Tỉnh Ninh Bình đã và đang áp dụng khoa học công nghệ trong nuôi tôm góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, hạn chế ô nhiễm môi trường. Những đột phá trong công nghệ nuôi tôm đã từng bước đối phó với biến đổi khí hậu, kiểm soát dịch bệnh, cho tỷ lệ thành công cao.
Là huyện cù lao nhiễm mặn nằm ở hạ lưu sông Tiền, điều kiện thiên nhiên ở Tân Phú Đông, Tiền Giang rất khắc nghiệt, mỗi năm phải chịu từ 6 đến 9 tháng nhiễm mặn, trồng trọt và chăn nuôi đều gặp khó khăn.
Ngày 23/2, tại tỉnh Bạc Liêu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển tôm nước lợ năm 2024. Chủ trì hội nghị có Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến và Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều.
Ngày 21/2, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử cùng Đoàn công tác đến khảo sát triển khai nhân rộng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm siêu thâm canh 3 giai đoạn bằng công nghệ tuần hoàn ít thay nước và an toàn sinh học tại ấp Rau Dừa B, xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước.
Tại Sóc Trăng, lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sóc Trăng thông tin, năm 2024 tỉnh đề ra kế hoạch giữ vững diện tích nuôi trồng thủy sản tương đương năm 2023. Thời gian thả giống sẽ bắt đầu từ ngày 10/1/2024, dự kiến kết thúc 30/9/2024; trong đó, đối với tôm thẻ chân trắng bắt đầu thả giống từ ngày 10/1- 30/9/2024, tôm sú từ 15/3- 30/9/2024.
Với lợi thế gần 42 km bờ biển, có các cửa lạch Bạng, lạch Ghép và vụng Nghi Sơn, nên cùng với phát triển nghề khai thác hải sản, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, cùng với diện tích nuôi tôm đã được quy hoạch, hiện nay, trên địa bàn thị xã vẫn còn tồn những khu nuôi tôm tự phát trái phép. Mặc dù chính quyền địa phương đã có những giải pháp xử lý, nhưng đến nay vẫn chưa giải quyết dứt điểm tình trạng này; gây ra nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn.
Ngành nông nghiệp huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh khuyến khích và hỗ trợ kỹ thuật cho các hộ nuôi tôm trên địa bàn nhân rộng mô hình nuôi cá rô phi GenoMar luân canh trong ao nuôi tôm. Đây là mô hình vừa được Trung tâm Kỹ thuật dịch vụ nông nghiệp huyện Cầu Ngang hỗ trợ thực hiện thí điểm thành công tại hộ ông Võ Xuân Mai, ấp La Bang, xã Long Sơn.
Ông Lê Văn Sấm (Ba Sấm), sinh năm 1958, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) từng thất bại với nghề nuôi tôm, thua lỗ có lúc phải bán đất để trả nợ. Nhờ ham học hỏi cùng tinh thần không bỏ cuộc, ông đã ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, áp dụng mô hình nuôi tôm công nghệ cao nhiều giai đoạn giúp thu lợi nhuận từ 30-50 tỷ đồng/năm.
Với người dân vùng ven biển huyện Đông Hải (Bạc Liêu), chị Nguyễn Thanh Thủy - Giám đốc doanh nghiệp thủy sản Thanh Thủy không chỉ là một nông dân sản xuất giỏi mà còn có tấm lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn.
Trước tình hình giá tôm thương phẩm xuống thấp, người dân "treo" ao, không tái vụ nuôi, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh khuyến khích nông dân nuôi tôm thâm canh nên thả tôm giống nuôi rải vụ, không tập trung trên toàn bộ số lượng ao nuôi.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân vùng ven biển mạnh dạn đầu tư mở rộng diện tích nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh mật độ cao an toàn thông qua việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường.
Theo Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre Trần Ngọc Tam, việc phát triển nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt kết quả khả quan, diện tích nuôi ở các huyện ven biển ngày càng được mở rộng, người nuôi thu lợi nhuận cao.
Hơn tuần nay, diện tích tôm nuôi ở vùng nước mặn và lợ của nông dân trong tỉnh Trà Vinh tiếp tục bị thiệt hại do thời tiết diễn biến xấu, ngày nắng nóng gay gắt, đêm lạnh gây biến động xấu môi trường nước trên các sông và trong ao nuôi tôm.
Năm 2022, Kiên Giang có 10 huyện, thành phố thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa kém hiệu quả với tổng diện tích hơn 4.480 ha, đạt 87,5% kế hoạch; trong đó, chuyển đổi sang trồng cây hàng năm hơn 264 ha, cây lâu năm trên 387 ha và sản xuất theo mô hình trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản hơn 3.442 ha như tôm - lúa, nuôi tôm càng xanh xen tôm sú và tôm - cua kết hợp đạt chuẩn chứng nhận VietGAP, hữu cơ…
Ngày 8/12, tại thành phố Huế, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế tổ chức Hội thảo "Giải pháp phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững tại một số tỉnh duyên hải miền Trung".
Trung tâm Khuyến nông Trà Vinh thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh vừa tổng kết mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng 2 giai đoạn ứng dụng công nghệ 4.0 kết hợp hầm biogas xử lý môi trường. Kết quả năng suất mô hình cho năng suất tôm thu hoạch đạt trên 34 tấn/ha/vụ.
Nghề nuôi và chế biến thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Sóc Trăng. Sản phẩm tôm cũng là mặt hàng xuất khẩu đem lại ngoại tệ nhiều nhất cho tỉnh với kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD trong năm 2021. Tuy nhiên, mặt hàng này luôn chịu nhiều áp lực bởi sự cạnh tranh quyết liệt từ nhiều nước trên thế giới. Cũng chính vì vậy mà liên kết chuỗi trong nuôi và chế biến tôm được xem là yếu tố then chốt để ngành tôm có được sự đảm bảo phát triển đồng bộ từ khâu nuôi, chế biến cho đến xuất khẩu.
Với điều kiện sinh thái đặc thù, có vùng bãi triều rộng lớn rừng ngập mặn ven biển ở tỉnh Cà Mau có điều kiện lý tưởng để phát triển mô hình nuôi tôm dưới tán rừng. Thời gian qua, việc canh tác xen ghép tôm trong rừng ngập mặn Cà Mau là cách làm hay, đảm bảo lợi ích hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ rừng. Đây cũng là giải pháp có hiệu quả nhất giúp khôi phục, bảo vệ và phát triển rừng đối với các tỉnh ven biển.
Tỉnh Trà Vinh có diện tích nuôi tôm trên 25.000 ha trong tổng diện tích 37.500 ha ha đất nuôi trồng thủy sản vùng ven biển của tỉnh. Tỉnh có kế hoạch mở rộng diện tích nuôi tôm thâm canh đến năm 2025 đạt khoảng 15.000 ha; trong đó, có 1.100ha nuôi công nghiệp ứng dụng công nghệ cao đối với tôm sú, tôm thẻ chân trắng.
Nghề nuôi tôm ở Bạc Liêu là một thế mạnh; trong đó nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao được xem là một cuộc cách mạng. Tuy nhiên, bên cạnh một số “siêu lợi ích” về kinh tế, thì tồn tại và nguy hại lớn nhất của nghề nuôi tôm chính là ô nhiễm môi trường.
Hiện nay, nông dân ở các vùng ven biển thuộc các huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Duyên Hải và thị xã Duyên Hải của tỉnh Trà Vinh đã cơ bản thu hoạch gần hết diện tích hơn 25.000 ha nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng mùa vụ 2021; trong đó, có hơn 710 ha diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao (mật độ cao) cho năng suất từ 50 - 70 tấn/ha, lợi nhuận cao gấp cao gấp 7 - 10 lần so với mô hình nuôi tôm thâm canh bình thường.
Theo xu hướng sản xuất tạo sản phẩm sạch, tại tỉnh Trà Vinh trong những năm gần đây đã có đã có hàng nghìn hộ nông dân ở các huyện ven biển Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành và thị xã Duyên Hải, phát triển khá nhiều mô hình trồng rừng kết hợp nuôi tôm – cá. Đây là mô hình được ngành nông nghiệp tỉnh khuyến khích, đánh giá cao về hiệu quả và tính bền vững bảo vệ môi trường trước tình hình biến đổi khí hậu.
Nhằm phát huy hiệu quả một số mô hình nuôi tôm hiện có ở địa phương, tỉnh Cà Mau đang chú trọng phát triển nuôi tôm siêu thâm canh và thâm canh, phát triển nuôi luân canh tôm - lúa, phát triển nuôi tôm - rừng theo hướng mở rộng diện tích nuôi đạt chứng nhận quốc tế.
Từ năm 2013, ông Lê Quang Toàn (sinh năm 1957) nông dân xã Vạn Thọ huyện Vạn Ninh (tỉnh Khánh Hòa) đã thành công khi áp dụng công nghệ Biofloc (công nghệ làm sạch, ổn định môi trường bằng vi tảo, cung cấp nguồn thức ăn giàu dinh dưỡng cho vật nuôi, ức chế sự phát triển của các vi sinh vật gây bệnh) vào nuôi tôm thẻ chân trắng. Doanh thu từ các hồ nuôi tôm mỗi năm đạt hàng chục tỷ đồng, kể cả trong giai đoạn khó khăn do dịch COVID-19, tôm thương phẩm của gia đình ông vẫn duy trì đầu ra ổn định, thu nhập của hàng trăm người lao động tại hồ nuôi tôm hộ gia đình ông Toàn không bị ảnh hưởng.
Tính đến cuối tháng 10, toàn tỉnh Sóc Trăng đã thả nuôi gần 73.000 ha thủy sản, đạt trên 98% kế hoạch, giảm 7,9% so cùng kỳ. Theo đó, diện tích tôm nước lợ là gần 50.000 ha, giảm hơn 13%; thủy sản nước ngọt khoảng 21.000 ha, thủy sản khác trên 2.000 ha.
Theo Chi cục Thủy sản thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, tổng sản lượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng nuôi trong tỉnh đã được thu hoạch trong 10 tháng qua đạt hơn 64.366 tấn, vượt kế hoạch đề ra của năm 2020 gần 3.360 tấn. Sản lượng tôm nuôi tăng chủ yếu là tôm thẻ chân trắng với trên 51.670 tấn, tăng hơn 2.670 tấn so kế hoạch năm.
Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng siêu thâm canh công nghệ cao cho lợi nhuận đến 3 tỷ đồng/ha/năm đang được nhiều đơn vị, hộ nông dân ở huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh lựa chọn và đầu tư mở rộng diện tích.
Khoảng 10 năm trước đây, nhiều hộ làm muối tại Bà Rịa-Vũng Tàu đã luân canh vụ trên cùng một ruộng muối. Theo đó, vào mùa nắng người dân làm muối và vào mùa mưa người dân nuôi tôm. Thế nhưng, do giá muối quá rẻ và ngày càng bấp bênh, tốn nhiều nhân công lao động, nên 3 năm trở lại đây hàng chục hộ làm muối đã chuyển hoàn toàn sang nuôi tôm; trong đó, có nhiều hộ dân đã đầu tư trang thiết bị hiện đại nuôi tôm theo công nghệ cao. Nhờ đó, nhiều hộ dân đã có cuộc sống ổn định, khấm khá.