nghệ cao Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN |
Trong đó, một số mục tiêu chính là đề tài khoa học đạt tỉ lệ ứng dụng 60%; hình thành 5 sản phẩm trọng điểm thương hiệu Thành phố; xây dựng 2 tổ chức khoa học công nghệ tiên tiến; hỗ trợ hình thành 300 doanh nghiệp khoa học công nghệ; đồng thời xây dựng mạng lưới hợp tác khoa học công nghệ.
Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Kỳ Phùng, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ cho biết, đầu tư khoa học công nghệ thời gian qua còn dàn trải, nhiều đề tài chưa được ứng dụng thực tiễn. Giai đoạn 2016 – 2020, Thành phố sẽ tập trung hỗ trợ nghiên cứu 5 lĩnh vực là cơ khí và tự động hóa; điện – điện tử và công nghệ thông tin; hóa dược, công nghệ thực phẩm và công nghệ vật liệu; công nghệ sinh học; quản lý và phát triển đô thị. Trong đó, ưu tiên sản phẩm dịch vụ, giải pháp trực tiếp ứng dụng vào sản xuất và mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có sự đồng đầu tư từ các nguồn khác.
Trong giai đoạn 2011 – 2015, các đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ của thành phố có kết quả ứng dụng trực tiếp khoảng 42%, ứng dụng gián tiếp khoảng 36%, gần 20% nghiên cứu thí nghiệm, còn lại không ứng dụng được./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN