Tại huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn, cây na được người dân trồng chủ yếu trên vùng núi đá với diện tích hơn 1.550 ha. Xác định là cây thế mạnh, những năm qua, nông dân và chính quyền các cấp trong vùng trồng na đã tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đẩy mạnh thâm canh, rải vụ, sản xuất na theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP và sản xuất na an toàn, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm... giúp thương hiệu na Chi Lăng không ngừng vươn xa.
Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kiên Giang, sản xuất nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, tăng trưởng ổn định, nhất là tăng giá trị sản phẩm trên 1 ha đất sản xuất.
Mặc dù gặp những khó khăn chung về kinh tế-xã hội, song tỉnh Gia Lai vẫn duy trì được mức tăng trưởng ổn định trong xuất khẩu nông sản, với mức gần 700 triệu USD. Đây là kết quả của quá trình chuẩn bị kỹ lưỡng từ vùng nguyên liệu đến chất lượng sản phẩm trong nhiều năm qua.
Trong bối cảnh người nông dân sản xuất nông nghiệp gặp bất lợi lớn nhất bởi khi chi phí đầu vào trong sản xuất nông nghiệp tăng cao, việc áp dụng các giải pháp sản xuất nông nghiệp hữu cơ sẽ là hướng đi giúp cho bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất, qua đó nâng cao lợi nhuận từ nông nghiệp.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích, từ nay đến năm 2025, tỉnh tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp; trong đó, tập trung hỗ trợ, đầu tư cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Quy định tạm thời tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn toàn tỉnh. Đáng chú ý trong tất cả 13 lĩnh vực sản xuất, tiêu chí thực hiện thu gom, xử lý chất thải, phụ phẩm nông nghiệp phù hợp với quy định bảo vệ môi trường là tiêu chí mà lĩnh vực nào cũng yêu cầu bắt buộc thực hiện.
Việc khai thác giá trị hiệu quả cho các sản phẩm nông sản xuất khẩu chủ lực góp phần quan trọng phát triển kinh tế, nâng cao năng lực, vị thế của các địa phương và doanh nghiệp, giúp tạo ra các sản phẩm có giá trị thương hiệu lớn, có thêm lợi thế cạnh tranh và xuất khẩu.
Những năm trở lại đây, thực phẩm bẩn đang nổi lên và trở thành vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội. Chính vì vậy, thay vì lựa chọn những mặt hàng mua tại chợ truyền thống, tại các gánh hàng rong, người tiêu dùng đã hướng đến các dòng sản phẩm an toàn. Đón bắt tâm lý này, không ít mô hình dưa lưới áp dụng công nghệ cao đã ra đời, không những mang lại năng suất gấp 4-5 lần so với phương thức truyền thống mà mẫu mã bắt mắt hơn và giá cũng “xắt ra miếng”.
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ không chỉ giúp trái thanh long Bình Thuận tiêu thụ vững chắc ở thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra ngoài nước, đặc biệt là những thị trường khó tính. Thời gian qua, Bình Thuận đẩy mạnh việc trao quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân sản xuất và kinh doanh thanh long. Đồng thời, hỗ trợ các đơn vị đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý ra nước ngoài, góp phần giữ vững thương hiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh.
Huyện Giồng Riềng, tỉnh Kiên Giang có khí hậu phù hợp và nguồn nước ngọt dồi dào từ sông Cái Bé, rất thuận lợi cho hồ tiêu phát triển. Thời gian qua, các hợp tác xã trồng hồ tiêu ở Giồng Riềng đã và đang từng bước áp dụng quy trình sản xuất nông sản sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, giúp sản phẩm hồ tiêu vừa tăng năng suất, chất lượng ổn định, vừa thích ứng với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững.
Trước thực trạng tại các xã vùng cao đang cung cấp thực phẩm chưa đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm làm ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng, huyện miền núi Bá Thước (Thanh Hóa) đã triển khai nhiều mô hình, chuỗi sản xuất kinh doanh thực phẩm sạch. Huyện cũng đã xây dựng được 3 cửa hàng thực phẩm sạch, 4 bếp ăn tập thể, 2 chợ an toàn thực phẩm và 1 xã đã đạt chuẩn an toàn thực phẩm.
Với hương vị ngọt, giòn và thanh mát, mãng cầu (na) Bà Đen là một đặc sản nổi tiếng của tỉnh Tây Ninh. Toàn tỉnh hiện có khoảng 5.000 ha mãng cầu, được trồng tập trung quanh khu vực núi Bà Đen và một số xã thuộc các huyện: Tân Châu, Dương Minh Châu.
Những năm gần đây, bên cạnh các mặt hàng nông sản chủ lực như cà phê, hồ tiêu, cao su..., nhiều hộ đồng bào dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk đã đẩy mạnh trồng sầu riêng xen kẽ vườn cà phê, đem lại nguồn thu đáng kể...
Nhiều năm trở lại đây, cây trồng sầu riêng đã thể hiện được “sức mạnh” kinh tế tại tỉnh Đắk Lắk, đem lại thu nhập cao và ổn định cho người nông dân. Tuy nhiên, hiện sản phẩm sầu riêng của tỉnh Đắk Lắk vẫn chưa có thị trường tiêu thụ ổn định, dẫn đến sự bấp bênh trong sản xuất, tiềm ẩn nguy cơ giảm hiệu quả về kinh tế nếu không sớm có cách làm phù hợp để đón đầu thị trường.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, thời gian tới, tỉnh Bắc Giang tiếp tục quan tâm đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp nhằm xây dựng nền nông nghiệp phát triển hiện đại, bền vững, tập trung vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp sạch.
Tiền Giang là vùng đất trái ngọt cây lành, phù sa mầu mỡ, phì nhiêu, thích hợp cho nhiều loại cây ăn quả trong đó có vú sữa. Cả nước nhiều nơi trồng được loại cây này nhưng vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim là thương hiệu nổi tiếng, được công nhận chỉ dẫn địa lý tại xã Vĩnh Kim, huyện Châu Thành.
Ngày 16/9, trang trại Long Sơn (huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh) đã công bố sản phẩm xoài cát Hoà Lộc sản xuất tại trang trại đạt chuẩn GlobalGAP. Đây là loại trái cây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Trà Vinh sản xuất đạt chuẩn này.