Ngày 7/3, tại thành phố Nha Trang, UBND tỉnh Khánh Hòa tổ chức lễ công bố và phát động triển khai Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển kinh tế biển bền vững; đồng thời, khẳng định vị thế tiên phong của tỉnh trong lĩnh vực nuôi biển công nghệ cao.
Chiều 17/1, Công ty cổ phần Mebi Farm đã tổ chức khánh thành đưa Khu chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao Mebi Farm (xã Tân Thắng, huyện Hàm Tân, Bình Thuận) vào hoạt động. Đây cũng là dự án chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao quy mô lớn nhất tỉnh Bình Thuận hiện nay.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang Trần Hoàng Nhật Nam đánh giá, Dự án “Vùng sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao giai đoạn 2018 - 2020 và định hướng năm 2025” được triển khai trên địa bàn đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn, góp phần ứng dụng rộng rãi khoa học công nghệ nhằm tăng năng suất, sản lượng lúa, tăng thêm giá trị gia tăng và thu nhập cho nông dân so với sản xuất truyền thống, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, thích ứng biến đổi khí hậu vừa bảo vệ môi sinh, môi trường.
Dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng nhiều nhà vườn trồng hoa công nghệ cao tại Lâm Đồng đã rộn ràng vào vụ hoa Tết sớm, đặc biệt đối với các đơn vị trồng hoa chậu cao cấp.
Tỉnh Ninh Bình đã và đang áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những đột phá trong công nghệ nuôi tôm đã từng bước đối phó với biến đổi khí hậu, kiểm soát dịch bệnh, cho tỷ lệ thành công cao.
Tỉnh Yên Bái từng bước ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông sản nhằm tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng, bảo vệ môi trường sinh thái, giúp nông dân chủ động trong sản xuất, khắc phục tính mùa vụ, tăng hiệu quả kinh tế, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, đáp ứng nhu cầu thị trường về chất lượng nông sản.
Sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình tiếp tục có những bước tiến vững chắc, ổn định từ việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất. Qua đó, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm, nâng mức thu nhập, ổn định kinh tế cho thành viên hợp tác xã và người lao động.
Một công ty chuyên về lĩnh vực công nghệ cao ở Italy đã tiến hành thử nghiệm hoạt động của tàu đệm từ trường cao tốc trên một hệ thống đường ray hiện có. Khi được ứng dụng rộng rãi, công nghệ vận hành phương tiện vận chuyển dựa trên lực từ trường này có thể giúp giảm chi phí bảo trì đồng thời sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Để thích ứng với những ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến sản xuất, nông dân vùng biển tại Bến Tre ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế khả quan, bền vững.
Tại Sóc Trăng, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng thông tin, năm 2024 tỉnh đề ra kế hoạch giữ vững diện tích nuôi trồng thủy sản tương đương năm 2023. Thời gian thả giống sẽ bắt đầu từ ngày 10/1/2024, dự kiến kết thúc 30/9/2024; trong đó, đối với tôm thẻ chân trắng bắt đầu thả giống từ ngày 10/1- 30/9/2024, tôm sú từ 15/3- 30/9/2024.
Để hiện thực hóa mục tiêu phát triển, sớm đưa tỉnh trở thành Trung tâm sản xuất tôm giống chất lượng cao của cả nước, tỉnh Ninh Thuận đã quyết định phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2000) vùng sản xuất giống thủy sản ứng dụng công nghệ cao tại xã An Hải (huyện Ninh Phước) với diện tích 168 ha. Đồng thời quyết định công nhận vùng sản xuất tôm giống bố mẹ ứng dụng công nghệ cao tại Sơn Hải, xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) giai đoạn 2021-2030, với diện tích 37,7 ha.
Ngày 12/11, tại Trung tâm Văn hóa Hội nghị tỉnh Sóc Trăng, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi Tọa đàm “Nông nghiệp Công nghệ cao - Cơ hội và thách thức”.
Để tạo sự đột phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, tỉnh Ninh Thuận đang tập trung xây dựng, chuyển giao và nhân rộng nhiều mô hình ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, chế biến và kinh doanh nông sản nhằm tạo ra hàng hóa chất lượng đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và hướng đến xuất khẩu.
Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm), sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ. Nhờ ham học hỏi cùng tinh thần không bỏ cuộc, ông đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn giúp thu lợi nhuận từ 30-50 tỷ đồng/năm.
Với người dân vùng ven biển huyện Đông Hải (Bạc Liêu), chị Nguyễn Thanh Thủy - Giám đốc doanh nghiệp thủy sản Thanh Thủy không chỉ là một nông dân sản xuất giỏi mà còn có tấm lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Tại cuộc họp báo thông tin về công tác tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2023 chiều 29/6, nhiều nội dung “nóng” liên quan đến công tác ra đề thi; phòng, chống gian lận công nghệ cao… đã được đại diện Ban Chỉ đạo kỳ thi cấp quốc gia giải đáp.
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Nguyễn Minh Cảnh, địa phương đang đẩy mạnh khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển ngành tôm trở thành một ngành sản xuất hàng hóa, theo hướng hợp tác liên kết chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến tiêu thụ, gắn với xây dựng thương hiệu và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nhằm nâng cao hiệu quả tối ưu cho sản phẩm thủy sản của tỉnh.
Sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghệ cao đang là hướng phát triển kinh tế của bà con nông dân tỉnh Vĩnh Long. Không chỉ giúp nâng cao hiệu quả sản xuất, ổn định thu nhập, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn góp phần tạo thương hiệu cho các mặt hàng nông sản địa phương…
Ngày 24/5, UBND tỉnh Khánh Hoà đã chính thức triển khai hạ thuỷ mô hình lồng HDPE nuôi biển xuống khu vực biển hở tại xã Cam Lập, thành phố Cam Ranh, cách đất liền khoảng 7 hải lý và phát động Chương trình thí điểm nuôi biển công nghệ cao.
Nằm ven biển Gò Công, huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có khoảng 8.900 ha đất trồng lúa năng suất cáo với sản lượng mỗi năm đạt trên 110.000 tấn lúa hàng hóa tiêu dùng và xuất khẩu.
Những năm qua, tỉnh Sơn La đã thực hiện đồng bộ các giải pháp hỗ trợ và khuyến khích sản xuất nông nghiệp gắn với ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, thu hút các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân đầu tư ứng dụng công nghệ vào trồng trọt, chăn nuôi, lai tạo các giống mới cho năng suất, chất lượng, tạo ra sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.
Tỉnh Ninh Thuận tập trung khuyến khích, hỗ trợ các cơ sở, doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản để nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng sản phẩm, góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững.
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh đã hình thành nhiều mô hình kinh tế trang trại ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất. Từ việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã đem lại lợi nhuận cao, góp phần lớn vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại các địa phương, khai thác, sử dụng có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh về đất đai, lao động, tạo ra sự liên kết trong sản xuất, chủ động tiếp cận thị trường, tiêu thụ sản phẩm.
Sau 5 năm (2015 - 2020) thực hiện chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, Sơn La đã vươn lên trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc với thu nhập của không ít hộ đồng bào dân tộc lên đến cả tỷ đồng/ha. Tiếp tục phát huy thế mạnh địa phương, tỉnh đặt mục tiêu trở thành trung tâm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của vùng Tây Bắc…
Theo ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, là tỉnh có thế mạnh phát triển kinh tế nông nghiệp mà chủ lực là cây lúa và con tôm, trong những năm qua, Sóc Trăng đã đạt nhiều kết quả tích cực. Phát huy thế mạnh về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, người dân đã tích lũy nhiều kinh nghiệm trong nuôi trồng thủy sản. Qua đó diện tích nuôi thủy sản ngày càng mở rộng, năm 2021 đạt 76.530 ha, trong đó, diện tích nuôi tôm nước lợ 53.000 ha, tập trung ở các huyện Trần Đề, Cù Lao Dung, Mỹ Xuyên, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu.
Thanh niên "xứ dừa" Bến Tre đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm nông nghiệp và thu nhập cho nông dân.
Với lợi thế diện tích đất tự nhiên lớn thứ hai cả nước với hơn 15.500 km2, tỉnh Gia Lai có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều vùng chuyên canh cây trồng, chăn nuôi. Thời gian gần đây, nhiều dự án chăn nuôi công nghệ cao đã được các nhà đầu tư xây dựng trên địa bàn cho thấy, Gia Lai là một vùng đất còn nhiều tiềm năng để thu hút thêm các dự án mới.
Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất chăn nuôi đang là hướng đi mang lại nhiều giá trị kinh tế cao cho người nông dân tại huyện Lạc Thủy. Từ những tư duy mới, sáng tạo áp dụng hiệu quả vào chăn nuôi, những nông dân chân lấm, tay bùn, nghèo khó của huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình đã từng bước có nhiều đột phá, phát triển kinh tế gia đình, làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Họ trở thành tấm gương sáng trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình.
Để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông thôn; thu hút đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, UBND tỉnh Ninh Thuận trích kinh phí hơn 9,4 tỷ đồng để hỗ trợ các huyện, thành phố trong tỉnh phát triển nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ thu hút đầu tư nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Vùng đất Ninh Thuận vốn sở hữu thời tiết đầy nắng và gió, gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Thế nhưng cũng chính điều kiện thời tiết này lại tạo điều kiện thuận lợi cho cây nho phát triển. Dựa trên thế mạnh của vùng đất đối với cây nho, tỉnh Ninh Thuận đã phát huy lợi thế, sẵn sàng ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và chế biến nho, xây dựng thương hiệu nho Ninh Thuận để tăng cạnh tranh với các thị trường.