Những ngôi nhà sàn xây bằng đá ở xóm Bản Gun - Khuổi Ky, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) |
Bản Gun - Khuổi Ky thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) là ngôi làng người Tày cách trung tâm huyện hơn 20 km. Ngay bên tỉnh lộ 206, những ngôi nhà được xây dựng chủ yếu bằng đá nằm nép mình dưới những dãy núi tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp. Những ai có dịp ghé thăm không khỏi ngỡ ngàng và yêu thích bởi nét độc đáo trong cấu trúc của những ngôi nhà xây bằng đá nơi đây.
Ông Nông Ích Đạt, dân tộc Tày, Trưởng xóm Bản Gun - Khuổi Ky cho biết: Nhà đá là loại hình kiến trúc văn hóa độc đáo và phổ biến của người Tày, Nùng ở đây. Nhà đá của người Tày, Nùng chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế của từng hộ có thể xây dựng rộng từ 3 - 5 gian. Mỗi ngôi nhà mang một nét văn hóa riêng. Từ khai thác và gia công đá là một công việc khó khăn, nặng nhọc, thợ xây phải có tay nghề cao, đá chọn để xây nhà phải tốt, không bị phong hóa, nứt nẻ, có 3 mặt vuông vắn... Trong quá trình xây dựng một ngôi nhà đá quan trọng nhất là khâu đặt góc. Vì vậy, khi đặt góc phải là những thợ lành nghề lâu năm có kinh nghiệm. Hiện nay, cả xóm có 13 căn nhà sàn bằng đá.
Ngôi nhà xây bằng đá của gia đình ông Nông Văn Ngôi, xóm Khuổi Ky, ngôi nhà đã trải qua nhiều thế hệ nhưng vẫn lưu giữ được những nét nguyên bản. Ngay từ đường làng dẫn vào ngôi nhà ông Ngôi là con đường được lát bằng đá, dài gần 90 m. Ngôi nhà của ông Ngôi được xây dựng 3 gian, 2 mái bằng đá. Lối lên nhà là những bậc đá nay đã phủ rêu xanh, cổ kính. Ông Ngôi chia sẻ: Ngôi nhà này được xây dựng từ năm 1940. Tường xây bằng đá dày 40 cm, còn cột kèo đến sàn nhà là gỗ. Ngôi nhà được chia làm 3 gian, gian chính giữa dùng để tiếp khách và thờ cúng tổ tiên; 2 bên là các phòng ngủ, bếp được đặt ở vị trí cuối gian nhà. Trên bếp có gác bếp để chứa các loại hạt giống và những đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Trước đây gầm sàn thường để nhốt trâu, bò, lợn, gà nhưng hiện nay gầm sàn thông thoáng và để chứa những dụng cụ phục vụ canh tác, sinh hoạt đời sống của gia đình.
Rời những ngôi nhà đá bình dị ở xóm Khuổi Ky, theo dọc tuyến đường biên giới chúng tôi đến xóm Lũng Phjô, xã Lý Quốc (Hạ Lang), ngôi làng nằm ngay đường vành đai bao quanh là bạt ngàn núi đá. Hiện nay, xóm còn lưu giữ 5 ngôi nhà được xây dựng bằng đá trước năm 1945. Theo các cụ trong làng kể lại: Trước đây, một số ngôi nhà đá có thiết kế đủ rộng cho cả xóm để tránh thổ phỉ, còn cửa chính được làm bằng gỗ nghiến dày 5 cm có then cài. Bên trong mỗi ngôi nhà đều có những lỗ nhỏ quan sát được phía bên ngoài. Ông Nông Văn Tinh, dân tộc Tày là chủ nhân ngôi nhà đá được xây dựng từ trước năm 1945 chia sẻ: Ngôi nhà này được xây dựng từ thời các cụ, trải qua nhiều thế hệ vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện cuộc sống mới, gia đình tôi đã cơi nới, tu sửa lại ngôi nhà để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong gia đình.
Ông Nông Ích Đạt, dân tộc Tày, Trưởng xóm Bản Gun - Khuổi Ky cho biết: Nhà đá là loại hình kiến trúc văn hóa độc đáo và phổ biến của người Tày, Nùng ở đây. Nhà đá của người Tày, Nùng chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế của từng hộ có thể xây dựng rộng từ 3 - 5 gian. Mỗi ngôi nhà mang một nét văn hóa riêng. Từ khai thác và gia công đá là một công việc khó khăn, nặng nhọc, thợ xây phải có tay nghề cao, đá chọn để xây nhà phải tốt, không bị phong hóa, nứt nẻ, có 3 mặt vuông vắn... Trong quá trình xây dựng một ngôi nhà đá quan trọng nhất là khâu đặt góc. Vì vậy, khi đặt góc phải là những thợ lành nghề lâu năm có kinh nghiệm. Hiện nay, cả xóm có 13 căn nhà sàn bằng đá.
Ngôi nhà xây bằng đá của gia đình ông Nông Văn Ngôi, xóm Khuổi Ky, ngôi nhà đã trải qua nhiều thế hệ nhưng vẫn lưu giữ được những nét nguyên bản. Ngay từ đường làng dẫn vào ngôi nhà ông Ngôi là con đường được lát bằng đá, dài gần 90 m. Ngôi nhà của ông Ngôi được xây dựng 3 gian, 2 mái bằng đá. Lối lên nhà là những bậc đá nay đã phủ rêu xanh, cổ kính. Ông Ngôi chia sẻ: Ngôi nhà này được xây dựng từ năm 1940. Tường xây bằng đá dày 40 cm, còn cột kèo đến sàn nhà là gỗ. Ngôi nhà được chia làm 3 gian, gian chính giữa dùng để tiếp khách và thờ cúng tổ tiên; 2 bên là các phòng ngủ, bếp được đặt ở vị trí cuối gian nhà. Trên bếp có gác bếp để chứa các loại hạt giống và những đồ dùng phục vụ nhu cầu sinh hoạt. Trước đây gầm sàn thường để nhốt trâu, bò, lợn, gà nhưng hiện nay gầm sàn thông thoáng và để chứa những dụng cụ phục vụ canh tác, sinh hoạt đời sống của gia đình.
Rời những ngôi nhà đá bình dị ở xóm Khuổi Ky, theo dọc tuyến đường biên giới chúng tôi đến xóm Lũng Phjô, xã Lý Quốc (Hạ Lang), ngôi làng nằm ngay đường vành đai bao quanh là bạt ngàn núi đá. Hiện nay, xóm còn lưu giữ 5 ngôi nhà được xây dựng bằng đá trước năm 1945. Theo các cụ trong làng kể lại: Trước đây, một số ngôi nhà đá có thiết kế đủ rộng cho cả xóm để tránh thổ phỉ, còn cửa chính được làm bằng gỗ nghiến dày 5 cm có then cài. Bên trong mỗi ngôi nhà đều có những lỗ nhỏ quan sát được phía bên ngoài. Ông Nông Văn Tinh, dân tộc Tày là chủ nhân ngôi nhà đá được xây dựng từ trước năm 1945 chia sẻ: Ngôi nhà này được xây dựng từ thời các cụ, trải qua nhiều thế hệ vẫn giữ nguyên kiến trúc ban đầu. Tuy nhiên, để phù hợp với điều kiện cuộc sống mới, gia đình tôi đã cơi nới, tu sửa lại ngôi nhà để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt trong gia đình.
Hàng rào đá trên địa bàn huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) |
Nét độc đáo của làng người Tày Cao Bằng đó là không gian xung quanh nhà và nương rẫy trong xóm, làng thường được xếp các hàng rào bằng đá. Để có được hàng rào đá, bà con phải mất nhiều tháng để lấy những viên đá có kích cỡ lớn, nhỏ khác nhau, kỳ công xếp nên bức tường bao kiên cố mang nét đẹp riêng của vùng cao.
Hiện nay, đời sống ngày càng phát triển, bên cạnh những ngôi nhà cao tầng mái ngói, mái bằng hiện đại, vẫn còn một số xóm, làng người Tày, Nùng ở Cao Bằng duy trì những ngôi nhà đá được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Người dân vẫn không ngừng sáng tạo để cải tiến những ngôi nhà đá truyền thống của mình cho phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Hiện nay, đời sống ngày càng phát triển, bên cạnh những ngôi nhà cao tầng mái ngói, mái bằng hiện đại, vẫn còn một số xóm, làng người Tày, Nùng ở Cao Bằng duy trì những ngôi nhà đá được lưu giữ qua nhiều thế hệ. Người dân vẫn không ngừng sáng tạo để cải tiến những ngôi nhà đá truyền thống của mình cho phù hợp với điều kiện tự nhiên cũng như gìn giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Theo baocaobang.vn