Bảo tồn nét đẹp văn hóa dân gian trong Lễ hội Hoa Lư

Bảo tồn nét đẹp văn hóa dân gian trong Lễ hội Hoa Lư
Nét đặc sắc trong Lễ hội Hoa Lư không chỉ bởi ý nghĩa tri ân, giáo dục lịch sử cho các thế hệ mà còn thu hút người dân, du khách trong và ngoài nước bởi các trò chơi dân gian mang đậm bản sắc dân tộc, góp phần tôn vinh văn hóa truyền thống của vùng đất cố đô. 
 
Du khách tham quan trưng bày mâm ngũ quả tiến Vua. Ảnh: Minh Đức - TTXVN
Du khách tham quan trưng bày mâm ngũ quả tiến Vua. Ảnh: Minh Đức - TTXVN

Lễ hội Hoa Lư là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của địa phương được tổ chức tại Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, xã Trường Yên, huyện Hoa Lư. Lễ hội năm nay được tổ chức trong bốn ngày, từ ngày 24/4 (tức mùng 9/3 âm lịch). Ngay từ sáng sớm ngày khai hội, hàng nghìn người dân và du khách thập phương đã hội tụ tại sân Khu di tích để tham gia vào các nghi lễ truyền thống và phần hội đặc sắc. 

Theo các bậc cao niên xã Trường Yên, bên cạnh phần lễ trang nghiêm với các nghi lễ truyền thống, phần hội cũng thu hút đông đảo người dân và du khách thập phương. Điển hình như trò chơi cờ người, trong đó bàn cờ tướng được vẽ ở một sân rộng, các quân cờ do người dân đóng vai trong trang phục phù hợp với vai cờ mình đóng. Hai người chơi cờ đứng trong sân cờ trực tiếp đến chỉ đạo từng quân cờ di chuyển. Trò chơi này thể hiện trí tuệ, tài trí của người chơi trong từng nước cờ, ván đấu. 
 
Thi đấu cờ Người. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN
Thi đấu cờ Người. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Hội thi chèo thuyền cũng là nét văn hóa của người dân Cố đô Hoa Lư. Với đặc điểm bắt nguồn từ điều kiện tự nhiên, lịch sử, việc sử dụng thuyền được hình thành từ đã lâu. Môn chèo thuyền tại lễ hội bao giờ cũng được người dân và du khách chờ đón nhất. Trò chơi chèo thuyền nhanh và khéo có ý nghĩa ôn lại truyền thống trong lịch sử của cư dân kinh đô Hoa Lư xưa, lại vừa miêu tả hoạt động phục vụ du khách tại các điểm du lịch, là hoạt động giải trí phục vụ lễ hội mang ý nghĩa sinh hoạt văn hóa tinh thần. 

Ngoài ra, cuộc thi còn trưng bày mâm ngũ quả tiến vua, là một đặc trưng văn hóa lễ hội Hoa Lư. Các mâm ngũ quả được người dân bài trí thành hình rồng, phượng một cách trang trọng và đẹp mắt, thể hiện theo nhiều chủ đề khác nhau như: Lưỡng long chầu nguyệt, Quy tụ 12 sứ quân... chứa đựng ý nguyện cầu bình an, phồn thịnh cho người dân. 

Bà Đỗ Thị Viện, cán bộ Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư cho biết, các trò chơi dân gian tại lễ hội không chỉ đơn thuần là trò chơi mà còn thể hiện sâu sắc nét đặc trưng văn hóa vùng miền, là nét văn hoá độc đáo không thể thiếu, có vai trò giáo dục con người về tính tập thể, tinh thần kỷ luật, ý chí vươn lên giành chiến thắng, rèn luyện thể chất. Các trò chơi dân gian vẫn được lưu truyền trong lễ hội. Đặc biệt, nhiều trò chơi thu hút đông đảo lứa tuổi thanh thiếu niên tham gia góp phần giáo dục thế hệ trẻ gìn giữ văn hóa cổ truyền. 
 
Bảo tồn nét đẹp văn hóa dân gian trong Lễ hội Hoa Lư ảnh 3
Thi đấu cờ Người. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Du khách tham gia trò chơi đi cà kheo tại Lễ hội Hoa Lư. Ảnh: Hải Yến - TTXVN
Du khách tham gia trò chơi đi cà kheo tại Lễ hội Hoa Lư. Ảnh: Hải Yến - TTXVN

Em Nguyễn Văn Phúc, thành phố Ninh Bình chia sẻ, hàng năm, khi Lễ hội Hoa Lư tổ chức các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian, em đều theo dõi và rất thích thú. Năm nay được trực tiếp tham gia em thấy rất vui vì đây là cơ hội để thế hệ trẻ có thể giao lưu, học hỏi tìm hiểu thêm nét văn hóa truyền thống của dân tộc. 

Ngoài ý nghĩa tôn vinh bản sắc của địa phương vùng di sản, Lễ hội Hoa Lư còn là nơi giao lưu các sắc thái văn hóa độc đáo của nhiều cộng đồng dân cư trong và ngoài tỉnh như: múa trống, múa cồng chiêng, múa lân, múa rồng... Sự đa dạng các sắc thái văn hóa làm cho lễ hội có sức hấp dẫn riêng. 

Trưởng phòng Văn hóa và Gia đình, Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Ninh Bình - Phạm Ngọc Văn cho biết, Lễ hội Hoa Lư năm 2018 được tổ chức đúng vào dịp tỉnh Ninh Bình chào mừng kỷ niệm 1050 Nhà nước Đại Cồ Việt nên các hoạt động của lễ hội được tổ chức long trọng hơn mọi năm. Ngoài phần lễ, năm nay lễ hội tổ chức 30 hoạt động văn hóa và trò chơi dân gian. Nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền, ngoài những trò chơi dân gian như: thi đấu vật, bắn cung, chèo thuyền, năm nay, lễ hội có thêm một số trò chơi dân gian như: ném còn, đi cà kheo... Thời gian tới, ngành văn hóa tiếp tục tuyên truyền, tổ chức các trò chơi dân gian tại các lễ hội địa phương để lưu truyền, bảo tồn và tôn vinh văn hóa truyền thống. 

Với những giá trị văn hóa to lớn, Lễ hội Hoa Lư đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia, là một thành tố cấu thành Quần thể danh thắng Tràng An, được UNESCO công nhận là di sản hỗn hợp văn hóa và thiên nhiên thế giới. 
Hải Yến 
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Độc đáo không gian Tết xưa ở Ninh Bình

Dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, nhiều hoạt động đa dạng, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống, phản ánh không khí Tết, phong tục tập quán ngày Tết được phục dựng ở nhiều địa phương tỉnh Ninh Bình.

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Khai mạc Hội Xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025

Tối 1/2 (tức mùng 4 Tết Ất Tỵ) tại Khu du lịch Quốc gia núi Bà Đen, UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức khai mạc Hội xuân núi Bà Đen năm Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Hương sắc Tây Ninh năm 2025”.

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Rộn ràng hội Kéo co Hữu Chấp

Chiều 1/2 (tức ngày 4 Tết năm Ất Ty), tại tỉnh Bắc Ninh diễn ra lễ hội Kéo co Hữu Chấp- một trong những lễ hội được tổ chức sớm trong năm 2025.

Vòng xòe Đại đoàn kết “Hội Xuân dâng Bác” mừng Đảng, mừng Xuân Ất Tỵ năm 2025. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Hơn 1.000 người tham gia vòng xòe đoàn kết trong Hội Xuân dâng Bác

Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930 - 3/2/2025), mừng Xuân Ất Tỵ 2025, ngày 1/2, tại Quảng trường Tây Bắc, Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố Sơn La (tỉnh Sơn La) tổ chức Hội Xuân dâng Bác với chủ đề “Mừng đất nước đổi mới - Mừng Đảng quang vinh”. Trước giờ khai hội, lãnh đạo thành phố Sơn La đã đến dâng hương, dâng hoa tại tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc và đền thờ Bác Hồ tại Quảng trường Tây Bắc, thành phố Sơn La.

Các đội đang tập trung chuẩn bị xuất phát. Ảnh: Tuấn Phi-TTXVN

Hơn 2.000 người tranh tài đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số

Ngày 1/2, tại xã Mỹ Thuận, UBND huyện Mỹ Tú phối hợp với Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc Trăng tổ chức Giải bơi đua vỏ lãi truyền thống vùng dân tộc thiểu số. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng (3/2/1930- 3/2/2025), qua đó thể hiện tinh thần vui tươi, đoàn kết của các dân tộc thiểu số chào mừng năm mới Xuân Ất Tỵ.

Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Tấp nập người dân, du khách đến đền Trần du Xuân đầu năm mới

Những ngày đầu Xuân mới Ất Tỵ 2025, Khu di tích lịch sử, văn hóa đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định đón hàng nghìn lượt khách đến thăm quan, chiêm bái, du xuân. Đây là một nét đẹp văn hóa đặc trưng không thể thiếu của người dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Về Lăng Thành ngắm kiến trúc cổ độc đáo của đình Sừng

Nằm ở phía Bắc huyện Yên Thành (Nghệ An), đình Sừng thuộc miền đất cổ làng Quỳ Lăng (xã Lăng Thành) là một kiến trúc cổ có quy mô nghệ thuật trang trí, điêu khắc, chạm trổ vào loại bậc nhất ở Nghệ An. Nằm giữa bốn bề sóng lúa xanh mướt, mênh mông, đình Sừng không chỉ là nơi lưu giữ giá trị lịch sử văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc độc đáo, tinh tế mà còn là địa điểm du lịch nổi tiếng, niềm tự hào của người dân quê lúa Yên Thành nói chung, xã Lăng Thành nói riêng. Về đình Sừng, du khách sẽ được mãn nhãn và thả hồn vào nét cổ kính, thâm nghiêm, bình yên và trầm mặc của đình Sừng.

Trong tâm thức của ngư dân, tàu thuyền là ngôi nhà thứ 2 nên dịp Tết đến xuân về, các phương tiện tàu, thuyền đều được trang trí mang không khí ấm áp của mùa xuân. Ảnh: Xuân Tiến - TTXVN

Về miền biển Ngọc Bích xem ngư dân thực hiện phong tục “nhúng giã” đầu năm

Nghề biển là nghề truyền thống có từ gần 100 năm qua của ngư dân xã Ngọc Bích, huyện Diễn Châu (Nghệ An). Từ trong lao động sản xuất, ngư dân tạo lập nên nhiều phong tục, tập quán, tín ngưỡng mang đậm nét đặc trưng của cư dân miền biển như: Phong tục cúng thuyền đêm giao thừa, tín ngưỡng thờ cá ông, lễ cầu ngư..., trong đó tục "nhúng giã" là một nghi thức độc đáo, được thực hiện đầu năm, mang ý nghĩa xuất hành, khai mở cửa biển, cầu mong năm mới với những chuyến vươn khơi gặp may mắn, biển lặng, an yên, thuận lợi và cho nhiều hải sản.

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Du xuân - về thăm Di tích Lam Kinh

Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh - cố đô của triều Hậu Lê là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mang kiến trúc triều đình đặc trưng cùng với những trầm tích mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa, Lam Kinh đã trở thành khu di tích mang nhiều ý nghĩa văn hóa tâm linh thiêng liêng của dân tộc.

Màn múa rồng tại lễ hội Thành Bản Phủ. Ảnh: Trung Kiên - TTXVN

Điện Biên - miền đất nhiều lễ hội độc đáo đầu năm mới

Là địa bàn sinh sống của 19 dân tộc, tỉnh Điện Biên hiện có khoảng 50 lễ hội ở 3 loại hình gồm: Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa và lễ hội ngành nghề. Đây đều là những lễ hội độc đáo mang giá trị văn hóa, lịch sử cần được bảo tồn, lưu giữ và phát triển.

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch Bình Thuận

Văn hóa Chăm góp phần phát triển du lịch Bình Thuận

Những năm vừa qua, các di sản văn hóa Chăm đã có đóng góp không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch đến với tỉnh Bình Thuận. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, khai thác di sản văn hóa Chăm trở thành sản phẩm du lịch đặc sắc sẽ tạo bứt phá cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời gian tới...

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

Tưng bừng Lễ hội đua thuyền truyền thống trên sông Cà Ty

Chiều 30/1 (mùng 2 Tết), trên sông Cà Ty, thành phố Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) đã diễn ra Lễ hội đua thuyền, thúng truyền thống, mừng Đảng - mừng Xuân Ất Tỵ 2025. Đây là sự kiện văn hóa, thể thao truyền thống do UBND thành phố Phan Thiết tổ chức vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán hằng năm, trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, mang đậm nét đặc trưng của người dân vùng biển.

Hương Xuân nơi xứ Dừa

Hương Xuân nơi xứ Dừa

Xuân đã về, Tết đã chạm ngõ mọi nhà, lòng người muôn nơi hân hoan trong niềm vui sướng đón chào năm mới. Tại Bến Tre, trong không khí se lạnh của những ngày đầu Xuân Ất Tỵ, các gia đình vui Xuân đón Tết nhưng không quên hướng về những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp được trao truyền và tiếp nối tự ngàn đời.

Những ngôi đền thiêng thờ ‘thần rắn’ ở xứ Nghệ

Những ngôi đền thiêng thờ ‘thần rắn’ ở xứ Nghệ

Tục thờ rắn là một tín ngưỡng tự nhiên đã có từ lâu đời trong văn hóa người Việt. Xuất phát từ quá trình lao động, sản xuất và sự khao khát chinh phục, lý giải các hiện tượng tự nhiên, kèm theo đó là mong muốn được bình an, an lành trong cuộc sống. Tại Nghệ An hiện có rất nhiều ngôi đền thiêng đang thờ “thần rắn”, người dân địa phương đã tổ chức các lễ cầu nguyện hàng năm, dâng hiến những vật phẩm, với hy vọng thần linh có thể bảo vệ, giúp họ tránh khỏi mọi tai ương.

Ngày Xuân, xem trò Xuân Phả

Ngày Xuân, xem trò Xuân Phả

“Ăn bánh với giò không bằng xem trò Xuân Phả” - đó là câu nói cửa miệng của người dân xã Xuân Trường, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, quê hương của trò múa Xuân Phả. Với người dân Xuân Trường, từ lâu nay, xem múa hát Xuân Phả đã trở thành nét sinh hoạt văn hóa truyền thống - là món ăn tinh thần không thể thiếu của bà con trong những ngày lễ trọng đại, trong dịp Tết đến, Xuân về.

Bảo tồn tranh dân gian làng Sình

Bảo tồn tranh dân gian làng Sình

Với lịch sử hơn 400 năm, tranh dân gian làng Sình, phường Dương Nỗ, quận Thuận Hóa, thành phố Huế không chỉ được đánh giá cao về nghệ thuật tạo hình mà còn gắn liền với đời sống văn hóa tâm linh, trở thành nét văn hóa độc đáo của vùng đất Cố đô. Để hồi sinh và phát triển dòng tranh dân gian truyền thống độc đáo này, chính quyền địa phương đang tích cực triển khai công tác truyền nghề cũng như quảng bá, gìn giữ nghề gắn với phát triển du lịch cộng đồng.

Hoài niệm Tết xưa qua những hình ảnh đen trắng

Hoài niệm Tết xưa qua những hình ảnh đen trắng

Những ngày Tết không chỉ là khoảng thời gian nghỉ ngơi sau một năm dài lao động, mà còn là dịp thiêng liêng để đoàn tụ gia đình, giữ gìn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống. Không khí Tết xưa luôn đậm đà bản sắc dân tộc, mang đến cảm giác yêu thương và sự trân trọng dành cho những tinh thần đẹp đẽ mà cha ông ta đã gìn giữ.

Hội làng mừng Gươl mới của đồng bào Cơ-tu thôn Aró. Ảnh: Khánh Nguyên

Người Cơ-tu vui hội mừng Gươl mới

Với đồng bào Cơ-tu ở thôn Aró, xã Lăng, huyện Tây Giang (Quảng Nam), Gươl là không gian sinh hoạt chung, có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh. Để chào mừng công trình trọng đại này, đồng bào Cơ-tu thường tổ chức lễ mừng Gươl mới, góp phần bảo tồn nét đẹp văn hóa cộng đồng.

Lễ sum họp của người M’nông

Lễ sum họp của người M’nông

Cứ từ 3 đến 5 năm, trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 3, khi mùa màng thu hoạch xong, đồng bào M’nông ở tỉnh Đắk Nông lại tổ chức lễ sum họp nhằm cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Rộn ràng không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025 tại Đắk Lắk

Rộn ràng không khí chào Xuân Ất Tỵ 2025 tại Đắk Lắk

Tối 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp), tại Quảng trường 10/3 (thành phố Buôn Ma Thuột), Chương trình nghệ thuật “Đắk Lắk chào Xuân” đã diễn ra trong không khí rộn ràng, phấn khởi, thu hút hàng nghìn người dân và du khách tham gia.

Đồng bào Thái trắng ở Mường Lay bảo tồn di sản văn hóa

Đồng bào Thái trắng ở Mường Lay bảo tồn di sản văn hóa

Mường Lay là thị xã nhỏ miền núi thuộc tỉnh Điện Biên, nằm yên bình bên lòng hồ thủy điện Sơn La. Đây không chỉ là nơi sinh sống của cộng đồng người Thái trắng qua hàng trăm năm mà còn là vùng đất thấm đẫm nét đẹp văn hóa. Với những di sản độc đáo như múa xòe, đàn tính tẩu... Mường Lay được ví như một bảo tàng sống, lưu giữ trọn vẹn giá trị truyền thống của dân tộc Thái giữa đại ngàn Tây Bắc.

Đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn tục nổ gạo đón Tết

Đồng bào dân tộc thiểu số giữ gìn tục nổ gạo đón Tết

Cốm gạo (còn gọi là bỏng gạo) là một thứ quà bình dị, không mẫu mã bắt bắt và cũng đắt tiền như nhiều loại bánh thời nay. Nhưng mỗi dịp Tết đến, Xuân về, cốm gạo luôn là một trong những món ăn truyền thống, gắn liền với làng mạc, quê hương được nhiều người yêu thích.