Theo đó, tỉnh đổi mới việc lựa chọn nhiệm vụ khoa học, công nghệ có sử dụng ngân sách, kiểm soát chặt chẽ tiến độ nghiên cứu và đánh giá nghiệm thu các đề tài, dự án khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp. Bắc Giang ưu tiên các nhiệm vụ khoa học công nghệ gắn với các dự án sản xuất thử nghiệm ứng dụng khoa học công nghệ; tập trung vào việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, nhất là các loại giống mới có lợi thế vượt trội; cải tiến kỹ thuật canh tác theo hướng thâm canh, sử dụng công nghệ sạch, phòng trừ dịch bệnh; nghiên cứu công nghệ bảo quản sau thu hoạch, chế biến nông sản. Bên cạnh đó, tỉnh tạo điều kiện phát triển thị trường khoa học công nghệ; tăng cường hỗ trợ các hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp; quan tâm tập huấn về các quy định, tiêu chuẩn sản xuất.
Tỉnh Bắc Giang khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự tổ chức nghiên cứu và hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp để chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; tăng cường tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả các mô hình để nhân rộng. Tỉnh tập trung nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề chủ yếu trong chuỗi sản xuất, tập trung vào giống, quy trình sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 diện tích sản xuất rau an toàn chiếm trên 50%, diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trên 70%; diện tích nuôi thủy sản áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 60%; tỷ trọng sản lượng chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học đối với lợn đạt trên 70% và đối với gà đạt trên 75%. Ngoài ra, tỉnh ưu tiên phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các sản phẩm chủ lực có lợi thế như rau thực phẩm, cây ăn quả, hoa, chè, gà, lợn...
Từ năm 1997 đến nay, tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện 30 dự án khoa học và công nghệ cấp nhà nước; 95 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh; trên 300 mô hình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Các đề tài, dự án, mô hình đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản của tỉnh. Các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đã được tỉnh đưa vào sản xuất hiệu quả như giống lúa lai Syn6, TBE1, LC212, các giống lúa chất lượng BC15, TBR225, Bắc Thơm 7...; giống lạc; các giống rau chế biến nhập nội; trong chăn nuôi như giống lợn ngoại (Landrace, Yorshire, Duroc, Pietrance...), bò ngoại (3B, Zebu...), các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng...
Tỉnh đã ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, phòng trừ dịch hại cho các loại cây trồng, vật nuôi như chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI; sản xuất rau, quả, lợn, gà, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; sản xuất rau và hoa ứng dụng công nghệ cao sản xuất trong nhà lưới, nhà màng; ứng dụng men vi sinh trong bảo quản, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và xử lý môi trường trong chăn nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật xử lý nước bằng chế phẩm sinh học và máy tạo khí trong nuôi trồng thủy sản; ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến như tưới phun, tưới nhỏ giọt cho cây trồng... Tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hòa Phát triển khai mô hình chăn nuôi lợn theo quy trình công nghệ cao với diện tích 110 ha trên địa bàn xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 5.000 lợn nái, 18.000 lợn thịt/lứa.
Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong hai năm gần đây, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 100 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích trên 200.000 m2 nhà lưới, nhà màng sản xuất rau và hoa cho thu nhập cao trên 1,5 tỷ đồng/ha/năm (300 - 500 triệu đồng/mô hình 2.000 m2). Trong quý I năm 2019, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Bắc Giang ước đạt 4.670 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ.
Mô hình rau thủy canh trong nhà kính. Ảnh: TTXVN |
Tỉnh Bắc Giang khuyến khích các tổ chức, cá nhân tự tổ chức nghiên cứu và hợp tác với các viện nghiên cứu, trường đại học, các doanh nghiệp để chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp; tăng cường tổng kết thực tiễn, đánh giá hiệu quả các mô hình để nhân rộng. Tỉnh tập trung nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ để giải quyết các vấn đề chủ yếu trong chuỗi sản xuất, tập trung vào giống, quy trình sản xuất tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP, GlobalGAP... Tỉnh phấn đấu đến năm 2030 diện tích sản xuất rau an toàn chiếm trên 50%, diện tích sản xuất vải thiều theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP trên 70%; diện tích nuôi thủy sản áp dụng theo tiêu chuẩn VietGAP đạt 60%; tỷ trọng sản lượng chăn nuôi trang trại, gia trại, chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học đối với lợn đạt trên 70% và đối với gà đạt trên 75%. Ngoài ra, tỉnh ưu tiên phát triển mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với các sản phẩm chủ lực có lợi thế như rau thực phẩm, cây ăn quả, hoa, chè, gà, lợn...
Từ năm 1997 đến nay, tỉnh Bắc Giang đã triển khai thực hiện 30 dự án khoa học và công nghệ cấp nhà nước; 95 đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp tỉnh; trên 300 mô hình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Các đề tài, dự án, mô hình đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, vệ sinh thực phẩm, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho hàng hóa nông sản của tỉnh. Các loại giống cây trồng, vật nuôi có năng suất, chất lượng cao đã được tỉnh đưa vào sản xuất hiệu quả như giống lúa lai Syn6, TBE1, LC212, các giống lúa chất lượng BC15, TBR225, Bắc Thơm 7...; giống lạc; các giống rau chế biến nhập nội; trong chăn nuôi như giống lợn ngoại (Landrace, Yorshire, Duroc, Pietrance...), bò ngoại (3B, Zebu...), các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng...
Tỉnh đã ứng dụng có hiệu quả các tiến bộ kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, phòng trừ dịch hại cho các loại cây trồng, vật nuôi như chương trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM, hệ thống thâm canh lúa cải tiến SRI; sản xuất rau, quả, lợn, gà, thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP; sản xuất rau và hoa ứng dụng công nghệ cao sản xuất trong nhà lưới, nhà màng; ứng dụng men vi sinh trong bảo quản, chế biến thức ăn gia súc, gia cầm và xử lý môi trường trong chăn nuôi; áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật xử lý nước bằng chế phẩm sinh học và máy tạo khí trong nuôi trồng thủy sản; ứng dụng công nghệ tưới tiên tiến như tưới phun, tưới nhỏ giọt cho cây trồng... Tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp lớn như Tập đoàn Hòa Phát triển khai mô hình chăn nuôi lợn theo quy trình công nghệ cao với diện tích 110 ha trên địa bàn xã Long Sơn, huyện Sơn Động với quy mô 5.000 lợn nái, 18.000 lợn thịt/lứa.
Thực hiện Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, trong hai năm gần đây, toàn tỉnh đã xây dựng được trên 100 mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, với tổng diện tích trên 200.000 m2 nhà lưới, nhà màng sản xuất rau và hoa cho thu nhập cao trên 1,5 tỷ đồng/ha/năm (300 - 500 triệu đồng/mô hình 2.000 m2). Trong quý I năm 2019, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản của tỉnh Bắc Giang ước đạt 4.670 tỷ đồng, tăng 1,7% so với cùng kỳ.
Việt Hùng