Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Với 34 dân tộc anh em sống, trong đó đồng bào dân tộc chiếm 40% dân số toàn huyện, những năm qua, cấp ủy, chính quyền huyện Bù Đăng (Bình Phước) luôn quan tâm đến công tác dân tộc, đặc biệt là phát huy vai trò của già làng, người có uy tín trong đồng bào các dân tộc thiểu số về tuyên truyền, vận động giữ gìn và phát huy truyền thống, bản sắc văn hóa...
Từ bao đời nay, gia đình luôn là nơi nuôi dưỡng, trao truyền các giá trị văn hóa, ứng xử tốt đẹp của con người Việt Nam. Những giá trị đạo đức trong gia đình được lan tỏa thành giá trị xã hội, quốc gia, dân tộc. Vậy nên đầu tư cho công tác xây dựng gia đình là đầu tư cho phát triển bền vững.
Nằm giáp khu vực biên giới Việt Nam - Lào, Khu bảo tồn Sao La tỉnh Thừa Thiên - Huế đang là mái nhà chung của nhiều loài động thực vật quý hiếm, đặc biệt là không gian sinh tồn của loài sao la - một trong những loài thú quý hiếm nhất trên thế giới, sinh sống trong núi rừng Việt Nam. Công tác bảo vệ rừng ở đây những năm qua luôn được thực hiện nghiêm ngặt, góp phần hạn chế thấp nhất những tác động xâm hại của con người đối với thiên nhiên.
Ngày 12/3, tại thôn Thiện Cư (xã Thiện Hưng, huyện biên giới Bù Đốp, tỉnh Bình Phước), Ban Chỉ đạo công tác Dân tộc - Tôn giáo huyện Bù Đốp đã trao bộ cồng chiêng tặng đồng bào dân tộc thiểu số S'tiêng vùng biên. Đây là hoạt động nhằm phát huy, gìn giữ giá trị, bản sắc văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số S’tiêng, đồng thời lưu truyền đến các thế hệ trẻ để không bị lãng quên.
Trong 3 thập niên qua, Bảo tàng Tôn Đức Thắng tại số 5, đường Tôn Đức Thắng, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh là “địa chỉ đỏ” của hàng triệu lượt du khách đến tìm hiểu về cuộc đời và sự nghiệp Bác Tôn. Thông qua hơn 16.800 hiện vật, tư liệu và hình ảnh về Chủ tịch Tôn Đức Thắng đang được Bảo tàng lưu giữ, du khách hiểu rõ hơn con người và những cống hiến của Bác Tôn trong công cuộc đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày 28/2/2017, đồng chí Đinh La Thăng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đã làm việc với Đảng ủy Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh về tình hình hoạt động, công tác tuyển sinh và đào tạo của nhà trường.
Tối 16/4, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội), Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dự lễ khai mạc các hoạt động chào mừng Ngày văn hóa các dân tộc Việt Nam 2016.
Trên địa bàn huyện Đắk Glong (Đắk Nông), dân tộc Mông sinh sống tập trung ở các xã Đắk Som, Quảng Hòa và Đắk R’măng. Người Mông rất trân trọng, giữ gìn trang phục truyền thống của dân tộc mình dù trong lao động sản xuất, sinh hoạt hàng ngày hay các dịp lễ hội, tết.
Với việc rút gọn về ngữ pháp và từ vựng một cách tùy hứng, bừa bãi, không ít bạn trẻ đã lạm dụng ngôn ngữ “chat” khi giao tiếp, không chỉ gây phản cảm mà còn ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt.
Hiện nay, ở các bon làng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có một số nghệ nhân không những diễn tấu cồng chiêng giỏi mà còn biết chỉnh sửa âm thanh cồng chiêng, thật sự là vốn quý đang được gìn giữ, phát huy.
Những chiến sĩ của Phòng 6 (Phòng phòng ngừa, đấu tranh tội phạm có tổ chức và có yếu tố nước ngoài) thuộc Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy của tỉnh Hậu Giang (C47) là lực lượng đã xác lập hàng trăm chuyên án lớn xuyên quốc gia, bắt giữ những tên trùm tội phạm ma túy nguy hiểm, góp phần ngăn chặn “cái chết trắng”, giữ gìn sự bình yên cho nhân dân.
Với người dân Chu ru (thôn Préh Tiyong, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng), già làng Bơ Yau Ya Hiêng không chỉ là người có uy tín trong cộng đồng mà già còn là người luôn đi đầu trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của cha ông.
Một lễ cưới vàng tôn vinh các cặp đôi ông bà song thọ điển hình do Chi hội Người cao tuổi (NCT) thôn Trung Hiệp (xã Hiệp An, Đức Trọng - tỉnh Lâm Đồng) vừa tổ chức. Đây thật sự là nét đẹp văn hóa của một vùng quê, nhắn gửi các thế hệ tương lai về một nếp sống tốt đẹp, lành mạnh có từ hàng trăm năm nay, cần được trân trọng, giữ gìn.
Cùng với tiếng nói và chữ viết, trang phục truyền thống không những chứa đựng giá trị lịch sử, nhân văn mà còn là nét văn hóa đặc trưng của đồng bào các dân tộc, góp phần tạo nên sự thống nhất trong đa dạng của cộng đồng 54 dân tộc anh em, khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam. Người phụ nữ đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn bảo tồn trang phục truyền thống.
Với lực lượng đông đảo hơn 12.600 hội viên, phần lớn các cựu chiến binh (CCB) trên địa bàn tỉnh Hậu Giang rất có uy tín và kinh nghiệm trong cuộc sống. Phát huy vai trò của mình, nhiều hội viên đã tham gia tích cực các phong trào thi đua ở địa phương, góp phần giữ gìn đoàn kết và bình yên nơi xóm ấp.