Dân tộc Nùng

Tin liên quan

Độc đáo tục mừng lúa mới của tộc người Nùng và Bố Y ở Hoàng Su Phì

Hàng năm, vào cuối tháng 8 đến giữa tháng 9 âm lịch, khi những sóng lúa trên các thửa ruộng bậc thang vào độ chín vàng, đồng bào dân tộc Nùng huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) lại nô nức chuẩn bị đón Tết “kin khẩu mấu” (Lễ mừng lúa mới). Đây là nghi lễ nông nghiệp quan trọng của người Nùng, vừa chứa đựng ý nghĩa tâm linh sâu sắc lại mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.


Sự tích Lễ cúng thần rừng của người Nùng Hoàng Su Phì

Người Nùng có lịch sử sinh sống lâu đời tại Hà Giang, tập trung nhiều ở các huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Quản Bạ, Vị Xuyên. Mặc dù sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc, vùng miền diễn ra ngày càng phổ biến, dân tộc Nùng vẫn gìn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng cũng như phong tục tập quán truyền thống; trong đó, độc đáo nhất phải kể đến Lễ cúng thần rừng.


Độc đáo Tết So lọc của người Tày, Nùng

Tết mùng 6 tháng 6 âm lịch hay còn gọi là Tết So lọc của người Tày, Nùng ở xã Ea Wy, huyện Ea H'leo (Đắk Lắk) là một trong những nét đẹp văn hóa truyền thống mà dù cho xa quê đã nhiều năm qua nhưng người dân nơi đây vẫn còn lưu giữ.


Lễ mừng lúa mới của người Tày, Nùng

Khi những đồng lúa bắt đầu ngả vàng cũng là lúc đồng bào dân tộc Tày, Nùng huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng nô nức chuẩn bị đón Tết "kin khẩu mấư" (lễ mừng lúa mới, mừng cơm mới). Lễ mừng lúa mới là phong tục có từ lâu đời mang đậm nét đẹp văn hóa của người dân nơi đây.


Một số nét về đời sống văn hóa của người Nùng ở Cao Bằng

Cao Bằng có 8 dân tộc chủ yếu sinh sống trên địa bàn, gồm: Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chay (Sán Chỉ), Lô Lô, Kinh, Hoa. Trong đó, cư dân Nùng đứng thứ hai trong tổng số dân trên địa bàn toàn tỉnh. Người Nùng có nhiều ngành tộc nhất và đa dạng phong phú bản sắc văn hóa trong sự thống nhất chung của cộng đồng các dân tộc Cao Bằng.


Độc đáo chiếc mũ của trẻ em Nùng An

Không sặc sỡ, rực rỡ với nhiều sắc màu, họa tiết như trang phục của các dân tộc khác, người Nùng An, xã Phúc Sen, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng lại có bộ trang phục hết sức giản dị, chân phương. Một trong những nét độc đáo nhất trong thiết kế bộ trang phục của dân tộc Nùng mà ít dân tộc nào có được, đó là chiếc mũ của trẻ em.


Những ngôi nhà đất của người Nùng Phàn Slình Lạng Sơn thời nay

Về nguồn gốc của những ngôi nhà đất, ông Lý Văn Ỏn, dân tộc Nùng, sinh năm 1932, tại bản Nà Lẹng, thôn Nà Lệnh, xã Thạch Đạn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn cho biết: “Chẳng biết những ngôi nhà đất đã có từ bao giờ, lúc tôi còn nhỏ đã nghe các cụ kể rằng nhà đất có từ lâu lắm rồi”.


Tái hiện Lễ cưới của người Nùng

Ngày 1/9, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Nùng đến từ tỉnh Lạng Sơn đã tái hiện Lễ cưới của dân tộc mình, thể hiện nét văn hóa truyền thống độc đáo qua các nghi thức, nghi lễ.


Giấy bản của người Nùng ở Quảng Uyên "đắt hàng"

Từ giáp Tết tới qua tiết Thanh minh là người Nùng ở xóm Dìa Trên (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) bước vào mùa cao điểm bán giấy bản. Người ở nhà làm có khi không đủ để bán tại các phiên chợ trong vùng hay gửi ra cả thành phố.


Độc đáo sắc chàm trên trang phục người Nùng

Không sặc sỡ nhiều màu sắc, trang phục người Nùng chỉ duy nhất một sắc chàm với những đường nét đơn giản mà rất hài hòa. Dù ở bất cứ nơi đâu, nét đẹp văn hóa trong trang phục của người Nùng vẫn được họ gìn giữ và phát huy.


Phong tục đón Tết của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Hằng năm, khi vạn vật sinh sôi, nảy nở báo hiệu một mùa xuân tới cũng là lúc các dân tộc Tày, Nùng đón năm mới. Phong tục đón Tết của người Tày, Nùng ở Cao Bằng độc đáo và đầy ý nghĩa mang đậm bản sắc dân tộc.


Độc đáo nghề làm giấy bản của người Nùng An

Cao Bằng có nhiều nghề truyền thống độc đáo và mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, như: rèn, dệt thổ cẩm, hương, ngói máng... Trong đó, xóm Lũng Ỏ, xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) được nhiều người biết đến bởi nghề làm giấy bản (tiếng Nùng là chỉa sla).


Độc đáo nghề đan nón lá của dân tộc Nùng

Với người dân tộc Nùng ở huyện Quảng Uyên (Cao Bằng) chiếc nón lá là vật dụng không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Dù không còn phát triển như xưa, nhưng nghề làm nón lá của người dân tộc Nùng nơi đây vẫn còn tồn tại và được giữ gìn.


Người Nùng và "tập tục trọng vợ"

Hai huyện miền núi phía Tây: Xín Mần và Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang)là nơi cư trú đông nhất của người Nùng. Người Nùng sống ở đây thành cộng đồng, lương thực chủ yếu là gạo nên từ lâu họ đã biết dựa vào các triền dốc, làm ruộng bậc thang để cấy lúa. Âm ngữ của người Nùng tại đây gần giống với tiếng dân tộc Tày nhưng hơi nặng hơn. Vì vậy nhiều nơi ở đây còn gọi người Nùng là người Tày đen.


Trang phục phụ nữ Nùng Dín

Dân tộc Nùng Dín sống rải rác ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Tại Lào Cai, dân tộc này sống chủ yếu ở huyện Mường Khương và một số huyện như: Si Ma Cai, Bắc Hà. Họ có những bản sắc văn hóa riêng nhưng nổi bật là bộ trang phục của chị em phụ nữ.


Dân ca hát ru và Dá hai Tày, Nùng

Hát ru ứ nọng nòn, vén nọng nèn; “nòn” hay “nèn” đều đồng nghĩa là ngủ, nhưng “nèn” biểu hiện sự trìu mến thân thương, ngôn ngữ phù hợp với tính cách ngộ nghĩnh, trong trẻo của trẻ thơ. Đây là thể loại dân ca phổ biến khắp nơi có dân tộc Tày- Nùng cư trú. Nội dung các bài hát ru cơ bản giống nhau, nhưng giai điệu, cách hát của mỗi miền quê có sự khác nhau đã làm cho hát ru thêm phong phú sinh động.


Nét đẹp tết Rằm tháng Bảy của người Tày, Nùng

Tết Rằm tháng Bảy (còn gọi là Tết “Pây Tái” hoặc “Pây chường Tái”) của người Tày, người Nùng ở Cao Bằng ngoài ý nghĩa thờ cúng tổ tiên, còn là dịp để gia đình, dòng họ sum họp, con cái thể hiện lòng biết ơn đối với cha mẹ.


Trò chơi đẩy gậy của người Nùng

Đẩy gậy vừa là trò chơi dân gian, vừa là môn thể thao truyền thống, thường được tổ chức vào dịp đầu Xuân, trong những ngày Tết, dịp lễ hội, các ngày hội văn hóa, thể thao.


Nét hài hòa, tinh tế trong trang phục dân tộc Nùng

Với bàn tay khéo léo, các chị em phụ nữ dân tộc Nùng đã tự làm cho mình những bộ trang phục bằng vải nhuộm chàm với những đường nét đơn giản mà lại rất hài hòa. Nét độc đáo trên trang phục của dân tộc này là hoa văn không cầu kỳ mà thiên về tạo dáng.


Nét đẹp nhà sàn của người Tày - Nùng ở Cao Bằng

So với nhà sàn của một số dân tộc, nhà sàn của người Tày - Nùng có nét độc đáo và mang vẻ đẹp riêng. Kiến trúc nhà sàn của người Tày - Nùng tại huyện Quảng Uyên thể hiện truyền thống văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán và điều kiện sinh hoạt, sản xuất... được nhân dân địa phương lưu giữ trong cộng đồng.


Kinh nghiệm sản xuất của người Tày, Nùng xưa

Thời xa xưa, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, nhân dân trồng trọt chủ yếu dựa vào những kinh nghiệm được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong khâu chọn giống, làm đất, thời tiết, thời gian gieo cấy các loại cây trồng...


Độc đáo nhà xây đá của người Tày, Nùng ở Cao Bằng

Đến với Cao Bằng, đặc biệt là các huyện miền Đông của tỉnh, bên cạnh những ngôi nhà có kiến trúc hiện đại là những ngôi nhà đá truyền thống tại một số xóm, làng người Tày, Nùng với kiến trúc độc đáo, ấm về mùa đông và mát về mùa hè.


Giản dị trang phục của người Nùng An

Có thể nói trang phục các dân tộc thiểu số Việt Nam là một bức tranh đa dạng về màu sắc. Nếu như những chàng trai cô gái người Mông, Dao nổi bật trong các trang phục rực rỡ về màu sắc, cầu kì về chi tiết thì trang phục của người Nùng An lại hết sức giản dị và chân phương.


Người dân bản Nùng thờ chó đá

Quan niệm chó là vật linh thiêng luôn đem lại may mắn, tiếng sủa có thế xua đuổi tà ma, người Nùng ở Cao Bằng thờ chó đá. Bà con gọi chó đá với những cái tên kính cẩn như "Quan lớn Hoàng Thạch", "cụ Thạch" và đem thờ cúng trước cửa nhà.


Phong tục ăn Tết của người Nùng Lạng Sơn

Dân tộc Nùng ở huyện Văn Quan cũng như các huyện khác của tỉnh Lạng Sơn đều có cách thức ăn Tết tương đối giống nhau. Nhìn chung quan niệm Tết của người Nùng cũng gần giống như người Kinh. Họ chuẩn bị Tết khá kĩ lưỡng.



Đề xuất