Hiện nay, trí thức khoa học – công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh là lực lượng đông đảo với khoảng một triệu người (chiếm 21% trí thức cả nước), đang làm việc tại gần 100 trường đại học, cao đẳng; 218 tổ chức khoa học – công nghệ và hơn 100 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đưa ra nhiều giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Thành phố, nhấn mạnh đến giải pháp về kết nối lực lượng trí thức với doanh nghiệp, trong đó “nhà khoa học phải biết kinh doanh và doanh nhân phải biết làm khoa học”, làm sao đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện công tác dự báo là khâu yếu trong quản lý hiện nay, khi nhiều vấn đề không dự báo được sớm để có biện pháp đón đầu, mà đợi xảy ra mới tìm cách giải quyết. Do vậy, việc đào tạo nhân lực, nghiên cứu sắp tới cần phải bám sát, dựa trên cơ sở dự báo thực tiễn đời sống để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cùng quan điểm, Giáo sư – Tiến sĩ Lê Minh Triết, Phó Chủ tịch Hội Vật lý Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Thành phố phải xây dựng được tập thể nghiên cứu mạnh về khoa học công nghệ, muốn vậy người đứng đầu phải thật sự giỏi. Hiện nay, nhiều nhà khoa học giỏi, đầu ngành lại tham gia công tác quản lý nên không có thời gian dành cho nghiên cứu.
Theo kết quả điều tra của Ban chủ nhiệm đề tài “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trí thức có trình độ đại học được sử dụng có hiệu quả là 36,9%, sử dụng mức bình thường là 48,2%, không hiệu quả chiếm 14,9%; trong khi trình độ thạc sĩ sử dụng hiệu quả là 41,7%, bình thường là 47,8% và không hiệu quả là 10,5%; trình độ tiến sĩ sử dụng hiệu quả là 54%, bình thường 32% và không hiệu quả 14%. Bên cạnh sử dụng hiệu quả trí thức chưa cao, hiện tượng “lãng phí chất xám” và “chảy máu chất xám” là những tồn tại cần giải quyết.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Lê Minh Triết, “chảy máu chất xám” một trong những thực trạng hiện nay ở Việt Nam và là điều đã xảy ra tại nhiều nước trước đây. Kinh nghiệm cho thấy, quan trọng là chúng ta phải tạo môi trường hoạt động khoa học công nghệ cho trí thức thể hiện và phát huy. Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điện kiện xây dựng tập thể nghiên cứu mạnh và môi trường thuận lợi cho các trí thức; đồng thời việc thu hút chất xám phải dựa vào giải quyết những vấn đề, nhiệm vụ cụ thể. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học công nghệ là mạo hiểm, không thể xem quản lý như quản lý hành chính mà phải tạo điều kiện để nhà khoa học chủ động trong nghiên cứu (nhất là về thủ tục tài chính).
Về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, cần tăng đầu tư cho lĩnh vực phát triển khoa học – công nghệ, bảo đảm chi 3% ngân sách năm 2017 và tăng lên 5% ngân sách vào năm 2020. Trong đó, phải dành ít nhất 50% kinh phí này để chi cho nghiên cứu khoa học, thay vì khoảng 20% như hiện nay.
Bên cạnh vấn đề môi trường, cơ chế chính sách thuận lợi, các chuyên gia cũng cho rằng, trí thức cần chủ động hơn sau khi ra trường. “Nếu ra trường chưa xin được việc làm đúng chuyên môn, chuyên ngành, các nhà khoa học trẻ nên suy nghĩ theo hướng khởi nghiệp, chủ động vạch hướng đi cho mình, không bị động khi chỉ đi xin việc ở những đơn vị sẵn có”, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Giao nhấn mạnh./.
Tại hội thảo, các nhà khoa học đưa ra nhiều giải pháp để phát triển đội ngũ trí thức khoa học công nghệ Thành phố, nhấn mạnh đến giải pháp về kết nối lực lượng trí thức với doanh nghiệp, trong đó “nhà khoa học phải biết kinh doanh và doanh nhân phải biết làm khoa học”, làm sao đưa kết quả nghiên cứu vào cuộc sống.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Giao, Chủ tịch Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, hiện công tác dự báo là khâu yếu trong quản lý hiện nay, khi nhiều vấn đề không dự báo được sớm để có biện pháp đón đầu, mà đợi xảy ra mới tìm cách giải quyết. Do vậy, việc đào tạo nhân lực, nghiên cứu sắp tới cần phải bám sát, dựa trên cơ sở dự báo thực tiễn đời sống để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cùng quan điểm, Giáo sư – Tiến sĩ Lê Minh Triết, Phó Chủ tịch Hội Vật lý Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, Thành phố phải xây dựng được tập thể nghiên cứu mạnh về khoa học công nghệ, muốn vậy người đứng đầu phải thật sự giỏi. Hiện nay, nhiều nhà khoa học giỏi, đầu ngành lại tham gia công tác quản lý nên không có thời gian dành cho nghiên cứu.
Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và các giải pháp phát triển đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ ở Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa”. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN |
Theo kết quả điều tra của Ban chủ nhiệm đề tài “Xây dựng đội ngũ trí thức khoa học – công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, trí thức có trình độ đại học được sử dụng có hiệu quả là 36,9%, sử dụng mức bình thường là 48,2%, không hiệu quả chiếm 14,9%; trong khi trình độ thạc sĩ sử dụng hiệu quả là 41,7%, bình thường là 47,8% và không hiệu quả là 10,5%; trình độ tiến sĩ sử dụng hiệu quả là 54%, bình thường 32% và không hiệu quả 14%. Bên cạnh sử dụng hiệu quả trí thức chưa cao, hiện tượng “lãng phí chất xám” và “chảy máu chất xám” là những tồn tại cần giải quyết.
Theo Giáo sư – Tiến sĩ Lê Minh Triết, “chảy máu chất xám” một trong những thực trạng hiện nay ở Việt Nam và là điều đã xảy ra tại nhiều nước trước đây. Kinh nghiệm cho thấy, quan trọng là chúng ta phải tạo môi trường hoạt động khoa học công nghệ cho trí thức thể hiện và phát huy. Thành phố Hồ Chí Minh có đủ điện kiện xây dựng tập thể nghiên cứu mạnh và môi trường thuận lợi cho các trí thức; đồng thời việc thu hút chất xám phải dựa vào giải quyết những vấn đề, nhiệm vụ cụ thể. Bên cạnh đó, nghiên cứu khoa học công nghệ là mạo hiểm, không thể xem quản lý như quản lý hành chính mà phải tạo điều kiện để nhà khoa học chủ động trong nghiên cứu (nhất là về thủ tục tài chính).
Đại biểu trình bày tham luận. Ảnh: Tiến Lực - TTXVN |
Về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ trí thức khoa học công nghệ, Phó Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Thế Nghĩa, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất, cần tăng đầu tư cho lĩnh vực phát triển khoa học – công nghệ, bảo đảm chi 3% ngân sách năm 2017 và tăng lên 5% ngân sách vào năm 2020. Trong đó, phải dành ít nhất 50% kinh phí này để chi cho nghiên cứu khoa học, thay vì khoảng 20% như hiện nay.
Bên cạnh vấn đề môi trường, cơ chế chính sách thuận lợi, các chuyên gia cũng cho rằng, trí thức cần chủ động hơn sau khi ra trường. “Nếu ra trường chưa xin được việc làm đúng chuyên môn, chuyên ngành, các nhà khoa học trẻ nên suy nghĩ theo hướng khởi nghiệp, chủ động vạch hướng đi cho mình, không bị động khi chỉ đi xin việc ở những đơn vị sẵn có”, Giáo sư – Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Giao nhấn mạnh./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN