Tối 17/2, tại thành phố Hưng Yên (Hưng Yên), Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến đã khai mạc với chương trình biểu diễn nghệ thuật chủ đề: Tam sông giao hòa tinh hoa tỏa sắc.
Hằng năm, vào các ngày 14, 15 và 16 tháng Giêng âm lịch, người dân thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, tỉnh Long An cùng các địa phương trong và ngoài tỉnh lại náo nức chờ đón "cái Tết thứ 2" - Lễ hội Làm Chay, diễn ra tại Đình Tân Xuân, thị trấn Tầm Vu. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất tỉnh Long An, là nơi hội tụ các yếu tố, nét đẹp văn hóa dân gian mang đậm tính cộng đồng, làng xã của người dân từ xưa đến nay.
Thông tin từ gia đình cho biết, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Tô Ngọc Thanh, một học giả uyên bác, nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, con trai họa sỹ Tô Ngọc Vân đã qua đời sáng 24/4, tại Hà Nội, hưởng thọ 90 tuổi.
Tối 29/2, thành phố Hưng Yên tổ chức khai mạc Lễ hội Văn hóa dân gian Phố Hiến và chương trình biểu diễn nghệ thuật với chủ đề "Phố Hiến tinh hoa hội tụ và phát triển".
Nằm trong vùng hạ lưu sông Hậu, Sóc Trăng hội tụ nét giao thoa văn hóa đặc sắc của ba dân tộc Kinh, Khmer và Hoa với nhiều lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa dân gian và các sản phẩm du lịch đặc sắc, thu hút du khách trong và ngoài nước. Sóc Trăng ngày càng có nhiều điểm đến nổi bật được đông đảo du khách biết đến, ngoài 8 di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 41 di tích cấp tỉnh, Sóc Trăng còn có 8 di sản văn hóa phi vật thể được công nhận và đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và thế giới.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy đã ký Quyết định số 2909/QĐ-BVHTTDL về việc xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư, năm 2023.
Đờn ca tài tử Nam bộ, múa trống Chhay dăm, múa Khmer… là những Di sản Văn hóa dân gian không chỉ mang bản sắc rất riêng biệt của Tây Ninh mà còn có nhiều tiềm năng để lan tỏa, kích hoạt cho ngành Du lịch của tỉnh bứt phá, phát triển.
Với mong muốn bảo tồn, lưu giữ và phát huy văn hóa dân gian truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Pakô-Vân Kiều cho các thế hệ sau, Trường Tiểu học và THCS A Xing, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị đã thành lập Câu lạc bộ dân ca, Vân Kiều - Pa Kô. Câu lạc bộ được tổ chức sinh hoạt định kì tại trường với sự góp mặt của các nghệ nhân hướng dẫn, biểu diễn và truyền dạy lại các làn điệu dân ca, nhạc cụ truyền thống. Qua quá trình hoạt động, hoạt động này được học sinh vui mừng và tích cực đón nhận.
Tối 29/4, tại Quảng trường Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng - Dragon Beach, Đồ Sơn (Hải Phòng), Tạp chí Cộng sản, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và thành phố Hải Phòng phối hợp tổ chức Lễ hội Văn hóa dân gian Biển đảo Việt Nam và khai mạc Lễ hội Biển Đồ Sơn - Hải Phòng 2023. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Ánh Xuân dự và phát biểu khai mạc.
Thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã ký ban hành văn bản số 2558/QĐ-BVHTTDL về Tổ chức xây dựng Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian tại các thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng di dân tái định cư, năm 2022.
Sau 2 năm diễn ra ở quy mô nhỏ do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay, Lễ hội Vía bà Chúa xứ được tổ chức tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Gò Tháp (xã Tân Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) trong 3 ngày 14, 15, 16/4 (tức các ngày 14, 15, 16 tháng 3 Âm lịch) với đầy đủ cả phần lễ và phần hội, thu hút đông đảo du khách gần xa.
Từ trong dòng chảy tộc người, người Thái Tây Bắc đã sản sinh ra một loại hình văn hóa dân gian xuất sắc dân ca tình yêu tiếng lòng của người xứ mây, xứ núi.
Hội thảo bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam đã diễn ra chiều 14/12, tại Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam (Sơn Tây, Hà Nội). Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự hội thảo.
Vào dịp tháng Ba âm lịch hàng năm, người dân Ninh Bình lại nô nức chuẩn bị Lễ hội Hoa Lư nhằm kỷ niệm sự kiện vị anh hùng dân tộc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế và tri ân các bậc tiền nhân đã có công dựng nước và giữ nước.
Nhạc lễ Nam Bộ là một trong những loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc được lưu truyền từ đời này sang đời khác, địa phương này sang địa phương khác, từ miền Đông đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Làng Lỗ Khê thuộc xã Liên Hà, huyện Đông Anh, Hà Nội. Làng được hình thành từ lâu đời, đến nay vẫn còn lưu giữ nhiều nét của một làng cổ, với quần thể đình, miếu, cổng, luỹ làng, lễ hội những làn điệu dân ca. Đặc biệt trong đó phải kể đến hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc là hát ca trù.
Tuy đã trải qua nhiều biến đổi của lịch sử, của các quá trình tộc người, song dân tộc Mạ vẫn lưu giữ được một kho tàng văn học – nghệ thuật dân gian khá phong phú và sống động.
Lễ hội Văn hóa dân gian Việt Bắc lần thứ VIII diễn ra từ ngày 9 - 11/2/2017 (13 - 15 tháng Giêng năm Đinh Dậu) tại xã Ea Tam, huyện Krông Năng (Đắk Lắk), thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc anh em đang sinh sống trên vùng đất Tây Nguyên như H’Mông, Thái, Tày, Nùng… và hàng ngàn lượt du khách từ khắp nơi tham dự.
Cầu Ngư là lễ hội dân gian gắn liền với tín ngưỡng và đời sống cư dân ven biển miền Trung. Ở Bình Thuận, lễ hội Cầu Ngư có ở hầu hết các dinh vạn thờ cá Ông (cá Voi) trong tỉnh. Lễ hội Cầu Ngư tái hiện lại một cách sinh động phong tục truyền thống thờ cúng cá Ông theo những truyền thuyết mang đậm nét văn hóa dân gian.
Nghệ thuật rối Tày ở thôn Thẩm Rộc, xã Bình Yên, huyện Định Hóa (Thái Nguyên) là một nét văn hóa dân gian độc đáo trong kho tàng văn hóa các dân tộc Việt Nam.
Những nét văn hóa dân gian của Việt Nam ngày càng cuốn hút người dân Anh, du khách quốc tế và trở nên gần gũi hơn với người Việt đang sinh sống tại nước ngoài.