Hội thảo "Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam"

Hội thảo "Bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam"
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại hội thảo.
Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN

Báo cáo của Bộ Văn hóa -Thể thao và Du lịch cho thấy, thời gian qua, công tác bảo tồn, phát huy văn hóa các dân tộc thiểu số góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết các dân tộc, vì một nền văn hóa Việt Nam tiên tiến và đậm đà bản sắc dân tộc. Công tác điều tra, sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật; phục dựng bảo tồn các lễ hội truyền thống đặc sắc có nguy cơ mai một, tạo môi trường văn hóa lành mạnh, xóa bỏ các hủ tục lạc hậu, tạo điều kiện để phát triển mô hình văn hóa - du lịch.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
 Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thuỷ trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Đến nay, hơn 80 lễ hội truyền thống tiêu biểu của các dân tộc Mường, Thái, Tày, Cơ Tu, Mông, Nùng, Dao, Ba Na, Chứt, Khmer, XTiêngKhơ Mú, Lào, Giáy, Lô Lô, Co, Mạ, Bố Y, Pà Thẻn, Ơ Đu, Tà Ôi, Hà Nhì, Cống, Shi La, Rơ Măm, Ê Đê, Bru-Vân Kiều… được phục dựng bảo tồn, phát triển đúng mục đích, phù hợp với từng dân tộc. Hơn 30 làng/bản/buôn của 25 dân tộc (S’tiêng, Chăm, Ba Na, K’ho, M’Nông, Ê Đê, Vân Kiều, Khơ mú, Mường, Thái, Mông, Lô Lô, Tày, Dao, Khmer, Jrai,  Ơ Đu, Chứt, Mạ, Bố YH’rê…) được hỗ trợ đầu tư bảo tồn, phát huy giá trị các thiết chế văn hóa truyền thống, lễ hội, làn điệu dân ca, dân vũ, dân nhạc, trang phục truyền thống, nghề truyền thống, những nét đẹp trong phong tục tập quán của các dân tộc. Nhiều lớp truyền dạy văn hóa truyền thống phi vật thể của dân tộc thiểu số có số dân rất ít người (dưới 10.000 người) được mở ra tại các tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Nghệ An, Kon Tum, Điện Biên, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng Bình... 134/271 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là của các dân tộc thiểu số; 276/617 nghệ nhân ưu tú là người dân tộc thiểu số.

Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN
Giáo sư, Tiến sĩ khoa học Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt - TTXVN

Bên cạnh những kết quả đạt được, nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng, việc bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số đặt ra ngày càng cấp bách. Sự du nhập văn hóa nước ngoài và quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, ngoài những lợi ích đem lại cho con người cũng gây ra nhiều bất cập, trong đó có nguy cơ làm mai một không ít giá trị văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số như: trang phục, kiến trúc, lối sống của giới trẻ, văn hóa ứng xử trong cộng đồng; việc phục dựng, tổ chức lễ hội còn bất cập; tình trạng thương mại hóa, biến tướng, lợi dụng tín ngưỡng để trục lợi có chiều hướng gia tăng... Điển hình như việc bảo vệ, phát huy các di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO vinh danh đang gặp phải tình trạng “ngoài lề hoá”, “sân khấu, làm mới và thương mại hóa di sản”, cùng với những bất cập trong thực hành, truyền dạy và công tác nghệ nhân. Các đại biểu đã tập trung đánh giá việc thực hiện chính sách về bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá dân gian ở vùng dân tộc thiểu số đồng thời gợi mở, xây dựng các chính sách mới.

Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo.
Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, lĩnh vực văn hóa nói chung, hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa nói riêng, có những đặc thù, khó khăn do nguồn lực về con người, thường được ưu tiên hơn cho các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, đầu tư cơ sở hạ tầng. Nhưng khi xuất hiện các vấn đề, bất cập về văn hóa, thường chưa thể khắc phục được ngay, phải mất nhiều thời gian, tâm sức, thậm chí nhiều chục năm, để khắc phục. Cùng với đó, nhiều hoạt động bảo tồn, phát huy di sản văn hóa chưa coi trọng đúng mức.

Phó Thủ tướng khẳng định, sự tôn vinh của cộng đồng quốc tế đối với các di sản văn hóa dân tộc hay những hoa văn, họa tiết trên thổ cẩm được đưa vào thời trang, kiến trúc… là niềm tự hào của dân tộc, của đất nước. Để hình thành nên bản sắc văn hóa mỗi cộng đồng dân tộc cần thời gian hàng nghìn năm. Vì vậy, công tác bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa cần lắng nghe chuyên gia, có tầm nhìn chiến lược và sự kiên trì từng việc cụ thể, theo lộ trình. "Nhà nước không chỉ đào tạo nhân lực, hỗ trợ hoạt động bảo tồn di sản văn hóa mà còn tạo ra môi trường, mối liên kết, kết nối để từng người dân, từng cộng đồng và toàn xã hội có thể tham gia công tác này, đặc biệt dựa trên sự phát triển của khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin, kết nối mạng di động, cá nhân hóa", Phó Thủ tướng nói.

Thời gian tới Chính phủ sẽ chỉ đạo các bộ, ngành hoàn thiện hơn nữa chính sách dành cho các nghệ nhân, nhất là đối với những di sản vật thể, phi vật thể có nguy cơ mất đi; tiếp cận theo xu hướng giáo dục người dân tộc thiểu số trong trường học theo xu thế quốc tế.

Kết luận hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng khẳng định, trách nhiệm bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa, văn hóa dân gian các dân tộc không chỉ là việc của từng cộng đồng dân tộc mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả mọi người. Thông qua việc giao lưu văn hóa từ các vùng miền, các dân tộc sẽ tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số học hỏi, tăng cường hiểu biết, phát huy truyền thống tốt đẹp và gắn kết cộng đồng. Tuy nhiên, hiện nay việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được chặn đứng. Một phần do đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng, còn dàn trải, chưa có cơ chế phát huy toàn xã hội đầu tư cho văn hóa, nhất là trong việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, kể cả nguồn nhân lực công tác này có mặt còn hạn chế.

Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN
Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Trọng Đạt – TTXVN

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, thời gian tới, Chính phủ cần tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, đặc biệt chú ý địa bàn, các dân tộc có nguy cơ biến dạng văn hóa, nhất là các dân tộc còn rất ít người, khu vực biên giới, hải đảo, khu tái định cư do di dân. Tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, khích lệ sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiến bộ, bỏ những hủ tục lạc hậu.

Đồng thời, Chính phủ cần có giải pháp đào tạo nhân lực nòng cốt cho bảo tồn phát huy, chú ý coi trọng các chính sách, chế độ khuyến khích đối với các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa; khuyến khích giới trẻ tiếp thu các di sản văn hóa, chú ý phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân các dân tộc thiểu số - Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Phân bổ hơn 4.557 tỷ đồng để xoá nhà tạm, nhà dột nát

Thông tin ngày 30/3 từ Bộ Dân tộc và Tôn giáo cho hay, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về việc cho phép sử dụng từ nguồn tiết kiệm 5% kinh phí chi thường xuyên năm 2024 để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định phân bổ 4.557,773 tỷ đồng để các địa phương triển khai chương trình này trên địa bàn. Đến nay, các địa phương đã nhận được 2.836,8 tỷ đồng từ các bộ, ngành, địa phương, ngân hàng, tập đoàn, đạt gần 82% theo phương án phân công của Ban Chỉ đạo trung ương.

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Bộ Y tế yêu cầu siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Ngày 29/3, Bộ Y tế có văn bản hỏa tốc gửi Giám đốc các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế; Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Thủ trưởng Y tế các Bộ về việc tăng cường công tác phân luồng, thu dung, điều trị và kiểm soát lây nhiễm sởi trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng ủng hộ Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát” tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Công Thử - TTXVN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Ninh Thuận phải quyết tâm hoàn thành sớm mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ninh Thuận phải cố gắng nỗ lực để là 1 trong 5 tỉnh, thành phố hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát cho người dân khó khăn về nhà ở trong năm 2025. Đó là mong muốn, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng trong chuyến công tác tại Ninh Thuận, Lễ phát động chiến dịch 90 ngày đêm “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát” do tỉnh tổ chức sáng 29/3.

Đoàn đại biểu Quốc thảo luận ở tổ về cải cách tiền lương. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN

Những chính sách mới nổi bật có hiệu lực trong tháng 4/2025: Quy định mới về tiền lương trong doanh nghiệp nhà nước

Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước; sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Đóng góp đề xuất dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc

Ngày 27/3, Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội phối hợp với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố Huế tổ chức khai mạc Hội thảo "Chính sách phát triển kinh tế vùng dân tộc thiểu số và miền núi; thực trạng và những đề xuất cho dự thảo Luật về lĩnh vực dân tộc".

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Khuyến khích đặt tên xã, phường theo số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa

Để thể chế hóa chủ trương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và tạo cơ sở pháp lý thực hiện việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp; trên cơ sở kết quả thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thời gian qua, Bộ Nội vụ đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng

Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ban Chỉ đạo Trung ương ban hành Kế hoạch về tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Ngày 20/3/2025, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đã ban hành Công văn số 43-CV/BCĐ (Công văn số 43-CV/BCĐ) về Kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 51/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW ngày 12/8/2024 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa hội nhập quốc tế" (Chương trình).

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Triển khai hiệu quả chính sách giảm nghèo bền vững ở vùng miền núi khó khăn tỉnh Cao Bằng

Giảm nghèo bền vững được coi là một trong những nhiệm vụ chính trị của cấp ủy, chính quyền các cấp tỉnh Cao Bằng. Các địa phương đang tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm hỗ trợ người dân sản xuất, tạo sinh kế để tăng thu nhập, góp phần thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững.