Tại buổi làm việc, đồng chí Đinh La Thăng đánh giá, cùng với Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh là nơi đào tạo nhiều thế hệ diễn viên, nghệ sĩ, đạo diễn có đóng góp lớn cho nghệ thuật nước nhà. Nhiều nghệ sĩ, đạo diễn từng học ở trường nay đã thành danh, được người dân thành phố và cả nước mến mộ.
Đáng chú ý là “sản phẩm” sân khấu xã hội hóa, một thương hiệu sân khấu của riêng Thành phố Hồ Chí Minh, do các nghệ sĩ tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh thành phố thực hiện từ nhiều năm qua đã giúp khán giả thành phố được thụ hưởng nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc, đậm đà bản sắc của vùng đất Nam bộ, Sài Gòn – Chợ Lớn.
Trong bối cảnh hiện nay, để thu hút nhân tài, nhất là nhân tài hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, đặc trưng của vùng đất phương Nam như sân khấu cải lương, hát bội… Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị, nhà trường cần nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực này. Đặc biệt, nhà trường cần chủ động hơn trong việc phối hợp, ký kết hợp tác với các đơn vị, sở, ngành hay các đơn vị như Đài truyền hình Thành phố nhằm tạo môi trường thuận lợi để sinh viên vừa học vừa thực hành.
Đồng chí Đinh La Thăng nhấn mạnh, Đảng ủy Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh cần quán triệt sâu sắc các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển văn hóa nghệ thuật, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; cần cụ thể hóa các nghị quyết bằng các chương trình đổi mới phương pháp, chương trình giảng dạy; thu hút giảng viên, sinh viên giảng dạy, học tập tại trường.
Tại buổi làm việc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thành phố "đặt hàng" nhà trường thực hiện các dự án văn hóa nghệ thuật, tổ chức liên hoan sân khấu... theo kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nhằm gắn kết hoạt động đào tạo của trường với đời sống của thành phố.
Chia sẻ về vấn đề phối hợp giữa các đơn vị, ông Dương Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang đầu tư, xây dựng phim trường hiện đại tại huyện Củ Chi. Sau khi công trình này được hoàn thành, đơn vị sẽ phối hợp với Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố để khai thác, sản xuất chương trình nghệ thuật sân khấu, điện ảnh phục vụ nhu cầu của khán giả.
Cũng tại buổi làm việc, có ý kiến đề xuất Thành phố Hồ Chí Minh cần có Ban Nghiên cứu sâu về phát triển bộ môn cải lương, nhằm đánh giá thực trạng đào tạo, tìm ra giải pháp căn cơ để bộ môn nghệ thuật cải lương tồn tại và phát triển./.
Đáng chú ý là “sản phẩm” sân khấu xã hội hóa, một thương hiệu sân khấu của riêng Thành phố Hồ Chí Minh, do các nghệ sĩ tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh thành phố thực hiện từ nhiều năm qua đã giúp khán giả thành phố được thụ hưởng nhiều giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc, đậm đà bản sắc của vùng đất Nam bộ, Sài Gòn – Chợ Lớn.
|
Trong bối cảnh hiện nay, để thu hút nhân tài, nhất là nhân tài hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật truyền thống, đặc trưng của vùng đất phương Nam như sân khấu cải lương, hát bội… Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng đề nghị, nhà trường cần nỗ lực hơn nữa trong công tác tuyển sinh, đào tạo nguồn nhân lực này. Đặc biệt, nhà trường cần chủ động hơn trong việc phối hợp, ký kết hợp tác với các đơn vị, sở, ngành hay các đơn vị như Đài truyền hình Thành phố nhằm tạo môi trường thuận lợi để sinh viên vừa học vừa thực hành.
Đồng chí Đinh La Thăng nhấn mạnh, Đảng ủy Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh cần quán triệt sâu sắc các Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh trong phát triển văn hóa nghệ thuật, nâng cao nguồn nhân lực chất lượng cao gắn liền với giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; cần cụ thể hóa các nghị quyết bằng các chương trình đổi mới phương pháp, chương trình giảng dạy; thu hút giảng viên, sinh viên giảng dạy, học tập tại trường.
|
Tại buổi làm việc, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Ngọc Thanh, Hiệu trưởng Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh đề xuất thành phố "đặt hàng" nhà trường thực hiện các dự án văn hóa nghệ thuật, tổ chức liên hoan sân khấu... theo kế hoạch dài hạn, ngắn hạn, nhằm gắn kết hoạt động đào tạo của trường với đời sống của thành phố.
Chia sẻ về vấn đề phối hợp giữa các đơn vị, ông Dương Thanh Tùng, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, đơn vị đang đầu tư, xây dựng phim trường hiện đại tại huyện Củ Chi. Sau khi công trình này được hoàn thành, đơn vị sẽ phối hợp với Đại học Sân khấu - Điện ảnh thành phố để khai thác, sản xuất chương trình nghệ thuật sân khấu, điện ảnh phục vụ nhu cầu của khán giả.
Cũng tại buổi làm việc, có ý kiến đề xuất Thành phố Hồ Chí Minh cần có Ban Nghiên cứu sâu về phát triển bộ môn cải lương, nhằm đánh giá thực trạng đào tạo, tìm ra giải pháp căn cơ để bộ môn nghệ thuật cải lương tồn tại và phát triển./.