Cà Mau với chiến lược vươn lên từ biển

Đất Mũi Cà Mau, nơi địa đầu cực nam Tổ quốc với biểu tượng con thuyền Tổ quốc vươn khơi, rẽ sóng. Ảnh: Huỳnh Anh
Đất Mũi Cà Mau, nơi địa đầu cực nam Tổ quốc với biểu tượng con thuyền Tổ quốc vươn khơi, rẽ sóng. Ảnh: Huỳnh Anh

Với bờ biển dài 254 km và là 1 trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước, có đội tàu khai thác thủy sản khoảng 4.900 chiếc, sản lượng bình quân trên 200.200 tấn/ năm, Cà Mau xác định phát triển kinh tế biển là hướng đi tất yếu và tạo đột phá chiến lược. Đây là động lực cho các thành phần kinh tế, mở cánh cửa để giao thương, hội nhập khu vực cũng như cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Cà Mau với chiến lược vươn lên từ biển ảnh 1Đất Mũi Cà Mau, nơi địa đầu cực nam Tổ quốc với biểu tượng con thuyền Tổ quốc vươn khơi, rẽ sóng. Ảnh: Huỳnh Anh

Ngoài khai thác và nuôi trồng thủy sản, vùng biển và hải đảo Cà Mau còn có tiềm năng phát triển nhiều lĩnh vực kinh tế biển quan trọng như dầu khí, du lịch sinh thái, công nghiệp cơ khí, hàng hải, năng lượng tái tạo. Đến nay, Cà Mau đã triển khai 12 dự án điện gió với tổng công suất 700 MW (10 dự án đã khởi công, trong đó có 3 dự án đã đi vào hoạt động), 14 điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…

Cà Mau với chiến lược vươn lên từ biển ảnh 2Thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), nơi có cửa biển Sông Đốc sôi động bậc nhất của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Ảnh: Huỳnh Anh
Cà Mau với chiến lược vươn lên từ biển ảnh 3Đến nay, Cà Mau đã triển khai 12 dự án điện gió với tổng công suất 700 MW, trong đó có 10 dự án đã khởi công. Ảnh: Huỳnh Anh

Cà Mau phấn đấu đến năm 2030, các ngành kinh tế biển, thuần biển đóng góp khoảng 30 - 35% tổng thu ngân sách của tỉnh; tổng sản lượng thủy sản đạt 800.000 tấn; tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 3 triệu USD; thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2021 - 2025 đạt 3.320 USD, giai đoạn 2026 - 2030 đạt 4.500 - 4.700 USD.

Huỳnh Anh

(DTMN)

Có thể bạn quan tâm