Thu hoạch chè i. Ảnh: TTXVN phát

Xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường cho sản phẩm chè VietGAP

Từ niềm đam mê với cây chè, sau thời gian ngược xuôi đi thu mua chè búp tại nhiều tỉnh, thành phố, ông Bàn Văn Dương, dân tộc Dao, tại thôn 5, xã Tân Thành, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang đã quyết định khởi nghiệp làm chè tại chính quê hương mình. Vượt qua nhiều khó khăn, Giám đốc Hợp tác xã Chè Tân Thái 168 Bàn Văn Dương đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu và đưa nhiều sản phẩm chè búp Tân Thành vào các cửa hàng tiện lợi, gian hàng giới thiệu sản phẩm và nhiều siêu thị trên cả nước.

Thâm canh sầu riêng theo tiêu chí VietGAP ở Tiền Giang

Thâm canh sầu riêng theo tiêu chí VietGAP ở Tiền Giang

Thâm canh theo tiêu chí VietGAP để sản phẩm đạt chất lượng cao và mang lại hiệu quả kinh tế bền vững là hướng đi tất yếu đang được các cấp, ngành tỉnh Tiền Giang khuyến khích nông dân vùng chuyên canh sầu riêng áp dụng. Một trong những người đi tiên phong, gặt hái thành công là anh Phạm Văn Sắt, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh.
Trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả cao

Trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP cho hiệu quả cao

Được sự hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Hưng Yên, nhiều hộ nông dân trên địa bàn tỉnh đang rất phấn khởi, bởi mô hình ‘Thâm canh cây ăn quả VietGAP” cho năng suất, hiệu quả kinh tế rõ rệt, so với phương pháp canh tác truyền thống; trong đó, mô hình trồng bưởi theo tiêu chuẩn VietGAP, ở thôn Tiên Quán, xã Phạm Ngũ Lão, huyện Kim Động là ví dụ điển hình cho sự hiệu quả đó.
Vườn bưởi 300 gốc trĩu qủa của gia đình anh Bùi Văn Lập, là một trong những hộ nông dân trồng bưởi thâm canh theo hướng VietGAP điển hình ở thôn Phú Yên, xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội).

Yên Bài trồng bưởi xen canh chè cho hiệu quả kinh tế cao

Những năm gần đây, xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi lên nhiều mô hình khởi nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Những mô hình này không những giúp nâng cao đời sống người dân mà còn tạo nên phong trào khởi nghiệp, làm giàu tại quê hương. Điển hình là mô hình trồng bưởi xen canh cây chè. Hiện tại, Yên Bài có hàng trăm ha bưởi trồng xen canh cây chè, năng suất bình quân 100 quả/cây, nhiều hộ cho năng suất cao lên tới 200 - 250 quả/cây. Mô hình được cấp chứng nhận VietGAP nên hiệu quả kinh tế cao hơn khoảng 20% so với trồng bưởi thông thường. Điển hình là các hộ gia đình anh Bùi Văn Lập, Đỗ Phi Long ở thôn Phú Yên, doanh thu từ trồng bưởi xen canh chè lên tới hàng trăm triệu đồng/năm.
Sản phẩm bẹ nha đam chuẩn bị đưa đi tiêu thụ. Ảnh: Nguyễn Thành – TTXVN

Nha đam Ninh Thuận hút hàng mùa nắng nóng, giá tăng gấp đôi

Những ngày này, người trồng cây nha đam ở tỉnh Ninh Thuận đang khẩn trương chăm sóc, thu hoạch bẹ tươi bán cho thương lái, công ty chế biến nước giải khát. Mùa hè năm nay nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng nha đam tăng cao, giá bán cũng tăng theo nên các hộ trồng nha đam rất phấn khởi.
Công đoạn sơ chế quả na theo tiêu chuẩn VietGAP trước khi đóng gói tại Công ty cổ phần Natani (Tây Ninh). Ảnh: Thanh Tân

Làm giàu nhờ liên kết trồng na theo quy trình VietGAP

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân ở khu vực núi Bà Đen (Tây Ninh) đã tham gia chuỗi sản xuất na theo quy trình VietGAP của Công ty cổ phần Natani (Natani), thu nhập nhờ vậy ổn định hơn trước rất nhiều.
Hiệu quả từ Dự án rau an toàn Bình Định

Hiệu quả từ Dự án rau an toàn Bình Định

Sau gần 6 năm thực hiện, Dự án rau an toàn Bình Định đã giúp cho nông dân các giải pháp sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, quảng bá thương hiệu sản phẩm, ứng dụng công nghệ thông tin; từ đó sản lượng rau an toàn cung ứng ra thị trường tăng qua hàng năm, thu nhập từ việc sản xuất rau an toàn được cải thiện.
Tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo Đắk Lắk

Tìm giải pháp nâng cao giá trị lúa gạo Đắk Lắk

Với diện tích sản xuất lúa hơn 100 nghìn ha/năm, tỉnh Đắk Lắk là "vựa lúa" lớn nhất Tây Nguyên. Nhiều vùng trồng lúa của tỉnh cho năng suất và chất lượng rất tốt, tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, giá trị của lúa gạo vẫn chưa cao, bà con nông dân vẫn chưa được hưởng lợi nhiều.
Giai đoạn cắt cành cây táo có tuổi đời 3 năm của gia đình anh Hồ Tấn Cường, xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh. Ảnh: Phan Sáu - TTXVN

Hiệu quả từ trồng táo theo mô hình VietGap ở Khánh Hòa

Nông dân trồng táo xã Cam Thành Nam, thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa đã phối hợp với các ngành chức năng đưa tiến bộ khoa học và công nghệ vào canh tác, đem lại hiệu quả thiết thực, góp phần tăng năng suất, giá trị trên một đơn vị diện tích canh tác.
Tại xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội) hiện có hàng trăm ha bưởi trồng xen canh cây chè, năng suất đạt khoảng 100 quả/cây, số ít hộ cho năng suất cao lên tới 200 - 250 quả/cây.

Yên Bài thâm canh bưởi theo hướng VietGAP

Những ngày này, đến xã Yên Bài, huyện Ba Vì (Hà Nội), đâu đâu cũng thấy sắc vàng của những trái bưởi trĩu trít trên cây và nụ cười rạng rỡ của bà con nông dân. Niềm vui đó càng được nhân lên khi mùa thu hoạch bưởi đang cận kề…
Thanh long đã thu hoạch chờ thương lái đến thu mua. Ảnh: Thanh Bình - TTXVN

Bình Thuận quản lý mã số vùng trồng thanh long

Việc cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói là rất cần thiết để thanh long Bình Thuận đáp ứng được nhu cầu thị trường và hướng tới xuất khẩu bền vững. Cùng với việc tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân đăng ký cấp mã số vùng trồng, tỉnh Bình Thuận tăng cường kiểm tra, giám sát, quản lý đối với các vùng trồng, cơ sở đóng gói thanh long đã được cấp mã số trên địa bàn tỉnh.
Thừa Thiên – Huế phát triển bền vững vùng trồng cam Nam Đông

Thừa Thiên – Huế phát triển bền vững vùng trồng cam Nam Đông

Xác định cam là cây trồng chủ lực, thời gian qua huyện Nam Đông, tỉnh Thừa Thiên – Huế đã có nhiều chính sách ưu tiên trong quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa; đẩy mạnh sản xuất theo hướng VietGAP và hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm nhằm nâng cao thu nhập và đời sống cho đồng bào nơi đây.
Phát triển thương hiệu đặc sản bưởi cốm

Phát triển thương hiệu đặc sản bưởi cốm

Là đặc sản của xã Hương Thọ, thành phố Huế (Thừa Thiên - Huế), cây bưởi cốm đã mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao thu nhập cho bà con nông dân trên địa bàn xã. Chính quyền địa phương đang tích cực triển khai các giải pháp để mở rộng diện tích trồng bưởi; kết nối tiêu thụ bảo đảm ổn định đầu ra cho sản phẩm; thúc đẩy ứng dụng công nghệ bảo quản sau thu hoạch; đồng thời phát triển thương hiệu đặc sản bưởi cốm, mở ra cơ hội làm giàu cho nhiều hộ nông dân.
Rau rừng Tây Ninh. Ảnh : dacsancotu.com

Rau rừng nảy mầm trên đất nhiễm phèn

Rau rừng, cái tên gọi chung cho các loại cây rừng có thể lấy lá non để ăn sống như trâm ổi, lộc vừng, mặt trăng, sơn máu, quế vị, cóc... đã không còn xa lạ với người dân địa phương, cũng như du khách gần xa khi đến với Tây Ninh, thưởng thức món bánh canh, bánh tráng Trảng Bàng kèm với rau rừng.
Trồng rau trong nhà kính ở Lâm Đồng. Ảnh: Nguyễn Dũng - TTXVN

Lâm Đồng ban hành tiêu chí sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quy định tạm thời tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh. Đáng chú ý trong tất cả 13 lĩnh vực sản xuất, tiêu chí thực hiện thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định bảo vệ môi trường là tiêu chí mà lĩnh vực nào cũng yêu cầu bắt buộc thực hiện.
Chăm sóc thanh long tại nhà vườn ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang). Ảnh: TTXVN

Nông dân Tiền Giang xây dựng vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu ​

Bí thư Huyện ủy Chợ Gạo (Tiền Giang) Ngô Hữu Thệ cho biết, cụ thể hóa việc thực hiện mục tiêu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, thích ứng biến đổi khí hậu, địa phương đã xây dựng được vùng chuyên canh thanh long xuất khẩu 7.415 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang, hàng năm đạt sản lượng 188.000 tấn quả cung ứng thị trường.
Ứng dụng khoa học trong chuyên canh rau an toàn

Ứng dụng khoa học trong chuyên canh rau an toàn

Là địa phương đi đầu trong việc phát triển mô hình kinh tế hợp tác trên lĩnh vực nông nghiệp ở Tiền Giang, đến nay, huyện Gò Công Tây đã thành lập được 16 hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp; trong đó, có 3 hợp tác xã chuyên canh rau an toàn đạt tiêu chí VietGAP, gồm: Hợp tác xã rau an toàn Hòa Thạnh (xã Bình Tân), Hợp tác xã rau an toàn Phú Quới (xã Yên Luông) và Hợp tác xã rau an toàn Thạnh Hưng (xã Thạnh Trị) với tổng diện tích rau an toàn VietGAP 30.000 m2, chuyên sản xuất 18 chủng loại rau cung cấp các siêu thị, bếp ăn tập thể, nhà hàng trong ngoài tỉnh.
Nông dân chăm sóc thanh long. Ảnh: Bùi Như Trường Giang - TTXVN

Tiền Giang: Trồng thanh long sạch, hiệu quả cao

Hiện nay, thâm canh thanh long theo hướng VietGAP, cho sản phẩm sạch mang lại hiệu quả kinh tế cao, vừa đảm bảo an toàn sức khỏe con người và môi trường nông thôn là hướng đi đúng, được nhiều nông dân vùng chuyên canh thanh long huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, áp dụng rộng rãi. Đi tiên phong có nông dân Dương Thanh Tám, hội viên nông dân Chi hội ấp Tân Hòa, xã Tân Thuận Bình, huyện Chợ Gạo.
Anh Nguyễn Thanh Tân (thứ hai từ phải sang) đang giới thiệu khu vực nuôi lươn. Ảnh: Phạm Minh Tuấn-TTXVN

Thanh niên khởi nghiệp và tạo bước đột phá cho nghề nuôi lươn giống sinh sản bán nhân tạo

Thất bại nối tiếp thất bại, có những lúc trắng tay tưởng chừng phải bỏ cuộc, nhưng với trăn trở mong muốn làm giàu ngay trên mảnh đất quê hương, anh Nguyễn Thanh Tân ở ấp Phú Hòa 1, xã Bình Hòa Phước, huyện Long Hồ (tỉnh Vĩnh Long) đã thành công trên con đường khởi nghiệp và tạo bước đột phá cho nghề sản xuất lươn giống sinh sản bán nhân tạo.
Thâm canh cây trồng giá trị cao, quy mô lớn theo VietGAP

Thâm canh cây trồng giá trị cao, quy mô lớn theo VietGAP

Thâm canh cây trồng giá trị cao quy mô lớn theo hướng VietGAP hữu cơ, liên kết sản xuất theo chuỗi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới nhằm bảo đảm ổn định sản xuất và mang lại thu nhập cao... Đây là những vấn đề được bàn luận tại diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề: "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả và phát triển bền vững cây trồng ở vùng đã chuyển đổi", do Trung tâm Khuyến nông quốc gia tổ chức tại Hưng Yên trong 2 ngày từ 3-4/11.