Sóc Trăng nhân rộng mô hình nuôi tôm theo công nghệ cao

Tại Sóc Trăng, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng thông tin, năm 2024 tỉnh đề ra kế hoạch giữ vững diện tích nuôi trồng thủy sản tương đương năm 2023. Thời gian thả giống sẽ bắt đầu từ ngày 10/1/2024, dự kiến kết thúc 30/9/2024; trong đó, đối với tôm thẻ chân trắng bắt đầu thả giống từ ngày 10/1- 30/9/2024, tôm sú từ 15/3- 30/9/2024.

vna_potal_tim_giai_phap_cho_con_tom_viet_2024_7160757.jpeg
Nuôi tôm công nghệ cao tuần hoàn, an toàn cho môi trường, đáp ứng các tiêu chí xuất khẩu. Ảnh: Hồng Nhung - TTXVN

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng cho biết, tỉnh đẩy mạnh mô hình nuôi tôm theo công nghệ cao, quản lý chặt chẽ nguồn giống, thức ăn nâng cao chất lượng, tăng giá trị sản xuất, gia tăng lợi nhuận cho người nuôi cũng như doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, để giá trị xuất khẩu tôm giữ vững và phát triển ở mức tỷ USD trong năm 2024.

Theo lãnh đạo Cục Thủy sản, giai đoạn 2010-2023, Việt Nam có diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 644.000 -737.000 ha, xuất khẩu tôm đến khoảng 100 quốc gia với 5 thị trưởng lớn như: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc... Từ đó đưa Việt Nam trở thành nước cung cấp tôm đứng thứ hai thế giới với giá trị xuất khẩu chiếm 13-14% tổng giá trị xuất khẩu tôm của toàn thế giới.Tuy nhiên, ngành tôm vẫn còn một số khó khăn nhất định như, hộ nuôi ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ còn thấp (đạt 18,9% tổng diện tích thả nuôi), chưa chủ động nguồn giống (phụ thuộc nguồn tự nhiên), liên kết trong chuỗi sản xuất tôm còn lỏng lẻo và giá thành sản xuất cao, năng lực cạnh tranh thấp.Ông Trần Đình Luân, Cục trưởng Cục Thủy sản cho biết, để ngành tôm Việt Nam phát triển trong thời gian tới, các địa phương cần tổ chức lại sản xuất nhằm giảm diện tích nuôi nhỏ lẻ; ứng dụng các quy trình kỹ thuật để giảm chi phí sản xuất, từ đó nâng cao được tính cạnh tranh sản phẩm tôm Việt Nam với các nước.Cùng với đó, cơ quan quản lý Nhà nước cần quản lý chặt chẽ con giống, đảm bảo con giống sạch bệnh, tuân thủ các quy định của pháp luật; kiểm soát tốt chất lượng thức ăn, giá thức ăn, triển khai các hình thức sản xuất giúp người nuôi tôm đạt hiệu quả.Theo lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng ,vụ tôm nuôi nước lợ năm 2023 của tỉnh Sóc Trăng gặp rất nhiều khó khăn, thách thức trước nhưng sản lượng tăng 9% so với cùng kỳ năm trước đóng góp khá nhiều vào kim ngạch xuất khẩu tôm của cả nước.

Cụ thể, sản lượng tôm nuôi ước đạt 206.334 tấn (tôm thẻ chân trắng 184.752 tấn, tôm sú 21.582 tấn), đạt 99,8%, tăng 9% so với năm trước (tương đương trên 9.000 tấn), tỷ lệ thiệt hại được khống chế ở mức dưới 4,4%, giảm 0,9% so với năm trước. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm của tỉnh Sóc Trăng đạt khoảng 950 triệu USD, chiếm hơn 20% giá trị kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước.

Trước đó, tỉnh đã thả nuôi tôm nước lợi trên địa bàn toàn tỉnh với diện tích trên 53.551 ha; trong đó, tôm thẻ chân trắng 40.071 ha và tôm sú 13.440 ha, vượt 4,9% so với kế hoạch của tỉnh.

Tuấn Phi

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm