Nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring).
Dân số: 166.112 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây Nguyên.
Hoạt động sản xuất: Trừ nhóm Xrê làm ruộng nước theo đúng tên gọi của nó (Xrê - ruộng nước), còn các nhóm khác làm rẫy (mir) du canh theo chu kỳ. Nhìn chung kỹ thuật và công cụ làm rẫy của người Cơ Ho không khác với các tộc người khác ở Tây Nguyên nhưng riêng nhóm Chil để chọc lỗ tra hạt còn dùng một dụng cụ khác: P'hal. P'hal có cán dài bằng gỗ, lưỡi dẹp bằng sắt khoảng 28 cm và rộng khoảng 3-4cm, được dùng trong trường hợp một người vừa chọc lỗ, vừa tra hạt. Ở vùng người Xrê, công cụ làm đất đặc trưng là chiếc cày (ngal) bằng gỗ, đế bằng, lưỡi gỗ (sau này là lưỡi sắt) và cái bừa răng gỗ (Sơkam).
Chà gạc (yoas) là dụng cụ để chặt cây, phát rẫy của người Cơ Ho. Cán chà gạc được làm bằng một đoạn gốc tre già và phía gốc, chỗ tra lưỡi dao được uốn cong khá cầu kỳ. Người ta uốn một lúc nhiều cán chà gạc trên một chiếc cột như thấy trong ảnh. |
Cày, bừa và cả Kơr (dụng cụ để chang bằng mặt ruộng) đều do hai trâu kéo. Lúa là cây lương thực chính và là cây trồng chủ yếu nhưng thông thường trên một đoạn rẫy người ta còn trồng lẫn cả ngô, sắn, bầu, bí, mướp, đậu... Người Cơ Ho chăn nuôi theo lối thủ công. Từ khi làm ruộng, họ nuôi trâu bò để lấy sức kéo, còn hầu hết các súc vật nuôi để hiến tế trong các lễ nghi.
Săn bắn, đánh cá, hái lượm, lâm thổ sản vẫn rất phổ biến.
Ăn: Các gia đình thường ăn 3 bữa. Trước kia, cơm canh đều nấu trong ống nước và sau này mới được nấu trong nồi đất, nồi đồng và nồi gang. Các món được chế biến khô cho phù hợp với thói quen ăn bốc. Canh là một món rau trộn với tấm thường bỏ thêm ớt, muối, thịt, cá được kho, luộc hay nấu với cây chuối non.
Thức uống là nước suối được đựng trong các trái bầu, trong các ghè. Rượu cần (tơrnơm) rất được ưa chuộng trong các lễ tiệc, hội hè, được chế biến từ gạo, ngô, sắn... trộn với các men làm từ các cây rừng. Thuốc hút là những lá thuốc phơi khô quấn lại được nhiều người ưa dùng.
Mặc: Ðàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khố là một miếng vải dài 1,5 đến 2 m và rộng, có hoa văn theo dải dọc. Váy là một tấm vải quấn quanh người một vòng và giắt cạp. Nền váy màu đen trên đó có những dải hoa văn màu trắng viền dọc thân váy. Khi trời lạnh, người ta quấn thêm chiếc chăn (ùi). Trang sức là những vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai.
Gùi dùng để đi rẫy, đi chợ, dùng để đựng lúa, ngô... Gùi có loại có nắp, có loại không nắp; có loại cao to dùng cho người lớn, cũng có loại nhỏ thấp dùng cho trẻ em. Nắp gùi có núm được đan khéo đậy rất kín. |
Ở: Người Cơ Ho cư trú chủ yếu ở Lâm Ðồng. Họ ở nhà sàn dài, hai mái uốn lợp tranh, có vách phên nghiêng ra ngoài nẹp tranh để chống lạnh và phía trước cửa có cầu thang lên xuống. Vào nhà, trên bức vách phía sau đối diện với cửa ra vào là hàng ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt của gia đình (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra xung quanh bếp lửa.
Thờ cúng: Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định và trong quan niệm của họ có một bên là thần thánh (Yang) luôn luôn phù hộ cho con người và ngược lại cũng có một bên là ma quỷ (Chà) thường hay gây ra những tai hoạ cho nên hầu như làm bất cứ việc gì hay có chuyện gì (làm ruộng, cưới xin, tang ma, ốm đau...) người Cơ Ho thường phải cúng viếng để cầu xin. Người ta tin rằng, các vị thần rất thích ăn thịt và uống rượu nhưng tuỳ theo tầm quan trọng của buổi lễ mà người ta tế sống trâu, heo, dê hoặc gà cùng với rượu.
Trang phục truyền thống của phụ nữ Cơ Ho là chiếc váy quấn dài, màu xanh chàm có dệt đan cài những đường sọc ngang bằng sợi khác màu. Khi trời lạnh, họ choàng lên người một tấm đắp mỏng. Cô gái Cơ Ho thường tập dệt vải từ khi còn nhỏ để đến tuổi trưởng thành thì đem sản phẩm dệt của mình làm đồ sính lễ sang nhà trai. |
Bàn thờ (nao) thường đặt ở chỗ trang trọng và tôn nghiêm nhất trong nhà. Bàn thờ xưa làm bằng ván gỗ có chạm trổ hầu như không còn nữa, giờ đây người ra còn nhận ra là chỗ thờ cúng nhờ những nhánh cây, bông lúa vắt trên mái đối diện với cửa ra vào.
Học: Vào đầu thế kỷ XX, chữ Cơ Ho được xây dựng bằng hệ thống chữ la tinh. Mặc dù đã được cải tiến nhiều lần, được dùng để dạy trong một số trường học, nhưng loại chữ này chưa phổ biến sâu rộng.
Văn nghệ: Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho rất phong phú. Thơ ca giàu trữ tình và đầy nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hoà âm với lời ca hoặc độc tấu.
Lễ tết: Hàng năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong (thường là tháng 12 dương lịch), người Cơ Ho tổ chức ăn Tết. Thường thường, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để làng tổ chức lễ đâm trâu trong dịp này. Lễ được tổ chức ở ngoài trời trước nhà chủ hiến tế, chủ làng hay ở mảnh đất rộng, bằng, cao ráo của làng, với cây nêu được trang trí sặc sỡ, mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu được bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày. Trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc cần làm như: làm nhà, chuyển làng...
Theo cema.gov.vn
Tên tự gọi: Cơ Ho.
Nhóm địa phương: Xrê, Nộp (Tu nốp), Cơ Dòn, Chil, Lát (Lách), Tơ Ring (Tring).
Dân số: 166.112 người (Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009).
Ngôn ngữ: Tiếng nói thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khơ Me (ngữ hệ Nam Á).
Lịch sử: Người Cơ Ho có lịch sử cư trú lâu đời ở Tây Nguyên.
Hoạt động sản xuất: Trừ nhóm Xrê làm ruộng nước theo đúng tên gọi của nó (Xrê - ruộng nước), còn các nhóm khác làm rẫy (mir) du canh theo chu kỳ. Nhìn chung kỹ thuật và công cụ làm rẫy của người Cơ Ho không khác với các tộc người khác ở Tây Nguyên nhưng riêng nhóm Chil để chọc lỗ tra hạt còn dùng một dụng cụ khác: P'hal. P'hal có cán dài bằng gỗ, lưỡi dẹp bằng sắt khoảng 28 cm và rộng khoảng 3-4cm, được dùng trong trường hợp một người vừa chọc lỗ, vừa tra hạt. Ở vùng người Xrê, công cụ làm đất đặc trưng là chiếc cày (ngal) bằng gỗ, đế bằng, lưỡi gỗ (sau này là lưỡi sắt) và cái bừa răng gỗ (Sơkam).
Cày, bừa và cả Kơr (dụng cụ để chang bằng mặt ruộng) đều do hai trâu kéo. Lúa là cây lương thực chính và là cây trồng chủ yếu nhưng thông thường trên một đoạn rẫy người ta còn trồng lẫn cả ngô, sắn, bầu, bí, mướp, đậu... Người Cơ Ho chăn nuôi theo lối thủ công. Từ khi làm ruộng, họ nuôi trâu bò để lấy sức kéo, còn hầu hết các súc vật nuôi để hiến tế trong các lễ nghi.
Nghề đan lát và rèn hầu như gia đình nào cũng có người làm nhưng nghề dệt chỉ phổ biến ở nhóm Chil.
Săn bắn, đánh cá, hái lượm, lâm thổ sản vẫn rất phổ biến.
Ăn: Các gia đình thường ăn 3 bữa. Trước kia, cơm canh đều nấu trong ống nước và sau này mới được nấu trong nồi đất, nồi đồng và nồi gang. Các món được chế biến khô cho phù hợp với thói quen ăn bốc. Canh là một món rau trộn với tấm thường bỏ thêm ớt, muối, thịt, cá được kho, luộc hay nấu với cây chuối non.
Thức uống là nước suối được đựng trong các trái bầu, trong các ghè. Rượu cần (tơrnơm) rất được ưa chuộng trong các lễ tiệc, hội hè, được chế biến từ gạo, ngô, sắn... trộn với các men làm từ các cây rừng. Thuốc hút là những lá thuốc phơi khô quấn lại được nhiều người ưa dùng.
Mặc: Ðàn ông đóng khố, phụ nữ mặc váy ngắn. Khố là một miếng vải dài 1,5 đến 2 m và rộng, có hoa văn theo dải dọc. Váy là một tấm vải quấn quanh người một vòng và giắt cạp. Nền váy màu đen trên đó có những dải hoa văn màu trắng viền dọc thân váy. Khi trời lạnh, người ta quấn thêm chiếc chăn (ùi). Trang sức là những vòng cổ, vòng tay, cườm và khuyên căng tai.
Ở: Người Cơ Ho cư trú chủ yếu ở Lâm Ðồng. Họ ở nhà sàn dài, hai mái uốn lợp tranh, có vách phên nghiêng ra ngoài nẹp tranh để chống lạnh và phía trước cửa có cầu thang lên xuống. Vào nhà, trên bức vách phía sau đối diện với cửa ra vào là hàng ché, giỏ đựng đồ đạc và bàn thờ. Mọi sinh hoạt của gia đình (ăn uống, nghỉ ngơi, tiếp khách) đều diễn ra xung quanh bếp lửa.
Quan hệ xã hội: Làng (bon) là một công xã nông thôn còn mang nặng những dấu vết của công xã thị tộc mẫu hệ. Ðứng đầu một làng là chủ làng (Kuang bon). Ở những nơi dân cư tập trung đông đúc, hình thành một tổ chức liên minh tự nguyện giữa các làng và đứng đầu liên minh gọi là M’đrông. Người Cơ Ho vẫn tồn tại 2 hình thức gia đình: gia đình lớn và gia đình nhỏ. Tuy nhiên, gia đình lớn hiện nay đương trong quá trình tan rã và hình thức gia đình nhỏ ngày càng trở nên phổ biến, nhất là những vùng trù phú, ven các đường quốc lộ, gần thị trấn, thị xã... Tổ chức gia đình theo chế độ mẫu hệ. Người đàn bà đóng vai trò chủ động hôn nhân; sau hôn lễ, người con trai về ở bên nhà vợ; con cái tính dòng họ theo phía mẹ... Nam nữ thanh niên Cơ Ho xây dựng gia đình khá sớm (nữ thường 16 - 17 tuổi; nam từ 18 - 20 tuổi) và đó chính là một trong những nguyên nhân làm cho mức sinh của người Cơ Ho khá cao, bình quân một phụ nữ sinh khoảng 5 - 6 con.
Thờ cúng: Người Cơ Ho tin rằng mọi mặt đời sống đều do các thế lực siêu nhiên quyết định và trong quan niệm của họ có một bên là thần thánh (Yang) luôn luôn phù hộ cho con người và ngược lại cũng có một bên là ma quỷ (Chà) thường hay gây ra những tai hoạ cho nên hầu như làm bất cứ việc gì hay có chuyện gì (làm ruộng, cưới xin, tang ma, ốm đau...) người Cơ Ho thường phải cúng viếng để cầu xin. Người ta tin rằng, các vị thần rất thích ăn thịt và uống rượu nhưng tuỳ theo tầm quan trọng của buổi lễ mà người ta tế sống trâu, heo, dê hoặc gà cùng với rượu.
Trong số các lễ nghi của người Cơ Ho, những lễ nghi liên quan đến từng công việc làm rẫy, làm ruộng như gieo lúa, khi lúa trổ bông, đạp lúa và cho lúa vào kho là những lễ nghi quan trọng nhất và được tiến hành thường xuyên hơn.
Bàn thờ (nao) thường đặt ở chỗ trang trọng và tôn nghiêm nhất trong nhà. Bàn thờ xưa làm bằng ván gỗ có chạm trổ hầu như không còn nữa, giờ đây người ra còn nhận ra là chỗ thờ cúng nhờ những nhánh cây, bông lúa vắt trên mái đối diện với cửa ra vào.
Học: Vào đầu thế kỷ XX, chữ Cơ Ho được xây dựng bằng hệ thống chữ la tinh. Mặc dù đã được cải tiến nhiều lần, được dùng để dạy trong một số trường học, nhưng loại chữ này chưa phổ biến sâu rộng.
Văn nghệ: Vốn văn học nghệ thuật dân gian Cơ Ho rất phong phú. Thơ ca giàu trữ tình và đầy nhạc tính. Một số vũ khúc cổ truyền thường được diễn trong các lễ hội. Các nhạc cụ truyền thống như bộ cồng chiêng 6 chiếc, kèn ống bầu (Kơmbuat), đàn ống tre (Kơrla), trống (Sơgơr)... có khả năng hoà âm với lời ca hoặc độc tấu.
Lễ tết: Hàng năm, khi mùa màng đã thu hoạch xong (thường là tháng 12 dương lịch), người Cơ Ho tổ chức ăn Tết. Thường thường, các gia đình thay phiên nhau mỗi năm hiến một con trâu để làng tổ chức lễ đâm trâu trong dịp này. Lễ được tổ chức ở ngoài trời trước nhà chủ hiến tế, chủ làng hay ở mảnh đất rộng, bằng, cao ráo của làng, với cây nêu được trang trí sặc sỡ, mọi người nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Thịt trâu được chia cho từng gia đình, còn máu trâu được bôi vào trán những người dự lễ như một sự cầu phúc. Lễ tết kéo dài 7 - 10 ngày. Trong các ngày Tết, dân làng đến chung vui với từng gia đình. Sau Tết, người ta mới được ăn lúa mới và thực hiện các công việc cần làm như: làm nhà, chuyển làng...
Theo cema.gov.vn