Một số đề tài có tính ứng dụng cao vào thực tiễn như "Ứng dụng công nghệ sản xuất phân phức hợp hữu cơ vi sinh từ bùn đáy ao nuôi thủy sản và rơm rạ cho các loại cây trồng chính của tỉnh Long An” do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh chủ trì thực hiện.
Đề tài khoa học “Khai thác và phát triển nguồn gen giống lúa Nàng thơm Chợ Đào tại Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện.. đã hoàn thành việc điều tra, đánh giá bổ sung đặc điểm giống tại 11 ấp thuộc xã Mỹ Lệ (330 hộ dân), hoàn chỉnh bảng mô tả đặc tính giống Nàng thơm Chợ Đào, hoàn thành dữ liệu phân tích chất lượng 30 dòng lúa Nàng thơm Chợ Đào...
Tỉnh Long An xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải pháp đột phá thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao được tiến hành đối với một số vùng, lĩnh vực, loại cây, con thế mạnh của tỉnh và vào một số khâu quan trọng, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, an toàn, hiệu quả và bền vững.
Tỉnh chú trọng ưu tiên đầu tư nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và tự động hóa vào công tác lai tạo giống, canh tác và bảo quản, chế biên nông sản. Đồng thời, tỉnh Long An còn tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, phấn đấu nâng tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ngành nông-lâm-thủy sản đến năm 2020 lên 10%. Tỉnh đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các viện, trường đại học, gắn kết với các tỉnh, thành phố có điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là đào tạo chuyên gia về lĩnh vực công nghệ sinh học và chế biến nông-lâm-thủy sản.
Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nhất là hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị, nông sản hàng hóa được thuận lợi.
Tỉnh ưu tiên lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, có khả năng nhân rộng, đảm bảo hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân; trong đó, ưu tiên về công nghệ sinh học, công nghệ thâm canh, chế biến, công nghệ thông tin và tự động hóa. Nguồn lực nhà nước chỉ đầu tư xây dựng mô hình thí điểm ban đầu và hỗ trợ một phần kinh phí triển khai nhân rộng thành vùng sản xuất.
Để phát phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh đã đưa ra nhiều cơ chế khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Trong đó, quan tâm đến các chính sách đối với các doanh nghiệp đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực, tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Gạo Nàng thơm Chợ Đào khi nấu, mùi thơm tỏa ra ngan ngát. Ảnh: dacsanviet98.com |
Đề tài khoa học “Khai thác và phát triển nguồn gen giống lúa Nàng thơm Chợ Đào tại Mỹ Lệ, huyện Cần Đước, tỉnh Long An” do Trường Đại học Cần Thơ chủ trì thực hiện.. đã hoàn thành việc điều tra, đánh giá bổ sung đặc điểm giống tại 11 ấp thuộc xã Mỹ Lệ (330 hộ dân), hoàn chỉnh bảng mô tả đặc tính giống Nàng thơm Chợ Đào, hoàn thành dữ liệu phân tích chất lượng 30 dòng lúa Nàng thơm Chợ Đào...
Tỉnh Long An xác định phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là giải pháp đột phá thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Việc ứng dụng khoa học công nghệ cao được tiến hành đối với một số vùng, lĩnh vực, loại cây, con thế mạnh của tỉnh và vào một số khâu quan trọng, nhằm tạo đột phá trong phát triển nông nghiệp theo hướng chất lượng, an toàn, hiệu quả và bền vững.
Tỉnh chú trọng ưu tiên đầu tư nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ sinh học, công nghệ thông tin và tự động hóa vào công tác lai tạo giống, canh tác và bảo quản, chế biên nông sản. Đồng thời, tỉnh Long An còn tập trung đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, phấn đấu nâng tỷ lệ đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ ngành nông-lâm-thủy sản đến năm 2020 lên 10%. Tỉnh đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các viện, trường đại học, gắn kết với các tỉnh, thành phố có điều kiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nghiên cứu, đào tạo, chuyển giao khoa học công nghệ, nhất là đào tạo chuyên gia về lĩnh vực công nghệ sinh học và chế biến nông-lâm-thủy sản.
Thu hoạch lúa bằng máy trên cánh đồng lớn tại ấp Gò Gòn, xã Hưng Thạnh, huyện Tân Hưng (Long An). Ảnh: nhandan.com.vn |
Cùng với đó, tỉnh đẩy mạnh thu hút các nguồn lực đầu tư, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ nông nghiệp, nhất là hệ thống giao thông, điện, thủy lợi nội đồng, đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa, vận chuyển hàng hóa, máy móc, trang thiết bị, nông sản hàng hóa được thuận lợi.
Tỉnh ưu tiên lựa chọn công nghệ phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, có khả năng nhân rộng, đảm bảo hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân; trong đó, ưu tiên về công nghệ sinh học, công nghệ thâm canh, chế biến, công nghệ thông tin và tự động hóa. Nguồn lực nhà nước chỉ đầu tư xây dựng mô hình thí điểm ban đầu và hỗ trợ một phần kinh phí triển khai nhân rộng thành vùng sản xuất.
Để phát phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, tỉnh đã đưa ra nhiều cơ chế khuyến khích thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư. Trong đó, quan tâm đến các chính sách đối với các doanh nghiệp đầu tàu, ngành, sản phẩm chủ lực, tạo điều kiện dẫn dắt, thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tỉnh hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tham gia chuỗi giá trị các trang thiết bị cần thiết thực hiện kiểm định nhanh tại hiện trường để tự giám sát chỉ tiêu về an toàn thực phẩm, thiết kế bao bì, tem nhận diện sản phẩm, quảng bá và truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
Long An đang đẩy nhanh tiến độ xây dựng Trung tâm công nghệ sinh học Đồng Tháp Mười để làm đầu mối cung cấp dịch vụ ươm công nghệ mới trong lĩnh vực công nghệ sinh học và đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho nghiên cứu ứng dụng, tiếp nhận, chuyển giao công nghệ cao, sản phẩm công nghệ cao trên lĩnh vực giống cây trồng và vật nuôi, bao gồm yêu cầu xây dựng hệ thống vệ tinh sản xuất nhân giống trong dân.
Tỉnh hỗ trợ hình thành và nâng cao vai trò một số doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Trong đó, ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ như: Công nghệ xử lý hơi nước nóng, sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản, công nghệ bao gói khí quyển kiểm soát, công nghệ sinh học và vi sinh sản xuất chế phẩm sinh học và các chất tạo màu, ứng dụng công nghệ thông tin và công nghệ tự động hóa sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thành lập một số khu nông nghiệp công nghệ cao đầu tư đi vào hoạt động trên địa bàn huyện Đức Huệ, Cần Giuộc và thành phố Tân An…; hỗ trợ hình thành từ 1 đến 2 cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao và hỗ trợ sản phẩm công nghệ cao...
Trần Hữu Hiếu